Bảng 4.6 (c): Kết quả hồi quy cho mẫu gồm 142 doanh nghiệp
Bảng 4.6 (d): Kết quả hồi quy cho mẫu gồm 142 doanh nghiệp
Kết quả từ bảng 4.6(a) và bảng 4.6(b) cho thấy q tƣơng quan âm có ý nghĩa cao với rủi ro hệ thống và tƣơng quan dƣơng có ý nghĩa cao với rủi ro phi hệ thống và tổng
rủi ro. Đồng thời hệ số của các biến kiểm sốt đều có ý nghĩa tại mức 1% cho thấy tất cả các biến kiểm sốt đều góp phần quan trọng vào việc giải thích sự thay đổi trong giá trị doanh nghiệp. Kết quả từ bảng 4.6(c) và bảng 4.6(d) một lần nữa cho thấy mối quan hệ giữa thay đổi trong rủi ro và thay đổi trong q đƣợc duy trì tại mức ý nghĩa 1% mặc cho có một vài biến kiếm sốt khơng có ý nghĩa và có thể gây nhiễu cho mơ hình.
Mặt khác, tác giả cũng loại bỏ 5% dữ liệu có tổng rủi ro cao nhất và thấp nhất nhằm loại bỏ các yếu tố bất thƣờng ra khỏi mẫu và tiến hành hồi quy thì cũng cho kết quả tƣơng tự.
Cuối cùng, tác giả sử dụng biến kiểm soát là tỷ lệ hữu nhà nƣớc để xem xét cấu trúc
sở hữu có tác động đến mối quan hệ giữa rủi ro và giá trị doanh nghiệp hay không? Jensen và Meckling (1976) cho rằng cấu trúc sở hữu có tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nghiên cứu cho rằng nếu một doanh nghiệp có các cổ đơng lớn thì sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động và giá trị doanh nghiệp. Wei và Varela (2003) nghiên cứu mối quan hệ giữa sở hữu nhà nƣớc và giá trị doanh nghiệp của các cơng ty mới cổ phần hóa của Trung Quốc. Kết quả cho thấy sở hữu nhà nƣớc có tác động âm lên giá trị doanh nghiệp. Le và Chizema (2011) cũng nghiên cứu các công ty Trung Quốc và chỉ ra rằng sở hữu nhà nƣớc tƣơng quan dƣơng với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (lợi nhuận kế toán của doanh nghiệp) đồng thời tác động đến mối quan hệ giữa hiệu quả hoạt động và giá trị doanh nghiệp (giá trị thị trƣờng của doanh nghiệp). Tại một tỷ lệ sở hữu nhà nƣớc thấp, hiệu quả hoạt động có tƣơng quan âm với quá trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, ở một tỷ lệ cao hơn, mối tƣơng quan này trở nên dƣơng. Trong khi đó, nghiên cứu của Mei Yu (2013) sử dụng hồi quy dữ liệu bảng hồi quy mẫu gồm 10.639 quan sát của các cơng ty phi tài chính Trung Quốc trong giai đoạn 2003-2010, cho thấy rằng sở hữu nhà nƣớc có mối quan hệ hình chữ U với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Nghiên cứu của Trần Thị Hải Lý (2010) đã sử dụng nhân tố sở hữu nhà nƣớc thay thế cho nhân tố quy mơ trong mơ hình 3 nhân tố của Fama và French để giải thích
cho tỷ suất sinh lợi của các công ty cổ phần trên thị trƣờng Việt Nam. Kết quả cho thấy phần bù của nhân tố sở hữu nhà nƣớc dƣơng đối với các danh mục có tỷ lệ sở nhà nƣớc cao và âm đối với danh mục có tỷ lệ sở hữu nhà nƣớc thấp.Thật vậy, hầu hết các công ty niêm yết trên thị trƣờng chứng khốn Việt Nam đều là những cơng ty cổ phần hóa từ các doanh nghiệp nhà nƣớc. Tuy nhiên, tỷ lệ sở hữu nhà nƣớc trong các cơng ty cịn rất cao chủ yếu tập trung vào các ngành công nghiệp, thủy điện, nhiệt điện, gas, xăng, cao su, xi măng, khống sản...Lý do chính một phần là do chính phủ muốn bảo hộ các cơng ty trong nƣớc trƣớc q trình hội nhập sâu rộng với thế giới, một phần là do phải duy trì tỷ lệ sơ hữu từ 51% trở lên để kiểm soát các ngành kinh tế trọng yếu cũng nhƣ các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống ngƣời dân. Theo mẫu nghiên cứu, tỷ lệ sở hữu nhà nƣớc trung bình chiếm 25%, cao nhất chiếm 90%. Ở khía cạnh phát tín hiệu, sở hữu nhà nƣớc cao có thể dẫn đến kết quả hoạt động kinh doanh kém do hiệu quả quản trị thấp và nhiều khả nằng xảy ra thất thoát lớn trong tài sản doanh nghiệp. Ở khía cạnh tỷ suất sinh lợi và rủi ro, tỷ lệ sở hữu nhà nƣớc càng cao, rủi ro do bất bân xứng thông tin và phát sinh vấn đề đại diện càng lớn (Trần Thị Hải Lý, 2010). Đặc biệt, các cơng ty có sở hữu nhà nƣớc cao thƣờng mang nặng tính ỷ lại, dùng sự bảo hộ của Nhà nƣớc để vay mƣợn khá nhiều, đầu tƣ dàn trải khơng hiệu quả. Vì vậy, sở hữu nhà nƣớc nhƣ là một đặc điểm riêng của các công ty niêm yết trên thị trƣờng chứng khốn Việt Nam. Do đó, tác giả đƣa biến tỷ lệ sở hữu nhà nƣớc (STATE) nhƣ là một nhân tố đặc trƣng cho thị trƣờng chứng khốn Việt Nam vào mơ hình hồi quy với vai trị là biến kiểm sốt nhằm xem xét tác động của nó trong việc giải thích mối quan hệ giữa rủi ro và giá trị doanh nghiệp.
Trƣớc hết, tác giả hồi quy mơ hình chỉ sử dụng biến tỷ lệ sở hữu nhà nƣớc làm biến kiểm soát.