Chi-square df Sig.
Step 151.417 7 .000
Block 151.417 7 .000
Model 151.417 7 .000
Kết quả kiểm định Omnibus về mức độ phù hợp của mô hình có mức ý nghĩa < 0,05 cho thấy có mới quan hệ tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập.
Bảng 4.20: Tóm tắt mơ hình
Step -2 Log likelihood Cox & Snell R Square
Nagelkerke R Square
1 304.178(a) .320 .466
R2 (Cox & Snell) = 0,32 cho biết mức độ % của biến phụ thuộc được giải thích bởi các biến độc lập trong mơ hình. Nghĩa là 32% sự thay đổi của nghèo đói
(đại diện bởi mức thu nhập bình quân đầu người của hộ) được giải thích bởi sự thay đổi của các biến trong mơ hình. Như vậy 68% cịn lại được giải thích bởi các biến khác chưa đưa vào mơ hình.
Bảng 4.21: Bảng thống kê (a)
Số quan sát Dự báo
HO NGHEO %
0 1 0
HO NGHEO 0 259 28 90.2
1 51 54 51.4
Tổng cộng 79.8
Trong 287 (259 + 28) hộ khơng nghèo, mơ hình dự báo chính xác 259 hộ, vậy tỷ lệ đúng là 90,2%.
Trong 105 (51 + 54) hộ nghèo, mơ hình dự báo chính xác 54 hộ, vậy tỷ lệ đúng là 51,4%.
Tỷ lệ dự báo đúng của tồn bộ mơ hình là 79,8%.
4.2.3. Xây dựng kịch bản ( k ) k e P e P P β β − − × = 1 1 0 0 1
Với các yếu tớ khác cố định, khi yếu tố Xktăng lên 1 đơn vị thì xác suất nghèo của một hộ gia đình sẽ chuyển dịch từ P0 sang P1
Bảng 4.22: Ước lượng xác suất nghèo của hộ theo tác động biên của từng nhân tố Các biến độc lập Βk Hệ số tác động biên (e^Bk)
Xác suất nghèo đói được ước tính khi biến sớ độc lập thay đổi một đơn vị và xác suất
ban đầu là: (%) 10% 15% 20% 25% NGHE -0.653 0.520492 5,2% 7,8% 10,4% 13% TRINHDO -0.148 0.862435 8,6% 12,9% 17,2% 21,6% QUYMOHO -0.494 0.61019 6,1% 9,2% 12,2% 15,2% PHUTHUOC 1.823 6.190062 61,9% 92,8% 123,8% 154,7% DIENTICH 0,000 1,000 10% 15% 20% 25% VAY 1.081 2.94753 29,5% 44,2% 58,9% 73,68% DANTOC -0.632 0.531538 5,3% 8% 10,6% 13,29%
Nguồn: Số liệu điều tra
Bảng trên cho thấy ảnh hưởng độc lập của từng nhân tớ đến xác suất nghèo của hộ gia đình. Giả sử xác suất nghèo ban đầu của một hộ gia đình ở vùng nghiên cứu là 15%. Khi các yếu tớ khác khơng đổi, nếu hộ có hoạt động phi nơng nghiệp thì xác suất nghèo của hộ chỉ cịn 7,8%; nếu sớ năm đi học trung bình của chủ hộ gia đình tăng một năm học thì xác suất nghèo của hộ là 12,9%. Nếu chủ hộ là người kinh thì xác suất nghèo của hộ là 7.97%. Căn cứ vào mức xác suất nghèo P0, có thể thấy sớ người sớng phụ thuộc có tác động mạnh nhất đến khả năng nghèo của hộ
Kết luận: Qua kiểm chứng, số liệu ở vùng này cho thấy những ngun nhân chính có thể gây nên sự cách biệt bao gồm nghề nghiệp chủ hộ, trình độ học vấn của chủ hộ, quy mô hộ, số người sống phụ thuộc, diện tích đất, vay vớn từ định chế chính thức và dân tộc của chủ hộ. Yếu tớ giới tính của chủ hộ khơng có ý nghĩa thớng kê ở mức ý nghĩa 5%, Trong đó quan trọng nhất là số người sống phụ thuộc trong gia đình.
4.3. GỢI Ý MỘT SỐ GIẢI PHÁP XĨA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở THÁI NGUYÊN
Căn cứ vào cơ sở lý thuyết, căn cứ vào các nhân tố tác động đến tình trạng đói nghèo tại Thái Ngun có ý nghĩa thơng kê trong phạm vi luận văn, các nhân tố phù hợp với dấu kỳ vọng, tác giả tập trung vào gợi ý một sớ giải pháp chính có thể cải thiện các biến trong mơ hình hồi quy trên, bao gồm: Nghề nghiệp của hộ; Trình độ văn hóa của chủ hộ; Sớ người sớng phụ thuộc và Dân tộc của chủ hộ.
4.3.1. Nhóm giải pháp tác động đến nghề nghiệp của hộ
Phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn là một trong những ưu tiên nhằm cải thiện và đa dạng hóa nguồn thu nhập cho hộ.
Mở rộng liên kết, nâng cao chất lượng các loại dịch vụ như thông tin liên lạc, giao thông vận tải, bảo đảm an ninh trật tự, tạo môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn. Để đẩy mạnh phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn, trong thời gian tới đây tỉnh Thái Nguyên cần tập trung chủ yếu vào các giải pháp sau đây:
Một là: Nâng cao nhận thức cho cán bộ đảng viên các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và trong nhân dân về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn.
Hai là: Mở rộng và phát triển ngành nghề. Tập trung chỉ đạo mở rộng phát triển tiểu thủ công nghiệp phù hợp với từng vùng, từng địa phương, gắn sản xuất với vùng nguyên liệu, đặc biệt là ngành thủ công mỹ nghệ mây tre đan tại huyện Định Hóa. Khuyến khích tạo điều kiện để các doanh nghiệp phát triển, từng bước đối mới tư duy thân thiện với các nhà đầu tư, mở rộng liên doanh, liên kết nâng cao các loại hình sản xuất dịch vụ, tạo mơi trường thuận lợi để các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn. Tổ chức liên doanh, liên kết làm sản phẩm để cung cấp cho các đơn vị tiêu thụ.
Ba là: Làm tốt công tác quy hoạch cho sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn. Triển khai các cụm công nghiệp như Gang Thép, Sông Công để tập trung thu hút nguồn vốn đầu tư, tạo thêm công ăn việc làm cho người dân.
Bốn là: Đào tạo đội ngũ lao động, đáp ứng tốt nhu cầu lao động công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.
Năm là: Tạo cơ chế thuận lợi nhằm thu hút đầu tư phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn thông qua các ưu đãi thu hút đầu tư như tại điều kiện về đất đai, giải phóng mặt bằng, nguồn nguyên liệu ...
Sáu là: Nâng cao chất lượng các hoạt động thương mại - dịch vụ. Xây dựng và thực hiện tốt quy hoạch phát triển hệ thống thương mại - dịch vụ; hoàn chỉnh xây dựng các chợ trung tâm huyện, nâng cấp các chợ nông thôn và các trung tâm cụm xã. Phát triển mạnh các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước, chống buôn lậu và gian lận thương mại, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng. Duy trì thơng tin thị trường, hỗ trợ các doanh nghiệp, các nhà sản xuất tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm, nhất là nông sản. Phát triển một sớ mặt hàng có thế mạnh của địa phương như gà, chè, đồ thủ cơng mỹ nghệ...
4.3.2. Nhóm giải pháp tác động làm tăng trình độ văn hóa của chủ hộ
Trình độ văn hóa đóng vai trị quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo tại nơng thơn. Khi trình độ văn hóa được nâng lên, hộ gia đình sẽ có xu hướng ḿn con học hành cao hơn đồng thời giúp tăng nhận thức của người dân trong việc xóa đói giảm nghèo, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất.
4.3.3. Nhóm giải pháp tác động làm giảm số người sống phụ thuộc
Người sống phụ thuộc là người không tạo ra thu nhập cho gia đình nhưng đóng góp vào các khoản chi tiêu của hộ gia đình. Người sống phụ thuộc bao gồm trẻ con và người già khơng cịn khả năng tạo ra thu nhập, những người bệnh tật ... Số người sống phụ thuộc là một gánh nặng đới với hộ, làm giảm khả năng thốt nghèo của hộ, ảnh hưởng trực tiếp đến mức sống của các hộ gia đình. Với đặc thù vùng
chủ yếu là miền núi, quan niệm còn lạc hậu, người dân nông thôn thường không chú ý đến yếu tớ chăm sóc sức khỏe sinh sản, việc sinh con là do tự nhiên, người dân thường không áp dụng các biện pháp tránh thai cần thiết để sinh con và nuôi dạy con cho tốt. Việc sinh con thường sớm và dày với quan niệm phổ biến ”Trời sinh voi, trời sinh cỏ” nên việc chăm sóc và ni dạy con khơng được tớt từ đó dẫn đến vịng luẩn quẩn: Nghèo - Không được học hành tử tế - Lấy chồng sớm - Sinh con sớm và sinh dày - Nghèo - Khơng có điều kiện cho con học tập - Con sớm phải bỏ học - lấy chồng sớm .... từ đời này sang đời khác. Quan niệm trọng con trai và có nhiều con để tạo thêm lao động cho gia đình đã ăn sâu vào tiềm thức người dân nên ḿn thay đổi cần có các biện pháp mang tính lâu dài nhằm thay đổi một cách từ từ tập quán của người dân.
- Nâng cao nhận thức cho phụ nữ trong gia đình nhằm giảm tỷ lệ sinh hay ít nhất là giãn thời gian giữa các lần sinh để đảm bảo nuôi dạy con cho tốt. Tạo môi trường thuận lợi cho phụ nữ được tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng các câu lạc bộ không sinh con thứ 3 và chia sẻ kinh nghiệm nuôi dạy con và giữ gìn hạnh phúc trong gia đình, tạo cho người phụ nữ có tiếng nói trong gia đình.
- Vận động chị em xây dựng các nhóm hỗ trợ nhau làm kinh tế nhằm học hỏi kinh nghiệm sản xuất, góp phần nâng cao thu nhập đồng thời mở rộng mối quan hệ, từng bước giúp chị em chủ động trong cuộc sống.
- Căn cứ vào thế mạnh của vùng, phát triển các ngành thủ công tạo thêm công ăn việc làm cho chị em.
4.3.4. Nhóm giải pháp đối với Dân tộc của chủ hộ
Hiện nay, sự phân chia khu vực sinh sống khá rõ nét, người Kinh sống tập trung tại các vùng đồng bằng còn người dân tộc chủ yếu sớng tại các khu vực có địa hình tương đới hiểm trở, chất lượng đất xấu dẫn đến thu nhập của các hộ là dân tộc thiểu số thường thấp hơn các hộ là dân tộc Kinh. Để cải thiện nhằm giảm khoảng cách giàu nghèo cần chú trọng đến yếu tố cải thiện tập quán sản xuất và sinh hoạt của người dân tộc thiểu sớ:
- Tích cực tun trùn đến người dân tộc về lợi ích của việc định canh định cư, tránh tình trạng du canh du cư đớt nương làm rẫy làm ảnh hưởng đến môi trường đồng thời đem lại nguồn thu nhập không ổn định cho người dân. - Có các chính sách giúp đỡ, vận động con em người dân tộc thiểu số đến
trường đồng thời xây dựng cơ sở hạ tầng tại nông thôn tạo điều kiện cho kinh tế xã hội phát triển.
- Có các khóa đào tạo nghề nghiệp, phổ biến tiến bộ khoa học kỹ thuật ứng dụng vào nông nghiệp để tăng năng suất đất cho địa bàn vùng núi.
4.3.5. Nhóm giải pháp khác
Ngồi các nhóm giải pháp trên, để góp phần xóa đói giảm nghèo và phát triển nông thôn theo hướng bền vững cần thực hiện một sớ chính sách sau:
Thứ nhất, tác động của các cơng trình hạ tầng cơ sở như đường sá, điện đến đời sống người dân là rất rõ. Do vậy cần phải tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng sâu, vùng xa. Sự phát triển của cơ sở hạ tầng giúp các hộ vùng núi có điều kiện tiếp cận các trung tâm huyện, tỉnh, đây cũng chính là những thị trường lớn và có thể giúp người dân định hướng sản xuất. Sự kết nới với vùng phát triển cịn giúp các hộ miền núi không bị tách ra khỏi xu thế phát triển chung, tránh nguy cơ tụt hậu.
Thứ hai, công tác khuyến nông cần được đẩy mạnh. Đất đai vùng núi ngày càng bị xói mịn, chất lượng đất bị x́ng cấp nghiêm trọng. Nếu như vẫn giữ các phương thức canh tác như hiện nay thì có thể thấy rằng năng suất cây trồng sẽ ngày càng giảm đi, đời sống người dân sẽ bị giảm sút. Do vậy phải có những kỹ thuật canh tác mới trên vùng đất dốc giới thiệu cho bà con áp dụng nhằm tăng năng suất cây trồng. Bên cạnh đó, việc phát triển những cây, con mới cũng rất cần thiết giúp các hộ miền núi tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, sự phát triển, đầu tư những cây mới qua các chương trình, bên cạnh sự hỗ trợ về giớng, kỹ thuật cần có sự kết hợp giải quyết đầu ra thì mới tạo ra sự phát triển bền vững.
Thứ ba, phát triển kinh tế phải đi đôi với công bằng và ổn định xã hội. Cần tập trung quan tâm đến vấn đề việc làm đối với thanh niên trong vùng, tiến hành các cuộc thảo luận về lối sống lành mạnh trong cộng đồng, động viên các gia đình cho
con em đi học. Vận động toàn dân thực hiện nếp sớng văn hóa, xây dựng mơ hình gia đình văn hóa đến từng thôn, bản.
CHƯƠNG V
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Trong những năm qua, Thái Ngun đã có những thành cơng trong công cuộc xây dựng phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo tuy nhiên tỷ lệ nghèo vẫn còn chiếm tỷ lệ cao, đặc biệt là khu vực miền núi nơi tập trung nhiều dân tộc thiểu số sinh sống. Với những đặc điểm khác biệt do tỷ lệ đất đồi núi nhiều, dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ lớn, cơ sở hạ tầng, dịch vụ nơng thơn cịn yếu kém nên việc giảm tỷ lệ nghèo cịn gặp nhiều khó khăn. Mục tiêu xóa đói giảm nghèo chỉ thực sự có hiệu quả khi giải quyết được các nguyên nhân sâu xa dẫn đến đói nghèo từ đó giải quyết đói nghèo từ gớc rễ của nó.
Với đặc thù của Thái Nguyên là trung tâm kinh tế - xã hội của vùng cộng với điều kiện tự nhiên ưu đãi cho phát triển du lịch, là trung tâm văn hóa với sớ trường đại học lớn thứ 3 cả nước rất thuận lợi cho việc phát triển các ngành dịch vụ, Thái Nguyên cần tận dụng lợi thế này để tiến hành xóa đói giảm nghèo một cách nhanh chóng, thực hiện các chiến lược tổng thể nhằm phát triển kinh tế đi đôi với ổn định xã hội.
Kết quả khảo sát cho thấy các hộ nghèo thường có điều kiện sinh hoạt rất khó khăn, tình trạng nhà tạm, nhà lá vẫn còn khá phổ biến ở khu vực miền núi, điều kiện vệ sinh rất kém, nguồn nước vẫn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, nhiều hộ dân khơng có điện sinh hoạt. Do các hộ phụ thuộc chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp, trong điều kiện thiên nhiên ngày càng khắc nghiệt nên ranh giới nghèo rất mong manh.
Hạn chế của đề tài:
- Do nghiên cứu chỉ được tiến hành trong hai huyện vùng cao trong tổng số 7 huyện của tỉnh nên chưa mang tính đại diện cao.
- Nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở các nhân tớ chính tác động đến tình trạng nghèo đói tại Thái Nguyên, chưa có sự đánh giá tổng thể dựa trên các yếu tớ văn hóa, xã hội và đời sống của người dân, đặc biệt là người dân tộc.
Qua phân tích cơ sở dữ liệu thu thập được cho thấy nghèo đói của Thái Nguyên có liên quan và có ý nghĩa thớng kê với: Nghề nghiệp của hộ, Trình độ văn hóa của chủ hộ, Quy mơ hộ, Sớ người sớng phụ thuộc trong hộ, Diện tích đất của hộ, Vay tiền từ định chế chính thức và Dân tộc của chủ hộ. Trong đó có 4 biến (Nghề nghiệp của hộ; Trình độ văn hóa của chủ hộ; Sớ người sớng phụ thuộc và Dân tộc của chủ hộ) là có dấu phù hợp với dấu kỳ vọng, ba biến cịn lại có dấu ngược với dấu kỳ vọng, để tìm hiểu sâu hơn về nguyên nhân của vấn đề này cần có những nghiên cứu sâu hơn và chi tiết hơn để giải thích.
- TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Thị Bắc (2001), Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế - xã hội nông thôn huyện Đồng Hỷ, Luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học Nông nghiệp I,