Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về thuế thu nhập cá nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện thuế thu nhập cá nhân việt nam hiện nay (Trang 26 - 32)

Cần nắm thông tin về thu nhập của dân cư, từng bước quản lý tiến tới kiểm soát thu nhập, phục vụ cho cơng tác hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và nhà nước trong từng thời kỳ. Việc ban hành cũng như hoàn thiện pháp luật thuế TNCN phải đảm bảo thực hiện yêu cầu trên nhằm hướng tới đạt được mục tiêu điều tiết thu nhập dân cư của thuế TNCN; phải đảm bảo đơn giản, dễ thực hiện, dễ kiểm tra, minh bạch và công khai; phải phù hợp với thực tiễn và hệ thống pháp luật của Việt Nam, phù hợp với thơng lệ quốc tế. Ngồi ra, vấn đề tương thích với các cam kết quốc tế mà Việt Nam ký kết và tham gia cũng hết sức quan trọng.

Tác giả mạnh dạn đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật thuế TNCN hiện hành ở Việt Nam như sau:

27

Đối với thu nhập từ kinh doanh: Hiện nay quy định về xác định thuế đối với thu

nhập từ kinh doanh của cá nhân cịn bất bình đẳng với thu nhập của doanh nghiệp. Do đó, pháp luật cần bổ sung thêm quy định về các khoản chi phí hợp lý được phát sinh trong quá trình cá nhân kinh doanh, hành nghề độc lập như chí phí điều trị ốm đau, bệnh tật hoặc chi phí mà những đối tượng có ngành nghề đặc thù đã bỏ ra để học tập, rèn luyện, bổ trợ cho hoạt động hành nghề (phục trang, chi phí sản xuất băng đĩa,…). Ngồi ra, cần bổ sung thêm quy định về chuyển lỗ trong xác định thu nhập chịu thuế TNCN của cá nhân nhằm đảm bảo tính cơng bằng với doanh nghiệp trong Luật thuế TNDN.

Đối với thu nhập từ đầu tư chứng khoán: Do đặc thù của hoạt động kinh doanh

chứng khoán của cá nhân, nên qui định khấu trừ khoản lỗ phát sinh từ đầu tư và chuyển nhượng chứng khoán. Thời hạn chuyển lỗ cũng cần được xác định dựa trên chính sách tài chính tổng thể, có thể áp dụng thời hạn chuyển lỗ trong 3 năm để dễ dàng quản lý thuế, hoặc quy định thời hạn chuyển lỗ dài hơn trong trường hợp khuyến khích cá nhân đầu tư thường xuyên.

Miễn thuế: Việc miễn thuế đối với thu nhập từ thừa kế bất động sản theo Luật Thuế

TNCN của Việt Nam hiện nay cần được xem xét để sửa đổi theo hướng đưa thu nhập này vào diện chịu thuế, nhằm bảo đảm luật thuế là công cụ để đảm bảo công bằng trong điều tiết thu nhập có hiệu quả. Để tạo sự cơng bằng theo nguyên tắc khả năng trả thuế và nguyên tắc lợi ích giữa các cá nhân có tài sản, nên quy định thu nhập của các cá nhân từ tiền lãi tại các tổ chức tín dụng, lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không được miễn thuế thu nhập cá nhân. Nhà nước trong mối quan hệ với người nắm giữ trái phiếu cũng giống như các tổ chức phát hành khác nên khơng thể có đặc quyền dành riêng cho Nhà nước. Cần quy định thu nhập từ lãi trái phiếu Chính Phủ là thu nhập thuộc diện chịu thuế TNCN.

Giảm trừ gia cảnh: Nên sửa đổi quy định về mức giảm trừ gia cảnh dựa trên chỉ

số giá tiêu dùng hoặc mức lương tối thiểu chung. Việc quy định theo cách như vậy sẽ thuận lợi cho việc điều chỉnh thuế thu nhập dễ dàng, phù hợp với yêu cầu thực

28

tế và không phải sửa luật thường xuyên. cần quy định cụ thể hơn về điều kiện là người phụ thuộc đối với cha mẹ, ông bà đã hết tuổi lao động. Cần quy định trách nhiệm kê khai của những đối tượng trên là khơng có tài sản gì để đảm bảo nguồn sống ở dưới mức thu nhập GDP bình quân đầu người mới được xem xét là đối tượng phụ thuộc tính giảm trừ gia cảnh cho những đối tượng trực tiếp nuôi dưỡng.

Thuế suất: Để đảm bảo đơn giản, giảm mức điều tiết thuế ở bậc cao mà không gây

xáo trộn lớn về chính sách, đảm bảo tính cạnh tranh, thu hút được chuyên gia, lao động giỏi có thu nhập cao vào Việt Nam làm việc, đồng thời đảm bảo được mối tương quan với thuế TNDN theo từng bước của lộ trình cải cách thuế, nên sửa đổi biểu thuế luỹ tiến từng phần áp dụng đối với thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền cơng và từ kinh doanh quy định tại khoản 1, Điều 22, Luật Thuế TNCN 2007 theo hướng bỏ bậc thuế suất cao nhất 35%, giữ nguyên các bậc thu nhập tính thuế và thuế suất như hiện hành, theo đó Biểu thuế lũy tiến từng phần còn 6 bậc, thuế suất cao nhất 30%. Cần quy định mở rộng khoảng cách giữa các bậc thu nhập và hạ mức thuế suất khởi điểm nhằm động viên, khuyến khích cá nhân làm giàu hợp pháp và tăng khả năng thu hút nguồn lực nước ngoài, đảm bảo nền kinh tế phát triển và hội nhập quốc tế.

Đối với cá nhân nộp thuế theo cơ chế khấu trừ thuế TNCN tại nguồn trước khi chi trả thu nhập cho cá nhân: Phải quản lý chặt chẽ thu nhập từ tiền lương, tiền công, thực hiện kê khai và nộp thuế thông qua cơ quan chi trả thu nhận. Để cho việc kê khai thuế, quyết tốn thuế, hồn thuế thu nhập cá nhân một cách thuận lợi, dễ làm, dễ hiểu, dễ kiểm sốt thì các điều luật và thơng tư dưới luật phải được thể chế hết sức đơn giản, rõ ràng, nhất quán, giúp cho các tổ chức, các cá nhân hiểu rõ được luật thuế thu nhập cá nhân, từ đó họ nâng cao ý thức, trách nhiệm của họ đối với xã hội.

Đối với các khoản thu nhập không được phản ánh trên các sổ sách kế toán của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế cần tăng cường cơng tác kiểm tra, kiểm sốt. Có chế tài xử phạt đủ sức răn đe đối với các đối tượng cố tình khai man thu nhập hoặc giấu thu nhập để giảm bớt khoản thuế thu nhập cá nhân phải nộp cho nhà nước. Ngoài

29

ra, đối với các đối tượng có mức thu nhập khơng ổn định và khó kiểm sốt, có thể thực hiện khốn thuế TNCN. Để kiểm sốt thu nhập của cá nhân có thuộc trường hợp được miễn thuế hay không cần xây dựng hệ thống thơng tin dữ liệu có sự phối hợp với các ngành, lĩnh vực khác.

Cần đẩy mạnh hơn nữa việc đăng ký và cấp mã số thuế cá nhân, tiến tới mỗi cơng dân đều có một mã số để theo dõi quản lý, khơng phân biệt có thu nhập chịu thuế hay khơng có thu nhập chịu thuế. Chú trọng cơng tác hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức hệ thống thơng tin dịch vụ kế tốn, kê khai và tính thuế. Đồng thời, có lộ trình triển khai thực hiện phù hợp, từng bước từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, chia theo từng nhóm để quản lý. Cần đẩy mạnh ứng dụng cơng nghệ thông tin trong quản lý thuế, đẩy mạnh áp dụng thuế điện tử.

Kiện toàn tổ chức bộ máy thuế, chú trọng việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngành thuế song song với việc tăng cường cơ sở vật chất cho ngành thuế theo hướng hiện đại hóa cơng tác quản lý thuế. Cơng tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật thuế TNCN cần được đẩy mạnh. Cơ quan thuế phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng như cơ quan công an,… để nắm bắt kịp thời thông tin về đối tượng nộp thuế, nguồn phát sinh thu nhập, có biện pháp phân loại đối tượng nộp thuế để thanh tra, kiểm tra một cách có hiệu quả.

Tuyên truyền phổ biến Luật Thuế TNCN có nhằm nâng cao trình độ hiểu biết, ý thức tuân thủ của người nộp thuế. Với các hình thức và phương pháp tuyên truyền như định kỳ tổ chức điều tra trắc nghiệm, hội thảo,... đánh giá mức độ hiểu biết về pháp luật thuế TNCN, nắm bắt được ý kiến nguyện vọng của dân; tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ thuế TNCN và kỹ thuật tuyên truyền cho các tuyên truyền viên để họ làm tròn nhiệm vụ của một tuyên truyền viên tốt;...

30

KẾT LUẬN

Thuế TNCN là loại thuế phổ biến trên thế giới và có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời. Với tầm quan trong trong bảo đảm nguồn thu cho NSNN, cũng như thực hiện các chức năng của thuế TNCN, trong hệ thống các sắc thuế của nhiều nước trên thế giới thuế TNCN được coi là loại “thuế Vua, thuế Nữ hoàng”. Ở Việt Nam hiện nay, thuế TNCN ngày càng giữ vai trị quan trọng trong việc kiểm sốt thu nhập và hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Việc ban hành Luật thuế TNCN cũng như các văn bản hướng dẫn, sửa đổi bổ sung là một yêu cầu tất yếu trước những biến động của nền kinh tế - xã hội và phù hợp với quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới của nước ta. Qua một thời gian triển khai, một số quy định đã khơng cịn phù hợp với thực tiễn thu nhập của dân cư hoặc bộc lộ những hạn chế cần phải khắc phục. Các nội dung mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật thuế TNCN 2013 được ban hành được đánh giá có sự chú trọng lớn đến quyền và lợi ích của người nộp thuế tạo tâm lý ủng hộ trong nhân dân. Tuy nhiên, một số nội dung vẫn chưa được sửa đổi hoặc sửa đổi chưa triệt để gây khó khăn cho cơ quan thuế và người nộp thuế trong q trình áp dụng. Do đó hồn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật là việc làm cần thiết, cần được tiến hành đồng bộ, thống nhất và có sự phơi hợp giữa nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân. Với những nội dung nghiên cứu được đề cập trong luận văn, tác giả mong muốn pháp luật

31

thuế TNCN ở Việt Nam sẽ ngày càng hoàn thiện, phù hợp với thực tiễn đất nước và thông lệ quốc tế; đem lại lợi ích cho người nộp thuế và tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc tăng nguồn thu cho NSNN.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật Thuế TNCN 2007

2. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế 2013

3. Nghị định 65/2013/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân 2013

4. Thông tư 111/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn thi hành Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân 2013

5. Luật Sửa đổi, bổ sung một số vấn đề về thuế 2014

6. Nghị quyết số: 954/2020/UBTVQH14 về điều chỉnh mức giả trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện thuế thu nhập cá nhân việt nam hiện nay (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)