CHƯƠNG 1 .GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
2.3. Tổng quan nghiên cứu trước đây
2.3.2. Nghiên cứu thực hiện ở Việt Nam
Phạm Hữu Hồng Thái (2013) tiến hành nghiên cứu giải thích hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Bộ dữ liệu mà nghiên cứu phân tích bao gồm 34 ngân hàng đang hoạt động ở Việt Nam từ năm 2005 đến năm 2012. Đồng thời, nghiên cứu sử dụng các yếu tố như quy mô của ngân hàng, nguồn vốn huy động từ khách hàng, rủi ro tín dụng bao gồm nợ xấu, chi phí dự phịng rủi ro tín dụng và các khoản dự
phòng cho vay, chi phí hoạt động, hiệu quả quản trị tài sản làm đại diện cho các biến độc lập giải thích hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Kết quả của nghiên cứu phát hiện thấy rằng quy mô của ngân hàng, nguồn vốn huy động từ khách hàng, các khoản dự phòng cho khoản vay, hiệu quả quản trị tài sản, và tỷ lệ chi phí hoạt động thể hiện mối tương quan dương với hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Kết quả này hàm ý rằng, ngân hàng càng có quy mô hoạt động kinh doanh càng lớn, nguồn vốn huy động từ khách hàng càng nhiều, càng có dự phịng cho vay càng cao, quản trị tài sản càng hiệu quả và có chi phí hoạt động càng cao thì sẽ giúp gia tăng hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Ngược lại, tỷ lệ nợ xấu, chi phí dự phịng rủi ro tín dụng lại cho thấy mối tương quan âm với hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Kết quả này có nghĩa là khi hiệu quả kinh doanh của ngân hàng sẽ suy giảm khi ngân hàng có nợ xấu càng cao, chi phí trích lập dự phịng rủi ro tín dụng càng lớn.
Đặng Hữu Mẫn và Hoàng Dương Việt Anh (2014) tiến hành nghiên cứu giải thích hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Bộ dữ liệu mà nghiên cứu phân tích bao gồm 52 ngân hàng đang hoạt động ở Việt Nam từ năm 2003 đến năm 2012. Đồng thời, nghiên cứu sử dụng các yếu tố như quy mô của ngân hàng, vốn chủ sở hữu, nguồn vốn huy động từ khách hàng, chi phí dự phịng rủi ro tín dụng, chỉ số tập trung của ngành ngân hàng, các yếu tố đại diện tình hình nền kinh tế (bao gồm tăng trưởng kinh tế, lạm phát và giá trị vốn hóa thị trường chứng khốn) làm đại diện cho các biến độc lập giải thích hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Kết quả của nghiên cứu tìm thấy rằng chi phí dự phịng rủi ro tín dụng thể hiện mối tương quan dương với hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Kết quả này hàm ý rằng, ngân hàng càng tốn nhiều chi phí dự phịng rủi ro tín dụng thì sẽ giúp gia tăng hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Ngược lại, quy mô của ngân hàng và nguồn vốn huy động từ khách hàng lại cho thấy mối tương quan âm với hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Kết quả này có nghĩa là khi hiệu quả kinh doanh của ngân hàng sẽ suy giảm khi ngân hàng có quy mơ hoạt động kinh doanh càng lớn và huy động nhiều tiền gửi từ khách hàng. Bên cạnh đó các yếu tố khác khơng thể hiện tác động đáng kể.
Trần Việt Dũng (2014) tiến hành nghiên cứu giải thích hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Bộ dữ liệu mà nghiên cứu phân tích bao gồm 22 ngân hàng đang hoạt động ở Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2012. Đồng thời, nghiên cứu sử dụng các yếu tố như quy mô của ngân hàng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tỷ lệ nợ xấu, dư nợ cho vay khách hàng, nguồn vốn huy động từ khách hàng, tính thanh khoản, biến giả đại diện ngân hàng quốc doanh, tăng trưởng kinh tế và lạm phát làm đại diện cho các biến độc lập giải thích hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Kết quả của nghiên cứu tìm thấy rằng quy mơ của ngân hàng, vốn chủ sở hữu, tăng trưởng kinh tế thể hiện mối tương quan dương với hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Kết quả này hàm ý rằng, ngân hàng càng có quy mơ hoạt động kinh doanh càng lớn, vốn chủ sở hữu càng lớn và Việt Nam càng tăng trưởng kinh tế thì sẽ giúp gia tăng hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Ngược lại, nợ xấu và tỷ lệ lạm phát lại cho thấy mối tương quan âm với hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Kết quả này có nghĩa là khi hiệu quả kinh doanh của ngân hàng sẽ suy giảm khi ngân hàng có nợ xấu càng cao, Việt Nam có tỷ lệ lạm phát càng tăng. Bên cạnh đó các yếu tố khác khơng thể hiện tác động đáng kể.
Nguyễn Phạm Nhã Trúc và Nguyễn Phạm Thiên Thanh (2016) tiến hành nghiên cứu giải thích hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Bộ dữ liệu mà nghiên cứu phân tích bao gồm 28 ngân hàng đang hoạt động ở Việt Nam từ năm 2002 đến năm 2013. Đồng thời, nghiên cứu sử dụng các yếu tố như quy mô của ngân hàng, vốn chủ sở hữu, cho vay khách hàng, hiệu quả chi phí, biến giả đại diện ngân hàng quốc doanh, và các yếu tố đại diện tình hình nền kinh tế (bao gồm tăng trưởng kinh tế, doanh số giao dịch trên thị trường chứng khoán và tỷ lệ lạm phát) làm đại diện cho các biến độc lập giải thích hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Kết quả của nghiên cứu tìm thấy rằng quy mơ của ngân hàng, tỷ lệ chi phí hoạt động, và các yếu tố đại diện tình hình nền kinh tế (bao gồm tăng trưởng kinh tế, doanh số giao dịch trên thị trường chứng khoán và tỷ lệ lạm phát) thể hiện mối tương quan dương với hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Kết quả này hàm ý rằng, ngân hàng càng có quy mô
càng tăng trưởng kinh tế, lạm phát càng tăng và doanh số giao dịch trên thị trường chứng khốn càng tăng thì sẽ giúp gia tăng hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
Võ Xuân Vinh và Đặng Bửu Kiếm (2016) tiến hành nghiên cứu giải thích hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Bộ dữ liệu mà nghiên cứu phân tích bao gồm 37 ngân hàng đang hoạt động ở Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2014. Đồng thời, nghiên cứu sử dụng các yếu tố như quy mô của ngân hàng, vốn chủ sở hữu, thuế thu nhập doanh nghiệp, tính thanh khoản, hiệu quả chi phí, thu nhập ngồi lãi, mức độ cạnh tranh, quy mô hệ thống ngân hàng, mức độ phát triển thị trường chứng khoán, tăng trưởng kinh tế và lạm phát làm đại diện cho các biến độc lập giải thích hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Kết quả của nghiên cứu tìm thấy rằng tính thanh khoản, chi phí hoạt động, thu nhập ngồi lãi, mức độ cạnh tranh, quy mô hệ thống ngân hàng, mức độ phát triển thị trường chứng khoán và tỷ lệ lạm phát thể hiện mối tương quan dương với hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Kết quả này hàm ý rằng, ngân hàng càng có tính thanh khoản càng cao, càng có chi phí hoạt động càng lớn, thu nhập ngồi lãi càng nhiều, có năng lực cạnh tranh càng cao, và Việt Nam có lạm phát càng tăng và hệ thống ngân hàng và chứng khốn càng phát triển thì sẽ giúp cải thiện hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Ngược lại, quy mô của ngân hàng, vốn chủ sở hữu, thuế thu nhập doanh nghiệp và tăng trưởng kinh tế lại cho thấy mối tương quan âm với hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Kết quả này có nghĩa là khi hiệu quả kinh doanh của ngân hàng sẽ suy giảm khi ngân hàng có quy mơ hoạt động kinh doanh càng lớn, vốn chủ sở hữu càng lớn, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp càng nhiều và Việt Nam càng tăng trưởng kinh tế.