II. Thực trạng xuất khẩu ngành hàng HS61 và HS62 của Việt Nam
3. Thị trường xuất khẩu tiềm năng của ngành hàng HS61 và HS62 của Việt
2.4. Threats
Một là, ngành dệt may Việt Nam đang phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh rất mạnh như Trung Quốc và Ấn Độ không chỉ trên thị trường quốc tế mà
còn ở thị trường nội địa.Tiềm lực về nhân sự, vật tư hay thông tin của họ đã đem
đến cho nước ta những thách thức to lớn trong quá trình thúc đẩy hoạt động xuất khẩu.
Hai là, việc bảo hộ thương mại khiến xuất khẩu dệt may Việt Nam có thể
bị giảm sút và khơng gia tăng như kỳ vọng. Hiện nay, các doanh nghiệp nước ta
vẫn gặp rất nhiều trở ngại để vượt qua các rào cản phi thuế quan ngày càng khắt khe hơn của các nước nhập khẩu.
Ba là, đại dịch Covid - 19 khiến nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh khi người tiêu dùng trên thế giới chỉ quan tâm đến đồ dùng thiết yếu để phòng chống dịch.
Nhiều đơn hàng lớn từ thị trường quốc tế bị hủy để lại những hậu quả không hề nhỏ cho sản xuất dệt may trong nước.
3. Thị trường xuất khẩu tiềm năng của ngành hàng HS61 và HS62 của ViệtNam Nam
Các sản phẩm HS61 và HS62 chiếm tỉ trọng nhiều nhất trong kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam. Trong HS61, HS6110, HS6104 và HS6109 được xuất khẩu nhiều nhất. Trong HS62, HS6203 và HS6204 được xuất khẩu nhiều nhất.
Bảng 5: Tiềm năng xuất khẩu một số mặt hàng dệt may Việt Nam sang các thị trường truyền thống
Mã HS
Thị trường truyền thống có
tiềm năng gia tăng xuất khẩu
Tỷ lệ tiềm năng chưa khai thác so với tiềm năng có thể xuất khẩu đến năm 2024 (%) Tỷ lệ tiềm năng chưa khai thác dự tính đến năm 2024 (triệu USD)
Áo len, đan hoặc móc, từ vải cotton (611020)
Hoa Kỳ 123%
Nhật Bản 78% 48,6
Trung Quốc 40% 84,6
Hàn Quốc 37% 75,1
Áo len, đan móc, từ sợi nhân tạo (611030)
Hoa Kỳ 157%
Nhật Bản 57% 137,1
Hàn Quốc 59% 49,3
Áo khốc chống gió cho nam, khơng đan móc, từ
sợi nhân tạo (620193)
Hoa Kỳ 113%
Nhật Bản 80% 37
Hàn Quốc 104%
Quần nam, khơng đan móc, từ sợi nhân tạo
(620343)
Hoa Kỳ 99% 4,1
Nhật Bản 74% 62,8
Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc là ba thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam. Với HS61, kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ năm 2019 chiếm 49,5% giá trị kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm HS61 của Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc lần lượt chiếm 13,7% và 7,4%. Với HS62, giá trị hàng hóa Hoa Kỳ nhập khẩu từ Việt Nam năm 2019 chiếm hơn 35% tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam.
3.1. Hoa Kỳ
Bảng 6: Xuất khẩu ngành hàng HS61 và HS62 của Việt Nam sang Hoa Kỳ giai đoạn 2017 - 2020
Nguồn: TrendEconomy
Xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ duy trì ổn định trong giai đoạn 2017 – 2019 với nhóm hàng HS61 tăng 17,13% và nhóm hàng HS62 tăng 25,93%.
3.1.1. Mã HS61
Hình 6: Giá trị gia tăng ngành hàng HS61 của Việt Nam tại Hoa Kỳ giai đoạn 2017 – 2020
Nguồn: TrendEconomy
Giá trị kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này đạt khoảng 7,9 tỷ USD trong năm 2020, tuy nhiên, doanh thu giảm 6,74% so với năm 2019.
Hàng hóa HS61 của Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ chiếm 10,2% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2020, so với năm 2019, giảm 3,53%.
Tỷ trọng của Hoa Kỳ trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng HS61 từ Việt Nam là 57% vào năm 2020, tăng 0,748% so với năm 2019.
3.1.2. Mã HS62
Hình 7: Giá trị gia tăng ngành hàng HS62 của Việt Nam tại Hoa Kỳ giai đoạn 2017 – 2020
Nguồn: TrendEconomy
Giá trị kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này đạt khoảng 5,93 tỷ USD trong năm 2020, tuy nhiên, doanh thu giảm 5,87% so với năm 2019.
Hàng hóa HS62 xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ chiếm 7,7% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2020, so với năm 2019, giảm 2,56%.
Tỷ trọng của Hoa Kỳ trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng HS62 từ Việt Nam là 44% vào năm 2020, tăng 2,91% so với năm 2019.
3.2. Nhật Bản
Bảng 7: Xuất khẩu ngành hàng HS61 và HS62 của Việt Nam sang Nhật Bản giai đoạn 2017 - 2020
Nguồn: TrendEconomy
Xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Nhật Bản ước đạt 360 triệu USD vào tháng 8/2020. Tính chung 8 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường này đạt 2,33 tỷ USD, giảm 5,6% so với cùng kỳ năm 2019.
3.2.1. Mã HS61
Hình 8: Giá trị gia tăng ngành hàng HS61 của Việt Nam tại Nhật Bản giai đoạn 2017 – 2020
Nguồn: TrendEconomy
Giá trị kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này đạt khoảng 1,6 tỷ USD trong năm 2020, tuy nhiên, doanh thu giảm 11,7% so với năm 2019.
Hàng hóa HS61 xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường Nhật Bản chiếm 8,35% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2020, so với năm 2019, giảm 0,572%.
3.2.2. Mã HS62
Hình 9: Giá trị gia tăng ngành hàng HS62 của Việt Nam tại Nhật Bản giai đoạn 2017 – 2020
Nguồn: TrendEconomy
Giá trị kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này đạt khoảng 1,65 tỷ USD trong năm 2020, tuy nhiên, doanh thu giảm 10,8% so với năm 2019.
Hàng hóa HS62 xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường Nhật Bản chiếm 8,61% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2020, so với năm 2019, giảm 0,496 %.
Tỷ trọng của Nhật Bản trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng HS62 từ Việt Nam là 12,4% vào năm 2020, tăng 0,17% so với năm 2019.
3.3. Hàn Quốc
Bảng 8: Xuất khẩu ngành hàng HS61 và HS62 của Việt Nam sang Hàn Quốc giai đoạn 2017 - 2020
Nguồn: TrendEconomy
Xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hàn Quốc ước đạt 3,06 tỷ USD vào tháng 6/2021. Tính chung 6 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường này đạt 15,31 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm 2020.
3.3.1. Mã HS61
Hình 10: Giá trị gia tăng ngành hàng HS61 của Việt Nam tại Hàn Quốc giai đoạn 2017 – 2020
Nguồn: TrendEconomy
Hàng hóa HS61 xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường Hàn Quốc chiếm 5,32% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2020, so với năm 2019, giảm 0,021%.
Tỷ trọng của Hàn Quốc trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng HS61 từ Việt Nam là 7,43% vào năm 2020, tăng 0,346% so với năm 2019.
3.3.2. Mã HS62
Hình 11: Giá trị gia tăng ngành hàng HS62 của Việt Nam tại Hàn Quốc giai đoạn 2017 – 2020
Nguồn: TrendEconomy
Giá trị kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này đạt khoảng 1,72 tỷ USD trong năm 2020, tuy nhiên, doanh thu giảm 20% so với năm 2019.
Hàng hóa HS62 xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường Hàn Quốc chiếm 9,02% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2020, so với năm 2019, giảm 1,96%.
Tỷ trọng của Hàn Quốc trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng HS62 từ Việt Nam là 12,9% vào năm 2020, giảm 1,36% so với năm 2019.
4. Nhận xét chung
Năm 2020, xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam đạt 29,81 tỷ USD, giảm 9,2% so với năm 2019. Xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt kim ngạch lớn nhất (13,99 tỷ USD), chiếm 46,9% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may cả nước và tăng trưởng tương đối ổn định. Tiếp đến là Liên minh châu Âu (EU), đạt 3,08 tỷ USD, chiếm 10,3% và Nhật Bản, đạt 3,53 tỷ USD, chiếm 11,9%. Đứng thứ tư là Hàn Quốc với 2,86 tỷ USD và chiếm 9,6%.
Ở nhóm hàng HS61, Hàn Quốc có doanh thu giảm thấp nhất (3,45%) và ở nhóm hàng HS62, Hoa Kỳ có doanh thu giảm thấp nhất (5,87%). Hoa Kỳ có tổng doanh thu giảm thấp nhất so với Nhật Bản và Hàn Quốc (giảm 6,74% đối với HS61 và giảm 5,87% đối với HS62).
Tỷ trọng nhóm hàng HS61 tại Hoa Kỳ lớn nhất (10,2%) và tỷ trọng nhóm hàng HS62 tại Hàn Quốc lớn nhất (9,02%). Bên cạnh đó, tổng tỷ trọng hai nhóm hàng này của Việt Nam tại Hoa kỳ lớn hơn so với Nhật Bản và Hàn Quốc.
CHƯƠNG III
HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN TẠI HOA KỲ, NHẬT BẢN VÀ HÀN QUỐC ĐỐI VỚI NGÀNH HÀNG HS61 VÀ HS62 CỦA
VIỆT NAM
I. Tổng quan
Các thị trường xuất khẩu chính áp dụng tương đối ít các biện pháp phi thuế quan với mã HS611020 và HS620343:
Hoa Kỳ áp dụng 15 hàng rào phi thuế quan với HS611020 và 16 hàng rào phi thuế quan với HS620343, trong đó chủ yếu là TBT.
Nhật Bản áp dụng 3 hàng rào phi thuế quan với cả hai mã trên và đều là các biện pháp TBT.