Một số nội dung chưa đạt được trong triển khai chính sách xoay trục sang châu Á Thái Bình Dương của Cộng hịa Pháp

Một phần của tài liệu Chính sách xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương của Cộng hòa Pháp và khuyến nghị đối với chính sách đối ngoại của Việt Nam (Trang 93 - 97)

châu Á - Thái Bình Dương của Cộng hịa Pháp

Lãnh thổ hải ngoại

Địa Trung Hải Châu Mỹ-Latinh

Châu Phi cận Xa-ha-ra Châu Á-Thái Bình Dương

16% 20%16% 16%

Về kinh tế

Mặc dù nền kinh tế Pháp đã được cải thiện đáng kể tuy nhiên chưa đạt được mục tiêu chính sách đề ra như ban đầu. Thị phần của Pháp tại khu vực CA-TBD chỉ tăng 1% sau 6 năm triển khai chính sách. Vốn FDI vào Cộng hịa Pháp tăng chậm, chưa tương xứng với nguồn vốn quốc gia này đầu tư ra nước ngồi. Các đối tác lớn ở khu vực CA-TBD cũng đầu tư rất khiêm tốn vào Cộng hịa Pháp.

Chính sách kinh tế của Cộng hịa Pháp đối với CA-TBD chủ yếu tập trung vào lĩnh vực hàng khơng dân dụng, thực phẩm, dược phẩm, du lịch và xây dựng cơ sở hạ tầng cho ngành năng lượng, chưa mở rộng và phát triển ra các lĩnh vực mà hai bên cĩ tiềm năng khác. Chính vì thế, mặc dù quan hệ kinh tế hai bên đạt được những kết quả tích cực nhưng so với quy mơ thị trường và tiềm năng vốn cĩ của hai bên vẫn chưa tương xứng.

Cộng hịa Pháp ngày càng quan tâm đến CA-TBD, tuy nhiên khu vực này chưa phải là ưu tiên chiến lược hàng đầu của Cộng hịa Pháp. Mối quan tâm lớn nhất hiện nay của quốc gia này vẫn là châu Âu, nếu châu Âu cĩ những vấn đề lớn cần giải quyết thì mối quan tâm đối với khu vực CA-TBD sẽ giảm đi, thậm chí sẽ bị gác lại. EU vẫn là đối tác thương mại chính, chiếm gần 60% kim ngạch thương mại của Cộng hịa Pháp [81]. Tám trong số mười đối tác thương mại chính của Cộng hịa Pháp là các quốc gia châu Âu, chiếm gần một nửa kim ngạch thương mại của Cộng hịa Pháp (xem hình 3.6).

Hình 3.6. Xuất khẩu và nhập khẩu với các đối tác thương mại chính của

2520 20 15 10 5 0 Đức Tây Ban

Nha Mỹ Ý Anh Bỉ TrungQuốc Hà Lan Thụy Sĩ Ba Lan Xuất khẩu Nhập khẩu

Pháp (chiếm % trong kim ngạch thương mại của Pháp)

*Nguồn: theo Cơ quan Hải quan và Thuế gián thu Pháp (2021) [81]

Bản thân nền kinh tế Pháp vẫn đang trong q trình hồi phục sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ tồn cầu và khủng hoảng nợ cơng trong khối Eurozone dẫn đến những hạn chế trong đầu tư vào khu vực CA-TBD. Nợ cơng khơng ngừng tăng lên qua nhiều năm, cĩ thời điểm đạt tới 100% GDP, tình trạng thâm hụt thương mại đã diễn ra liên tiếp trong nhiều năm qua và ngày càng cĩ xu hướng nghiêm trọng hơn. Nguyên nhân cốt lõi là do các doanh nghiệp Pháp trong lĩnh vực xuất khẩu ngày càng mất đi tính cạnh tranh so với các đối thủ khác tại châu Âu. Nước Pháp hiện chỉ cĩ 120.000 doanh nghiệp xuất khẩu, ít hơn nhiều so với 240.000 doanh nghiệp ở Ý hay 300.000 doanh nghiệp ở Đức [99]. Khơng chỉ ít hơn về số lượng, các doanh nghiệp Pháp cịn thiếu tính cạnh tranh so với đối thủ do bị nhiều ràng buộc liên quan đến việc sử dụng lao động, khiến chi phí sản xuất tăng cao.

Về chính trị - ngoại giao

Vai trị và vị thế của Cộng hịa Pháp trong khu vực vẫn cịn nhiều hạn chế do thế và lực của một cường quốc tầm trung chưa đủ mạnh, trong khi đĩ Mỹ vẫn giữ thế thượng phong chi phối cục diện khu vực và Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ với tham vọng bá quyền. Cộng hịa Pháp vẫn ưu tiên quan hệ với các khu vực mang tính địa chiến lược hàng đầu theo trục châu Âu - Địa Trung Hải - châu Phi, tránh dàn trải nguồn lực do tiềm lực hạn chế.

Đối với một số vấn đề an ninh quan trọng tại khu vực, Cộng hịa Pháp giữ quan điểm trung lập hoặc né tránh đề cập đến trong chiến lược của mình, chẳng hạn như vấn đề Biển Đơng. Chính vì vậy, tiếng nĩi và vai trị của Cộng hịa Pháp trong khu vực vẫn chưa thực sự được khẳng định.

Về an ninh - quốc phịng

Cộng hịa Pháp chưa tham gia vào một số cơ chế an ninh quan trọng của CA-TBD như Hội nghị Thượng đỉnh Đơng Á (EAS), nơi diễn ra đối thoại chiến lược, chính trị và kinh tế, tập hợp các nguyên thủ quốc gia và chính phủ

Đơng Á; Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), một tổ chức an ninh chung liên chính phủ cĩ tiềm lực lớn, phạm vi ảnh hưởng rộng; Diễn đàn Biển ASEAN mở rộng (EAMF)…

Cộng hịa Pháp đã tham gia nhưng khơng đầy đủ vào một số các cơ chế an ninh khu vực, chỉ đĩng vai trị quan sát viên hoặc hiện diện thơng qua sự tham gia của EU, như tại Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Bộ trưởng quốc phịng ASEAN mở rộng (ADMM+)…

Cho đến gần đây, sự hiện diện quân sự của Cộng hịa Pháp ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương chủ yếu được sử dụng cho những hoạt động chống cướp biển, trợ giúp nhân đạo, cứu hộ thiên tai, nghiên cứu khí hậu và hỗ trợ Mỹ trong các chiến dịch quân sự ở vùng Trung Đơng. Nhưng trong bối cảnh căng thẳng giữa Trung Quốc và phương Tây ở khu vực gia tăng, đặc biệt là do tranh chấp Biển Đơng, nước Pháp càng muốn khẳng định vai trị của mình ở vùng này. Trong chiều hướng đĩ, gần đây Cộng hịa Pháp đề nghị mở các cuộc tuần tra thường xuyên của EU để bảo đảm tự do hàng hải ở Biển Đơng. Động thái này cho thấy Cộng hịa Pháp lo ngại tổn hại đến các lợi ích kinh tế của mình nên đã lựa chọn giải pháp hợp lý nhất hiện nay là thúc đẩy “châu Âu hĩa” các chiến dịch can thiệp.

Về văn hĩa - giáo dục

Sự hiện diện, gây ảnh hưởng và truyền bá văn hĩa ra nước ngồi của Cộng hịa Pháp bị ảnh hưởng rõ nét do cắt giảm về ngân sách và sự lãng quên trong một thời gian tương đối dài đối với các chính sách tăng cường và phát huy ảnh hưởng trên các lĩnh vực thuộc phạm trù “sức mạnh mềm”. Khơng phải ngẫu nhiên mà tiếng Anh lại trở nên phổ quát trên tồn thế giới như hiện nay hay số người học tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Nhật lại tăng vọt và ảnh hưởng từ các yếu tố văn hĩa của Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc đến đại bộ phận các quốc gia và vùng lãnh thổ ở CA-TBD lại lớn đến như vậy thơng qua các cơng cụ tuyên truyền như phim ảnh, ca nhạc, sản phẩm hàng hĩa đơn giản và thơng dụng [30, tr.175]. Nước Pháp chủ trương cắt giảm nhiều chương

trình hợp tác, tài trợ cho các nước đang phát triển, thiếu sự đầu tư đối với các hoạt động vốn khơng mang lại lợi nhuận tức thì mà chỉ đơn thuần tạo ra các giá trị “mềm” hứa hẹn mở rộng khả năng ảnh hưởng của nước Pháp.

Năm 2018, Chính phủ Pháp thơng qua một chính sách gây tranh cãi trong cộng đồng giáo dục của quốc gia này, cĩ tên là “Choose France”, theo đĩ sinh viên nước ngồi đến từ các nước nằm ngồi EU sẽ phải trả một khoản phí ghi danh mỗi năm như: Hệ cử nhân 2770 EUR thay vì 170 EUR; Hệ thạc sỹ và hệ tiến sỹ 3770 EUR thay vì 243 EUR cho hệ thạc sỹ và 380 EUR cho hệ tiến sỹ như từ trước đến nay. Mức phí mới được áp dụng từ năm học 2019 - 2020 và chỉ áp dụng cho những sinh viên nước ngồi đăng ký học lần đầu tiên tại một trường đại học Pháp [83]. Các trường đại học chính thức yêu cầu khẩn trương mở một cuộc tham vấn về việc tăng học phí vì nước Pháp cần sinh viên quốc tế để đĩng gĩp vào sự phát triển của đất nước và sự tỏa sáng của nước Pháp trên thế giới. Quyết định tăng học phí của chính phủ cĩ nguy cơ làm giảm số lượng sinh viên và nghiên cứu sinh nước ngồi khơng thuộc EU.

Một phần của tài liệu Chính sách xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương của Cộng hòa Pháp và khuyến nghị đối với chính sách đối ngoại của Việt Nam (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(192 trang)
w