3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện theo 2 phương pháp: nghiên cứu định tính nhằm xây dựng bảng phỏng vấn và nghiên cứu định lượng nhằm thu thập, phân tích dữ liệu khảo sát, cũng như ước lượng và kiểm định mơ hình. Mỗi giai đoạn được
Cơ sở lý
thuyết Thang đo nháp
Nghiên cứu định tính (thảo luận nhóm, chun gia) Mục tiêu nghiên cứu Thang đo chính thức Nghiên cứu định lƣợng (khảo sát 250 nhân viên)
Viết báo cáo:
- Mức độ hài lòng - Hàm ý giải pháp Cronbach’s Alpha và
EFA
Phân tích hồi quy bội, T-test, Anova
thiết kế với những mục tiêu khác nhau và thực hiện theo quy trình Hình 3.1.
3.2.1. Nghiên cứu định tính
Phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện bằng kỹ thuật phỏng vấn sâu (Depth-Interview), với cách này tác giả đã chuẩn bị một bảng câu hỏi mở có nhiều câu hỏi với mục đích khác nhau. Có 2 cách phỏng vấn nhân viên bằng cách hỏi những câu hỏi không cấu trúc (Phụ lục A). Kết quả phỏng vấn này là nhằm khẳng định, đánh giá các biến quan sát và bổ sung thêm các biến quan sát vào thang đo và bảng hỏi sao cho phù hợp với bối cảnh thực tế với ngân hàng ACB. Các hàm ý của câu hỏi theo dạng có cấu trúc đều xoay quanh các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lịng đối với cơng việc của nhân viên ngân hàng dựa theo các yếu tố của mơ hình lý thuyết.
Trước tiên, tác giả cùng với một số đồng nghiệp đặt mình vào vai trị của người nhân viên đang làm việc ở những bộ phận khác nhau tại ngân hàng để tìm hiểu những nhân tố nào tác động đến sự hài lịng đối với cơng việc của nhân viên. Kết quả này được điều chỉnh lần 1 các nhân tố tác động đến sự hài lịng đối với cơng việc của nhân viên ngân hàng. Sau đó, tác giả tiếp tục thảo luận với 10 đồng nghiệp trong lĩnh vực ngân hàng. Sau thảo luận nhóm, kết quả cho thấy có nhiều nhân tố xác định được ở bước đóng vai bị loại bỏ. Cơ sở để loại bỏ là đa số các đồng nghiệp được phỏng vấn cho rằng các nhân tố không quan trọng đối với họ hoặc là họ chưa quan tâm đến các nhân tố này khi đi làm trong ngân hàng hoặc có sự trùng lặp nhân tố này đã bao hàm trong nhân tố kia. Sau khi có được kết quả của phần nghiên cứu định tính, tác giả sẽ tổng hợp được các nhân tố chính ảnh hưởng đến sự hài lịng đối với cơng việc của nhân viên ACB tại Tp.HCM. Dựa trên mơ hình lý thuyết đó, tác giả hỗ trợ việc xây dựng bảng hỏi và thang đo sơ bộ. Thang đo sơ bộ này sẽ được hiệu chỉnh phù hợp với thực tế của nhân viên ACB trong nghiên cứu ở phần định lượng.
3.2.2 . Kết quả nghiên cứu định tính
- Sau khi tiến hành phỏng vấn sâu với mẫu được lựa chọn, các phương án trả lời của nhân viên ACB rất phong phú và đa dạng. Mặc dù có nhiều cảm nhận khác
nhau và những nhân tố nổi bật được họ quan tâm nhất là: lương, điều kiện làm việc, phúc lợi, cơ hội thăng tiến. Với số lượng cơng việc nhiều và chịu nhiều áp lực thì thù lao mà họ nhận được chưa thật sự tương xứng.
- Kết quả thảo luận nhóm các nhân viên đề nghị đặt tên lại cho các biến để có nội dung bao quát hơn, biến “Thăng tiến” được mở rộng ra thành biến “Đào tạo và thăng tiến”. Vì đào tạo trong đề tài này được nhóm chung với thăng tiến do đào tạo thường nhằm mục đích cuối cùng là thăng tiến hoặc nâng cao khả năng, hiệu quả làm việc của nhân viên. Đào tạo đã được Schmidt (2007) đánh giá cao tầm quan trọng của nó trong cơng ty. Kết quả nghiên cứu của ơng đã cho thấy sự hài lịng đối với đào tạo có quan hệ rõ ràng với cơng việc nói chung. Trong đề tài này, ta sẽ khảo sát mức hài lòng về đào tạo của nhân viên ở các khía cạnh khác như đào tạo để được nâng cao kiến thức và kỹ năng làm việc, có đủ kỹ năng hồn thành tốt cơng việc. Các biến khác cũng được đưa ra thảo luận để làm rõ các khái niệm và điều chỉnh lại các thang đo cho phù hợp, để khi đọc vào các nhân viên trả lời có thể hiểu một cách chính xác các khái niệm đang khảo sát.
- Ngoài ra, để khẳng định lại sự phù hợp khi đưa thêm biến “Thương hiệu ngân hàng”, tác giả tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia làm việc lâu năm trong lĩnh vực ngân hàng thì họ đều đồng ý thêm biến “Thương hiệu ngân hàng”. Do gần đây ACB gặp một vài sự cố do sự thay đổi nhân sự cấp cao cũng như nhân sự trong toàn hệ thống, việc này đã làm ảnh hưởng đến nhiều mặt trong hoạt động của ACB vì vậy biến “Thương hiệu ngân hàng” được đưa vào để xem xét sự ảnh hưởng của biến này lên sự hài lịng đối với cơng việc của nhân viên tại ACB trong giai đoạn hiện nay là phù hợp. Do đó, mơ hình nghiên cứu chính thức khơng có thay đổi nhiều so với mơ hình đề xuất ban đầu, ngoại trừ biến “Thăng tiến” được mở rộng thành biến “Đào tạo và thăng tiến”.
3.3 Mơ hình nghiên cứu chính thức
Mơ hình nghiên cứu chính thức được đề xuất với biến phụ thuộc là sự hài lịng đối với cơng việc của nhân viên ACB tại Tp. HCM và 8 biến độc lập: (1) Bản chất công việc, (2) Tiền lương, (3) Đào tạo và thăng tiến, (4) Sự giám sát của cấp trên,
(5) Đồng nghiệp, (6) Điều kiện làm việc, (7) Phúc lợi, (8) Thương hiệu ngân hàng. Phương trình hồi quy sử dụng để kiểm định mơ hình:
Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + β6X6 + β7X7 + β8X8 Trong đó:
Y : Sự hài lịng đối với cơng việc của nhân viên ngân hàng ACB tại Tp. HCM X1: Bản chất công việc
X2: Tiền lương
X3: Đào tạo và thăng tiến X4: Sự giám sát của cấp trên X5: Đồng nghiệp
X6: Điều kiện làm việc X7: Phúc lợi
X8: Thương hiệu ngân hàng
- Giới tính - Trình độ học vấn - Thâm niên công tác. - Độ tuổi - Thu nhập - Vị trí cơng tác