Hệ thống ngân hàng

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH ÁP DỤNG INCOTERMS Ở VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG INCOTERMS (Trang 25 - 28)

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3.3Hệ thống ngân hàng

- Đối với Ngân hàng phát triển Việt Nam là đơn vị đầu mối thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, cần nghiên cứu và có chính sách ưu đãi đối với các đơn vị xuất khẩu theo điều kiện nhóm C và nhập khẩu theo điều kiện nhóm F trong hoạt động tín dụng của mình.

- Ngân hàng thương mại cần nâng cao chất lượng dịch vụ của mình đặc biệt là các dịch vụ tư vấn xuất nhập khẩu cho khách hành của mình. Cần có sự liên kết chặt chẽ giữa ngân hàng và doanh nghiệp.

- Cùng với các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, các NHTM không nên thụ động chờ đợi sự thay đổi mà cần hợp tác chặt chẽ với nhau tư vấn, hỗ trợ cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu thay đổi phương thức giao, nhận hàng.

PHẦN KẾT LUẬN

Nền kinh tế toàn cầu mở ra cơ hội to lớn hơn bao giờ hết để doanh nghiệp tiếp cận tới các thị trường khắp nơi trên thế giới. Hàng hoá được bán ra ở nhiều nước hơn, với số lượng ngày càng lớn và chủng loại đa dạng hơn. Giao dịch mua bán quốc tế ngày càng nhiều và phức tạp, do vậy, nếu hợp đồng mua bán hàng hoá không được soạn thảo một cách kỹ lưỡng sẽ có nhiều khả năng dẫn đến sự hiểu nhầm và những vụ tranh chấp tốn kém tiền bạc. INCOTERMS được coi là bộ “cẩm nang vàng” dành cho các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu và thanh toán quốc tế. Incoterms quy định các điều khoản về giao nhận hàng hoá, trách nhiệm của các bên: Ai sẽ trả tiền vận tải, ai sẽ đảm trách các chi phí về thủ tục hải quan, bảo hiểm hàng hoá, ai chịu trách nhiệm về những tổn thất và rủi ro của hàng hoá trong quá trình vận chuyển…, thời điểm chuyển giao trách nhiệm về hàng hoá. Thực tế, các Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu ở Việt Nam đang ngày càng phát triển, mở rộng hơn về quy mô và tầm vóc. Tuy nhiên, càng phát triển và càng hoạt động sâu trong hoạt động giao thương quốc tế thì càng nảy sinh nhiều vấn đề vướng mắc, tranh chấp trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Quá trình hội nhập đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải am hiểu các luật lệ, tập quán kinh doanh quốc tế, nếu không sẽ gặp rất nhiều khó khăn và rủi ro. Doanh nghiệp cần nắm vững đặc điểm sử dụng cũng như nắm vững cách sử dụng từng điều kiện trong Incoterm. Điều kiện Incoterms được chọn phải phù hợp với hàng hóa, phương tiện vận tải và quan trọng hơn cả là phải xem các bên có ý định đặt ra cho người mua hoặc người bán các nghĩa vụ bổ sung, ví dụ như nghĩa vụ tổ chức vận tải và mua bảo hiểm. Hiện nay áp dụng song song với phiên bản Incoterm 2000, Incoterms 2010 được đưa vào áp dụng các thông lệ mới nhất trong thương mại, cập nhật và tổng hợp một số các quy tắc cũ. Incoterms 2010 có tính đến sự xuất hiện ngày càng nhiều khu vực miễn thủ tục hải quan, việc sử dụng thông tin liên lạc bằng điện tử trong kinh doanh ngày càng tăng, mối quan tâm cao về an ninh trong lưu chuyển hàng hoá và cả những thay đổi về tập quán vận tải. Incoterms 2010 cập nhật và gom những điều kiện “giao hàng tại nơi đến”, giảm số điều kiện thương mại từ 13 xuống 11, trình bày nội dung một cách đơn giản và rõ ràng hơn. Incoterms 2010 cũng là bản điều kiện thương mại đầu tiên đề cập tới cả người mua và người bán một cách hoàn toàn bình đẳng. Và Incoterm 2010 là sự tổng hợp có chọn lọc qua hơn 70 năm từ những chuyên gia hàng đầu thế giới về thương mại quốc tế soạn thảo. Do đó, hầu hết các hợp đồng thương mại lớn của các quốc gia phát triển đều sẽ áp dụng Incoterm 2010. Đây là bộ quy tắc chuẩn đảm bảo cả quyền lợi của bên nhập khẩu và bên xuất khẩu hay nói cách khác là bên bán và bên

mua. Công đoạn đàm phán hợp đồng thương mại của các doanh nghiệp sẽ được đơn giản hóa hơn khi sử dụng Incoterm 2010 là điều khoản trong hợp đồng. Vì thế hiểu và áp dụng Incoterms nói chung, Incoterm 2010 nói riêng trong các hợp đồng thương mại sẽ là những lợi thế của doanh nghiệp. Tuy nhiên, Incoterms cũng chỉ là những quy tắc mang tính chung nhất. Trong các hợp đồng thương mại, đặc biệt thương mại quốc tế, các doanh nghiệp còn phải biết và áp dụng nhiều thông lệ, pháp luật quốc tế khác. Do đó, muốn phát triển, mở rộng và tiến lên, ngoài nắm vững Incoterms, các doanh nghiệp còn phải tìm hiểu và nghiên cứu nhiều luật pháp quốc tế và trong nước khác để có thể thoải mái hoà nhập vào sân chơi chung mà không bối rối, hoang mang.

Tài Liệu Tham Khảo: http://xuatnhapkhauvietnam.com/incoterms-2010.html#ixzz1qKk47Ywu http://www.baomoi.com/Phat-trien-van-tai-bien-Viet-Nam-den-nam-2020-va-dinh- huong-2030/122/3732966.epi http://www.hasslaws.com/Home/NewsDetail.aspx?newsid=168 http://vnexim.com.vn/forum/bai-viet/11427-Doanh-nghiep-Viet-bi-chu-tau-nuoc-ngoai- chen-ep#ixzz1oLmynIy6

Giáo trình: Nghiệp Vụ Ngoại Thương, Kỹ Thuật Ngoại Thương. MỤC LỤC

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH ÁP DỤNG INCOTERMS Ở VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG INCOTERMS (Trang 25 - 28)