Lào tơn trọng chính sách giải quyết các xung đột thông qua đối thoại và tham vấn trên cơ sở hiểu biết lẫn nhau. Lào chủ động tham gia hoạt động của các cơ chế hợp tác trong khuôn khổ ASEAN, hợp tác khu vực và liên khu vực [124].
- Đối ngoại quốc phòng trên các diễn đàn, hội ngh đa phương
Từ khi gia nhập AS AN năm 1997 cùng với thành tựu đạt được trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước cũng như tiềm lực và vị thế mới được nâng cao đã góp phần giúp Lào tích cực tham gia xây dựng các cơ chế hợp tác và tham gia nhiều diễn đàn, hội nghị, hội thảo ở cấp khu vực, coi đây là mơi trường thích hợp để nâng cao vị thế, tiềm lực, bảo vệ lợi ích quốc gia, giữ vững an ninh, quốc phòng, học tập và trao đổi kinh nghiệm. Trong hoạt động ĐNQP đa phương quốc tế và khu vực, BQP Lào tích cực tham gia các hoạt động với nhiều hình thức, đa dạng cả về hình thức và nội dung, ngày càng đi vào chiều sâu. Từ chỗ chỉ tham gia với tư cách là quan sát viên, khách mời danh dự, đến những năm gần đây BQP Lào đã chủ động, tích cực tham gia có trách nhiệm; đã đưa ra những quan điểm, sáng kiến có giá trị tại các diễn đàn quốc phòng, an ninh đa
phương trong khu vực và trên quốc tế, điển hình là sự tham gia của các cơ chế hợp tác đối thoại QP-AN trên các hội nghị, diễn đàn đa phương sau:
2.3.2.1. Hợ t ố h ng hư ngtrong h n hổ
Thời gian gần đây, các quốc gia thành viên ASEAN ngày càng linh hoạt và thực dụng hơn trong xác định và thực hiện chính sách đối ngoại nhằm thích ứng với tình hình mới, bảo vệ lợi ích quốc gia, giữ mơi trường hịa bình, ổn định để phát triển đất nước. Điều này được thể hiện rõ trong việc điều chỉnh chính sách của các nước khi tham gia các Hội nghị, diễn đàn trong khuôn khổ AS AN cũng như trong quan hệ với M và Trung Quốc. Điều này tác động không nhỏ đến tình hình khu vực nói chung và các nước thành viên nói riêng, trong đó có Lào. Xu hướng chung của các nước thành viên AS AN hiện nay là đặt lợi ích quốc gia lên trên hết. Vì vậy, các nước có xu hướng giảm coi trọng, thậm chí sẵn sàng đánh đổi lợi ích của AS AN để bảo đảm lợi ích quốc gia đang dần xuất hiện ở một số nước thành viên ASEAN. Nguyên tắc “đồng thuận” và “không can thiệp vào nội bộ của nhau” của ASEAN bị các nước thành viên lợi dụng để bảo vệ lợi ích quốc gia của mình. Ngồi ra, sự chi phối của các nước lớn cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quan điểm của mỗi nước thành viên AS AN. Do đó, có thời điểm, một số nước thành viên AS AN đã không thể thống nhất quan điểm trong các vấn đề chung của khu vực, nhất là vấn đề Biển Đông.
Một số nước thành viên AS AN ngày càng thể hiện rõ xu thế tăng cường quan hệ hợp tác với Trung Quốc, với tư cách là một cực ngang bằng M trong trật tự đa cực tại khu vực. Chính sách của M -Trung với khu vực và từng nước thành viên AS AN, sẽ tiếp tục chi phối, định hướng chính sách đối ngoại của các nước thành viên ASEAN cũng như các quốc gia đối tác của ASEAN.
Một số nước thành viên AS AN tiếp tục đề cao chủ nghĩa dân tộc và lợi ích quốc gia trong quan hệ đối ngoại, nhưng với cách tiếp cận và đối sách xử lý linh hoạt, mềm dẻo hơn. Trong tình huống nhất định, một số nước thành viên ASEAN có thể gia tăng hịa hỗn, nhượng bộ đối tác hoặc tạm gác lại một số lợi ích chiến lược lâu dài để đạt được lợi ích trước mắt. Có thể thấy, lợi ích khu vực hay lợi ích của toàn bộ ASEAN có thể trở thành yếu tố thứ yếu trong các tính tốn chiến lược của những nước lớn.
Về chiến lược, các nước thành viên ASEAN sẽ tiếp tục gia tăng cân bằng quan hệ với các nước lớn, nhất là M và Trung Quốc, nhưng trong các điều kiện, hồn cảnh và thời điểm nhất định, có thể sẽ có sự ưu tiên xích lại gần nước này hơn nước kia trên một số phương diện.
Quan hệ giữa Lào với các quốc gia thành viên AS AN tiếp tục được tăng cường thông qua các Thỏa thuận hợp tác quốc phòng đã ký kết. Các lĩnh vực được triển khai bao gồm trao đổi đoàn các cấp, đối thoại cấp cao, tham vấn cấp làm việc, trao đổi kinh nghiệm, đào tạo cán bộ, thiết lập kênh thông tin liên lạc thông qua hoạt động hợp tác song phương. Trên cơ sở đó, Lào đã tạo được sự tin cậy và chia sẻ của các nước thành viên AS AN, góp phần xây dựng thành cơng AC.
BQP Lào đã đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc phòng với các nước thành viên ASEAN trong khuôn khổ xây dựng APSC và phù hợp quan hệ song phương với từng nước theo hướng mở rộng chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, tăng cường hợp tác đào tạo, huấn luyện, phối hợp xử lý các vấn đề an ninh mà các bên cùng quan tâm, cụ thể:
(1) ARF
ARF thành lập năm 1994 tại Thủ đô Bang Kok, Thái Lan và có 27 nước trên thế giới tham gia, tại các hội nghị các quan chức quốc phịng thường xun trao đổi về tình hình khu vực và quốc tế, các khía cạnh hợp tác mang tính quân sự và nhất là phương cách tăng cường hợp tác quân sự-dân sự trong ứng phó với thách thức về an ninh. Với tư cách là một trong những nước thành viên đầu tiên, BQP Lào đã tham gia đầy đủ các hoạt động của diễn đàn trên tất cả các kênh, ln kiên trì giữ vững tính chất và nguyên tắc đã thỏa thuận của ARF, trong đó xây dựng lòng tin là trọng tâm xuyên suốt. BQP Lào đã hai lần đảm nhiệm thành công cương vị Chủ tịch ARF nhiệm kỳ năm 2004 và 2016, góp phần thúc đẩy và tăng cường sự hợp tác thiết thực hơn giữa các nước thành viên ARF. Mỗi năm tham gia, BQP Lào đã chủ động đề xuất những sáng kiến mới của ARF về chính sách an ninh; tuyên bố chung và phương hướng của ARF trong tương lai.
(2) ACDFIM
QĐND Lào lần đầu tham gia ACDFIM, do Tổng Tham mưu trưởng QĐND Lào là trưởng đoàn tham dự hội nghị vào năm 2004. Những nội dung để thảo
luận tại ACDFIM có thể thay đổi tuy theo tình hình nổi bật nhất ở khu vực và thế giới trong năm, tăng cường hiểu biết lẫn nhau để xây dựng lòng tin, chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức, đẩy mạnh hợp tác để đối phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống trong khu vực. Nhiệm vụ của ACDFIM là tập hợp các nội dung, kết quả của các hoạt động hợp tác quân sự được triển khai một cách toàn diện ở tất cả các quân, binh chủng của Quân đội các nước thành viên AS AN như: Hội nghị Tình báo quân sụ (AMIIM), Hội nghị Tác chiến (AMOIM), Hội nghị Tư lệnh lực quân (ACAMM), Hội nghị Tư lênh Không quân (AACC), Hội nghị Tư lệnh Hải quân (ANCM) và Hội nghị Quân y (ACMMC).
(3) ADMM
AD được thành lập vào ngày 09/05/2006 tại Kuala Lumpur, Malaysia. Mục đích của ADMM nhằm tạo cơ hội cho các Bộ trưởng Quốc phòng 10 nước thành viên ASEAN trực tiếp trao đổi quan điểm, kinh nghiệm về những vấn đề quốc phòng và an ninh khu vực cũng như tình hình nổi bật trong nước của mỗi nước; cơng khai, minh bạch các chính sách về an ninh và quốc phịng; ngồi ra, còn tạo cơ hội cho các Bộ trưởng Quốc phòng các nước thành viên AS AN có dip gặp gỡ, hội đàm song phương nếu cần. Để chuẩn bị cho ADMM cịn có Hội nghị cấp thứ trưởng Quốc phịng ASEAN (ADSOM), Hội nghị Nhóm làm việc Quan chức Quốc phịng ASEAN (ADSOM-WG) và Hội nghị các Viện nghiên cứu quốc phòng ASEAN (NADI). Kết quả của những hội nghị này được báo cáo và đề xuất các nội dung cho ADMM.
Tại các Hội nghị, QĐND Lào ln tích cực tham gia và chia sẻ quan điểm về những vấn đề an ninh nổi lên ở khu vực, tuyên truyền đường lối và chính sách quốc phịng hịa bình và tự vệ của Lào, qua đó xây dựng lịng tin và tăng cường quan hệ hữu nghị giữa quân đội các nước thành viên AS AN. Để chuẩn bị cho ADMM-14/2020 tại Hà Nội, Việt Nam, ADSOM-WG đã được tổ chức vào ngày 09/01/2020 tại Thành phố Đà Nẵng với sự tham dự của hơn 80 đại biểu là các quan chức đến từ các cơ quan hoạch định chính sách quốc phịng của BQP các nước thành viên AS AN và Ban Thư ký AS AN. Hội nghị đã chuẩn bị và hoàn tất các văn kiện, nội dung phục vụ cho ADSOM.
BQP Lào ủng hộ các sáng kiến mới của ASEAN và kế hoạch hoạt động ba năm cũng như văn kiện cho ADMM-14, ADMM+ lần thứ 7, theo chủ đề quốc gia là “Gắn kết và Chủ động thích ứng” cho năm Chủ tịch ASEAN 2020 và chủ đề mà BQP Việt Nam đã chọn ”Hợp tác Quốc phịng vì một ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng” cho các hoạt động, hội nghị quân sự-quốc phòng của AS AN trong năm 2020 [124; tr 07].
(4) ADMM+
AD ra đời năm 2010 và được tổ chức tại Việt Nam nhưng đã thu hút được sự quan tâm của quân đội các nước trong khu vực cũng như trên thế giới. Sự ra đời của cơ chế ADMM+ là dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển AS AN, đánh dấu sự trưởng thành của ASEAN trên bình diện hợp tác quốc phòng, an ninh nội khối và khu vực, đồng thời cũng phản ánh đóng góp quan trọng của Lào. Mục tiêu chính của AD là: Giúp các nước thành viên ASEAN xây dựng khả năng đối phó với những thạch thức an ninh chung; Tăng cường lòng tin giữa các thiết chế quốc phịng thơng qua đối thoại và minh bạch chính sách quốc phịng; Tăng cường hịa bình và ổn định khu vực thơng qua hợp tác quốc phịng-an ninh; Góp phần hiện thực hóa APSC.
ADMM+ duy trì các nguyên tắc: ASEAN là trung tâm; không can thiệp, đồng thuận, quyết định tập thể, tự cường quốc gia và khu vực, tôn trọng lẫn nhau và phù hợp với luận pháp quốc tế. Lĩnh vực hợp tác của ADMM+ là: Hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa (HADR), An ninh biển (MS), Quân y (MM), Chống khủng bố (CT), Gìn giữ hịa bình (PKO) và Hành động mìn nhân đạo và cơ chế hợp tác có khả năng định hướng và chỉ đạo các chương trình hoạt động thực tiễn nhằm giải quyết định có hiệu quả các thiết thực an ninh chung, nhất là an ninh phi truyền thống đang nổi lên hiện nay.
Trong khuôn khổ hợp tác với ASEAN+, BQP Lào thể hiện vai trị tích cực, đề xuất nhiều sáng kiến duy trì động lực hợp tác quốc phòng-an ninh giữa các nước thành viên AS AN và các đối tác đối thoại. Với mong muốn, quyết tâm cùng các nước thành viên ASEAN+ và làm sâu sắc hơn quan hệ với các bên đối tác đối thoại. BQP Lào đồng chủ trì tổ chức hội nghị thành cơng về nhóm chun gia lĩnh vực như: Quân đội Lào-Nga đồng chủ trì tổ chức Hội nghị Hỗ
trợ Nhân đạo và Cứu hộ cứu trợ thảm họa, khắc phục hậu quả bom mìn, vất liệu nổ cịn sót lại sau chiến tranh tại tỉnh Xiêng Khoảng (tháng 5-2018); Quân đội Lào-Nga-Thái Lan đồng chủ trì tổ chức thành cơng Diễn tập thực địa về nhân đạo cứu hộ, cứu trợ thảm họa, quân y tại tỉnh Savănnakết (2016); Theo nội dung hợp tác ASEAN+, nhóm chuyên viên của quân đội Nga-Lào đã khắc phục hậu quả, rà phá bom mìn, vật liệu nổ thực tế tại Huyện Khăm Kơt, tỉnh Bo Ly Khăm Say và tại tỉnh Xiêng Khoang của Lào từ năm 2017 đến 2020.
Quân đội Nhật Bản cũng đã huấn luyện và hỗ trợ thiết bị dị mìn và phương tiện cho QĐND Lào vào năm 2014 và 2017. BQP Lào đã cử đoàn cán bộ, nhân viên QĐND Lào tham gia huấn luyện ngắn hạn về hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa và k thuật sử dụng phương tiện tại Nhật Bản trong năm 2019 và 2020; Đoàn chuyên gia của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản sang Lào để tập huấn cho cán bộ, nhân viên QĐND Lào trong hai lĩnh vực về hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa và quân y trong năm 2018. Ngoài ra, Nhật Bản còn viện trợ phương tiện và vật tư cứu hộ, cứu nạn cho QĐND Lào [96; tr 2].
Những đóng góp của BQP Lào vào tiến trình hiện thực hóa cơ chế và khn khổ hợp tác quốc phịng giữa ASEAN với các nước đối tác đối thoại đã góp phần thúc đẩy hợp tác về quốc phòng của ASEAN trở nên mạnh mẽ và hiệu quả hơn, gắn kết sức mạnh cả trong và ngoài khu vực, nhằm duy trì hịa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực.
(5) ADMM-Retreat
Hội nghị được tổ chức lần đầu vào năm 1999 tại Singapore. Kể từ đó đến nay, cơ chế được trở thành một quy trình tư vấn đối với lãnh đạo cấp cao AS AN và có ý nghĩa vơ cùng quan trọng. ADMM-Retreat là diễn đàn chính để các Bộ trưởng Quốc phòng AS AN trao đổi thẳng thắn và đưa ra quan điểm về các vấn đề quốc phòng, an ninh, kể cả nhạy cảm nhất trong khu vực. Đến nay, cơ chế này còn được mở rộng để thảo luận các cuộc khủng hoảng cấp bách nảy sinh trong Đông Nam Á cũng như trong khu vực và trên thế giới. ADMM-Retreat còn tái khẳng định tầm quan trọng của cơ chế hợp tác an ninh trong khn khổ quốc phịng AS AN, đặc biệt là cơ chế ADMM+; nhấn mạnh sự đoàn kết và đồng thuận của ASEAN trong việc xử lý mối quan hệ với các nước lớn. ADMM-
Retreat diễn ra tại Hà Nội ngày 19/02/2020 là một minh chứng sống động. Được
tổ chức trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, Hội nghị đã nhanh chóng ra một tuyên bố chung về hợp tác quốc phòng trong ứng phó dịch bệnh COVID-19. Tuyên bố chung này phù hợp với chủ đề của năm AS AN 2020 là “Gắn kết và chủ động thích ứng” [124; tr 2].
2.3.2.2. Hợ t ố h ng hư ng trong hế hợ t h ự l n h ự
(1) Đối th ại Shangri-La
Hội nghị được tổ chức lần đầu vào năm 2002, là sáng kiến hợp tác giữa Chính phủ Singapore và Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) có trụ sở tại London (Anh), Hội nghị đã trở thành: (i) Một sự kiện được tổ chức thường niên nhằm mục thảo luận và phân tích các vấn đề hịa bình, quốc phịng, an ninh trong và ngoài khu vực, từ đó đưa ra giải pháp phòng ngừa, giải quyết căng thẳng, xung đột; (ii) Nơi gặp gỡ thảo luận, trình bày quan điểm, thể hiện tính minh bạch trong chính sách quốc phịng của mỗi quốc gia, từ đó tạo dựng lịng tin trong các vấn đề mang tính chiến lược. Mỗi năm, chương trình nghị sự của Đối thoại Shangri-La được điều chỉnh hướng tới một phạm vi rộng, phản ánh những thách thức về an ninh và quốc phòng đang nổi lên trong khu vực.
Từ lần đầu tổ chức Đối thoại Shangri-La, BQP Lào tham gia với tư cách khách mời. Thành phần tham dự ở cấp Bộ trưởng và Thứ trưởng Quốc phòng. Việc cử đại biểu cấp cao nhất của BQP tham dự Đối thoại đã thể hiện thiện chí, mong muốn thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm giữa lãnh đạo quốc phòng Lào với lãnh đạo quốc phòng các nước trong việc giải quyết các thách thức an ninh chung. Trên cơ sở hợp tác quốc phòng, xây dựng lòng tin làm nền tảng thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực chính trị, đối ngoại, quốc phịng… vì hịa bình và phát triển của khu vực và thế giới.
(2) MCIS
Hội nghị MCIS được tổ chức lần đầu từ ngày 3-4/5/2012 tại Thủ đô Moscow, Nga. Hội nghị là diễn đàn quan trọng để các nhà lãnh đạo phụ trách về an ninh, đại diện BQP các nước trên thế giới có cơ hội gặp gỡ, trao đổi rút kinh nghiệm, đánh
giá, dự đốn tình hình an ninh thế giới và khu vực hiện nay và tương lai. Nội dung