Trong một năm, người Sán Dìu có nhiều lễ tiết. Nếu ngày xưa Tháng 7 âm lịch, họ có Tết Mười Tư (14/7). Tết Mười tư tháng Bảy âm lịch của người Sán Dìu được tổ chức trong khn khổ gia đình hoặc dịng tộc nhưng khá thịnh soạn bởi nó có ý nghĩa văn hóa truyền thống. Vào ngày này, cả làng, bản, dịng tộc làm lễ cúng gia tiên và thần Nơng cẩn báo với các bậc linh thiêng: công việc đồng áng cấy cày vụ mùa đã vừa xong, tiết Hạ đã qua và chuyển sang tiết Thu, nhà nông sắp sửa làm những công việc mới của tiết Thu. Người Sán Dìu thường gọi Tết Mười Tư (14/7) là “Lễ rửa cày bừa” hoặc “Lễ lên đồng” vì trước đó họ có “Lễ xuống đồng” vào dịp đầu tháng 6 âm lịch, lúc sắp bước vào cấy vụ mùa.
Vụ cấy lúa mùa (lúa đơng xn) xưa của người Sán Dìu rất quan trọng vì một năm đồng bào chỉ có một vụ lúa nước. Vào vụ lúa này, đồng bào còn trồng các loại cây hoa màu, lương thực khác như đỗ, lạc, ngô, khoai… Sản phẩm vụ mùa có ý nghĩa quyết định đến đời sống gia đình đồng bào Sán Dìu trong năm. Đồng bào làm lụng rất vất vả, kỹ lưỡng từng khâu trong sản xuất mong đạt được năng suất thu hoạch cao. Vì thế, sau khi kết thúc việc cấy trồng vụ đông xuân, đồng bào vui mừng như được "xả hơi", trút được gánh nặng cơ bản trong năm.
Lễ vật đặc sắc không thể thiếu trong mâm cúng gia tiên, thần Nơng trong Lễ rửa cày bừa là món bánh nhân điền. Để làm được loại bánh này nguyên liệu cần có: Bột gạo nếp, đỗ xanh (mặn hoặc ngọt để dùng làm nhân), lạc rang, đường đen và lá mít. Bột gạo nếp được nhào, vật thành từng con bột vừa tầm tay rồi cho vào luộc chín, vớt các con bột luộc chín ra đánh quện thật dẻo rồi nặn bánh, tra nhân vào theo sở thích của mỗi gia đình. Khi bánh làm xong được đặt lên các lá mít đã rửa sạch rồi cho vào nồi hấp cách thủy. Bánh cũng có thể ăn ngay được nếu trong q trình làm khơng để lẫn bột sống và nhân bánh đã được làm chín trước. Bánh nhân điền có ý nghĩa quan trọng trong cuộc Lễ. Những nguyên liệu dùng làm bánh là sản phẩm được chọn lọc lại từ vụ mùa năm trước dành để cúng tạ thần nông, gia tiên với mong ước vụ mùa năm nay được mưa thuận gió hịa, cho thu hoạch cao hơn năm trước.
Sau Lễ rửa cày bừa, bước sang tiết Thu, trai gái, già trẻ người Sán Dìu xưa thường tổ chức đi chơi đến các làng, bản lân cận hoặc xa hơn để hát đối- hay gọi là hát soọng cô-thể hiện tâm trạng vui mừng vừa làm xong một vụ mùa nặng nhọc vất vả, cũng là lúc để anh em, bạn bè chia sẻ, tâm giao và kết thêm bạn mới. Tại cuộc Lễ đó, thầy cúng cũng cầu mong gia tiên che chở cho đoàn đi soọng cơ được vui vẻ, an tồn, có thêm nhiều bạn mới.
Thì ngày nay, mặc dù người dân sinh sống nơi đây vẫn làm ruộng nhưng đó khơng phải là nguồn sống chính, ngoài ra họ còn dịch vụ, chăn nuôi.v.v…nên lễ này đã gần như khơng cịn ở xã Đạo Trù, nếu trước kia đồng bào Sán Dìu ít tổ chức đi soọng cô để thụ hưởng đời sống văn hóa tinh thần, thì nay thay vào đó, họ làm các việc khác nhằm nâng cao đời sống về kinh tế.
Nếu ngày xưa dịp tết Nguyên Đán, gia đình đơng con cháu, thì mỗi dịp tết lại gói rất nhiều bánh chưng gù, loại bánh đặc trưng của người Sán Dìu để thờ và cho con cháu ăn, thì bây giờ nhiều gia đình trẻ đã khơng cịn tục gói bánh nữa, mà họ mua bánh chưng vuông bán sẵn về thờ và ăn, có thể sau nhiều năm nữa người sán Dìu sẽ bỏ dần nét đẹp truyền thống này. Truyền thống gói bánh chưng gù.
Cũng vào dịp các tết trong năm của người Sán Dìu ngày xưa thì cứ mỗi dịp tết là lúc họ ngồi lại hát soọng cô. Soọng-cô là dân ca của đồng bào dân tộc Sán Dìu. Hát Soọng-cơ chủ yều là phần hát đối đáp giao duyên. Sau đó là phần hát trong đám cưới, Soọng-cơ được hát theo sách, có bài bản sẵn. Người đi hát phải thuộc sách hát. Họ dẫn câu hát trong sách ra để hát đố. Người đáp cũng nhờ thuộc sách mà trích ra những câu hợp cảnh hợp tình để hát đáp câu hỏi.
chiếu, mời nước mời trầu. Nửa đêm là hát hỏi: Hỏi về quê quán, gia sự, hát thăm dị tìm hiểu nghề nghiệp, ý nguyện của nhau,… canh ba chủ nhà mời ăn lót dạ xơi hoặc chè cháo, sau đó là hát chào, hát xin về, hát níu giữ nhau. Sáng ra thì họ vừa tiễn nhau ra cổng, vừa hát hẹn hò cuộc hát tới. một truyền thống tốt đẹp này diễn ra trong những ngày tết nay đã khơng cịn được lưu giữ.
Do đời sống kinh tế phát triển, và nhiều phong tục người ta bỏ dần, nếu trước kia khơng bn bán từ mùng 5 tết thì nay mùng 3 đã có họp chợ, chính vi vậy phong tục mỗi gia đình mổ một con lợn vào dịp tết đã dần được bỏ, và thay vào đó là mua thịt.
Có rất nhiều phong tục đã dần thay đổi theo xu thế của xã hội, những gì lạc hậu khơng hợp thời cũng được bỏ dần.
KẾT LUẬN
Nói đến người Sán Dìu, người ta biết đên lối hát giao dun soọng cơ, nhưng bên cạnh đó người Sán Dìu cịn có nhiều nét đặc biệt trong phong tục, văn hóa tết, đây là nét đăc trưng của người Sán Dìu.
Có thể thấy rằng nếu đi sâu tìm hiểu từng tết trong năm cái tết trong một năm, thì có thể thấy rằng văn hóa tết của người Sán Dìu, khó có thể nhầm lẫn với bất kì dân tộc nào khác trong 54 dân tộc anh em.
Trải qua thời gian thì những phong tục cũ lạc hậu cũng dần được thay thế, thay vào đó là những văn hóa tiến bộ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Toan Ánh (1992), tìm hiểu một số phong tục Việt Nam nếp cũ_lễ
tết_hội hè, NXB Thanh Niên.
2] Lý Thái Bình (2007), ý nghĩa một số phong tục ngày tết của Việt Nam, NXB tạp chí sơ 1+2 ngơn ngữ và đời sơng.
[3] [Phan Kế Bính (2008), Việt Nam phong tục, NXB Văn học
[4] Ủy ban khoa học xã hội, viên Dân tộc học (1978), các dân tộc ít
người ở Việt Nam (các tỉnh phía Bắc), NXB Khoa học xã hội Hà Nội.
[5] Tân Việt (2009) 100 điều nên biết về phong tục Việt Nam, NXB Dân tộc học Hà Nội.
PHỤ LỤC
1. Các hình ảnh tết của người Sán Dìu
Bánh vớt ra phải vo, nặn cho bánh liền hơn