Mơ hình 1 Mơ hình 2 Prob.Chi-quare 0.0000 0.0000
Nguồn: Kết quả từ phần mềm Eviews 8.1
Kết quả kiểm định tự tương quan cho thấy mơ hình có Prob.Chi-quare của cả 2 mơ hình đều < 0,05 nên bác bỏ giả thuyết H0, có nghĩa là có tồn tại tự tương quan chuỗi.
4.1.5.4. Kiểm định phân phối chuẩn phần dư
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến phần dư không tuân theo phân phối chuẩn như sai hàm, số lượng các phần dư không đủ nhiều để tiến hành phân tích…Vì vậy, chúng ta sẽ thực hiện khảo sát phân phối chuẩn của phần dư bằng biểu đồ Histogram và kiểm định hệ số Jarque-Bera.
H0: Phần dư có phân phối chuẩn
H1: Phần dư khơng có phân phối chuẩn
Biểu đồ 4.1: Phân phối chuẩn phần dư mơ hình 1
0 40 80 120 160 200 240 -0.2 0.0 0.2 0.4 0.6 0.8 Series: Residuals Sample 1 1000 Observations 965 Mean -2.30e-17 Median 0.009711 Maximum 0.812139 Minimum -0.227208 Std. Dev. 0.127904 Skewness 1.545282 Kurtosis 9.827104 Jarque-Bera 2258.137 Probability 0.000000
Nguồn: Kết quả từ phần mềm Eviews 8.1
Đối với mơ hình 1, biểu đồ Histogram và hệ số J-B = 2258,137 với P-value = 0,00000 < 0,05 nên bác bỏ giả thuyết H0 chứng tỏ phần dư của Mơ hình khơng có phân phối chuẩn.
Biểu đồ 4.2: Phân phối chuẩn phần dư mơ hình 2
0 40 80 120 160 200 240 280 320 -0.2 0.0 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0 Series: Residuals Sample 1 1000 Observations 962 Mean -1.20e-16 Median -0.062642 Maximum 0.986393 Minimum -0.285974 Std. Dev. 0.183530 Skewness 2.746192 Kurtosis 11.95065 Jarque-Bera 4420.406 Probability 0.000000
Nguồn: Kết quả từ phần mềm Eviews 8.1
Từ biểu đồ Histogram và hệ số J-B = 4420,046 với P-value = 0,00000 < 0,05 nên bác bỏ giả thuyết H chứng tỏ phần dư của Mơ hình khơng có phân phối chuẩn.
4.1.6. Hồi quy mơ hình theo phương pháp GLS
Từ kiểm định đa cộng tuyến, phương sai thay đổi, kiểm định tự tương quan và kiểm định phân phối chuẩn phần dư cho thấy Mơ hình có hiện tượng phương sai của sai số thay đổi và khơng có phân phối chuẩn phần dư. Theo Wooldridge (2002), cách khắc phục khi có hiện tượng phương sai sai số thay đổi và hiện tượng khơng có phân phối chuẩn phần dư bằng cách ước lượng mơ hình hồi quy theo phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát (GLS). Phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát (GLS) áp dụng cho các biến đã được biến đổi từ một mơ hình vi phạm các giả thiết cổ điển thành một mơ hình mới thỏa các giả thiết cổ điển. Do đó, các tham số ước lượng được từ mơ hình mới sẽ đáng tin cậy hơn. Chính vì những lý do trên, đề tài chỉ sử dụng kết quả của mơ hình hồi quy với phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát (GLS).
Bảng 4.10: Kết quả ước lượng mô hình theo phương pháp GLS Biến Mơ hình 1 Mơ hình 2
C 0.177123 -0.145546 SIZE -0.001756 0.007736*** LEV -0.044293*** -0.012065*** CAP 0.001715 0.008306 INV 0.001685 0.013942 RD -0.032860*** 0.011714 ROA 0.054693* 0.300908*** MB -0.020660*** -0.002351 INS_OWN -0.000264* 0.000406** OWN_CONC 0.010300 0.002503 BOARD 0.023903*** 0.029219*** NON_EXEC -0.025387*** -0.029646***
Nguồn: Kết quả từ phần mềm Eviews 8.1 Ghi chú: *, ** và *** có ý nghĩa thống kê tương ứng ở mức 10%, 5% và 1%
ETR_1 = 0.177123 - 0.001756SIZE - 0.044293***LEV + 0.001715CAP 0.013942INV - 0.032860***RD + 0.054693*ROA - 0.020660*** MB - 0.000264*INS _ OWN + 0.010300OWN_CONC + 0.023903***BOARD - 0.025387***NON_EXEC
ETR_2 = -0.145546 + 0.007736***SIZE - 0.012065***LEV + 0.008306CAP + 0.001685INV + 0.011714RD + 0.300908***ROA- 0.002351MB + 0.000406**INS _ OWN + 0.002503OWN_CONC + 0.029219***BOARD - 0.029646***NON_EXEC
(Ghi chú: *, ** và *** có ý nghĩa thống kê tương ứng ở mức 10%, 5% và 1%) Đối với mơ hình 1, kết quả nghiên cứu cho thấy số thành viên Hội đồng Quản trị (BOARD) có tác động cùng chiều với tỷ lệ đóng thuế TNDN. Ngược lại, địn bẩy tài chính (LEV), chi phí đầu tư và phát triển (RD), giá trị thị trường (MB), tỷ lệ sở hữu (INS _ OWN), số thành viên Hội đồng Quản trị không điều hành cơng ty (NON_EXEC) có tác động ngược chiều với tỷ lệ đóng thuế TNDN. Trong khi đó, quy mơ cơng ty (SIZE), , quy mô vốn chủ sở hữu (CAP), hàng tồn kho (INV), khả năng sinh lợi (ROA), tập trung sở hữu (OWN_CONC) khơng có ý nghĩa thống kê.
Đối với mơ hình thứ 2, kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô công ty (SIZE), khả năng sinh lợi (ROA), tỷ lệ sở hữu (INS _ OWN), số thành viên Hội đồng Quản trị (BOARD) có tác động cùng chiều với tỷ lệ đóng thuế TNDN. Ngược lại, địn bẩy tài chính (LEV), số thành viên Hội đồng Quản trị không điều hành công ty (NON_EXEC) có tác động ngược chiều với tỷ lệ đóng thuế TNDN. Trong khi đó, quy mô vốn chủ sở hữu (CAP), hàng tồn kho (INV), chi phí đầu tư và phát triển (RD), giá trị thị trường (MB), tập trung sở hữu (OWN_CONC) khơng có ý nghĩa thống kê.
4.2. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 4.11: Kết quả nghiên cứu với giả thuyết kỳ vọng
Biến độc lập Kết quả nghiên cứu
Giả thuyết nghiên cứu
So sánh với giả thuyết nghiên cứu
SIZE + + Chấp nhận giả thuyết LEV - - Chấp nhận giả thuyết CAP Không ý nghĩa thống - Không ý nghĩa thống INV Không ý nghĩa thống - Không ý nghĩa thống RD - - Chấp nhận giả thuyết ROA + + Chấp nhận giả thuyết MB - + Trái ngược giả thuyết INS_OWN +/- + Chấp nhận giả thuyết OWN_CONC Không ý nghĩa thống + Không ý nghĩa thống BOARD + + Chấp nhận giả thuyết NON_EXEC - - Chấp nhận giả thuyết
Nguồn: Kết quả từ phần mềm Eviews 8.1 (Ghi chú: *, ** và *** có ý nghĩa thống kê tương ứng ở mức 10%, 5% và 1%)
4.2.1. Các nhân tố có ý nghĩa thống kê 4.2.1.1. Quy mơ công ty 4.2.1.1. Quy mô công ty
Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mơ cơng ty có tác động cùng chiều với tỷ lệ đóng thuế TNDN với mức ý nghĩa 1%, điều này chứng tỏ các công ty có quy mơ lớn thì tỷ lệ đóng thuế TNDN cao hơn. Hệ số hồi quy là 0.007736 cho thấy ở Việt Nam hiện nay khi quy mô công ty tăng lên 1% khi các yếu tố khác không đổi thì tỷ lệ đóng thuế TNDN tăng 0.007736%. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với giả thuyết tác giả đặt ra dựa trên nghiên cứu thực nghiệm của Rego (2003), Vieira (2013), Kraft (2014).
Các công ty lớn sẽ thành cơng hơn so với các cơng ty nhỏ vì thế phải chịu tỷ lệ đóng thuế TNDN cao hơn. Hơn nữa, các công ty lớn sẽ phải chịu sự kiểm tra kỹ lưỡng của cơ quan thuế, do đó việc trốn thuế hay dùng kỹ thuật kế toán để tăng chi
phí và từ đó làm giảm tiền đóng thuế sẽ khó hơn.
Những cơng ty có quy mơ lớn sẽ có nhiều lợi thế để gia tăng lợi nhuận và từ đó phải đóng thuế nhiều hơn. Thứ nhất, cơng ty có quy mơ lớn thường có chi phí cố định lớn, để gia tăng lợi nhuận công ty cần tăng sản lượng tối đa. Sản lượng cao hơn cho phép công ty khai thác hiệu quả hơn các năng lực hay công suất dư thừa của các đầu vào. Trong phạm vi này, sản xuất với quy mô lớn hơn sẽ là một lợi thế: chi phí bình qn sẽ giảm xuống. Thứ hai, quy mơ cơng ty lớn khai thác được lợi thế của việc chun mơn hóa. Lao động, máy móc phải với số lượng đủ lớn mới cho phép người ta tổ chức sử dụng chúng theo kiểu chuyên biệt. Chúng có thể được phân bổ và được sử dụng riêng cho những khâu, những công đoạn sản xuất khác nhau mà nhờ đó, năng suất của chúng có thể tăng lên. Khi sản lượng cịn q nhỏ, điều đó khơng xảy ra vì số lượng đầu vào được sử dụng quá thấp. Thứ ba, quy mô sản lượng lớn cho phép cơng ty tiết kiệm được nhiều chi phí giao dịch. Khi bán một khối lượng hàng lớn hơn, chi phí đàm phán, liên lạc (qua thư từ, điện thoại, fax v.v...) không tăng tương ứng so với trường hợp bán một khối lượng hàng nhỏ hơn...
4.2.1.2. Địn bẩy tài chính
Kết quả nghiên cứu cho thấy địn bẩy tài chính có tác động ngược chiều với tỷ lệ đóng thuế TNDN với mức ý nghĩa 1%, điều này chứng tỏ các công ty sử dụng nhiều nợ thì đóng thuế ít hơn. Hệ số hồi quy là 0.044293 cho thấy ở Việt Nam hiện nay khi địn bẩy tài chính tăng lên 1% khi các yếu tố khác khơng đổi thì tỷ lệ đóng thuế TNDN giảm 0.044293%. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với giả thuyết tác giả đặt ra dựa trên nghiên cứu thực nghiệm của Richardson và Lanis (2007) và Kraft (2014).
Nếu công ty sử dụng vốn chủ sở hữu sẽ làm giảm chi phí sử dụng nợ nhưng sẽ làm pha loãng quyền kiểm sốt cơng ty, cơng ty sẽ phụ thuộc vào chủ nợ và bị hạn chế bởi những điều khoản của chủ nợ, điều này làm giảm sự chủ động để đưa ra các quyết định đầu tư hiệu quả để tối đa hóa giá trị tài sản cho cổ đơng, thay vào đó là mục đích khai thác các lợi ích cá nhân. Hơn nữa, việc sử dụng nợ sẽ giúp công ty
tận dụng được lá chắn thuế từ chi phí lãi vay. Chính vì thế, các cơng ty sử dụng nhiều nợ sẽ làm tăng chi phí và làm giảm tỷ lệ đóng thuế.
4.2.1.3. Chi phí đầu tư và phát triển
Kết quả nghiên cứu cho thấy chi phí đầu tư và phát triển có tác động ngược chiều với tỷ lệ đóng thuế TNDN với mức ý nghĩa 1%, điều này chứng tỏ các cơng ty có chi phí đầu tư phát triển cao thì có tỷ lệ đóng thuế TNDN thấp hơn. Hệ số hồi quy là 0.032860 cho thấy ở Việt Nam hiện nay khi chi phí đầu tư và phát triển tăng lên 1% khi các yếu tố khác khơng đổi thì tỷ lệ đóng thuế TNDN giảm 0.032860%. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với giả thuyết tác giả đặt ra dựa trên nghiên cứu thực nghiệm của Richardson và Lanis (2007) và Hanlon et al (2010).
Lợi nhuận sau thuế sẽ được giữ lại để tái đầu tư và làm quỹ, trong đó có quỹ đầu tư và phát triển nhằm tạo điều kiện cho công ty chủ động mở rộng sản xuất kinh doanh, cải thiện điều kiện làm việc, dự phòng những rủi ro, tổn thất do thiên tai, hỏa hoạn. Quỹ đầu tư phát triển được dùng vào các mục đích sau: Đầu tư mở rộng và phát triển kinh doanh; Đổi mới, thay thế hồn chỉnh máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ, nghiên cứu áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật; Đổi mới trang thiết bị và điều kiện làm việc trong công ty; Nghiên cứu khoa học, đào tạo và nâng cao trình độ chun mơn, kỹ thuật, nghiệp vụ cho công nhân viên trong công ty; Bổ sung vốn. Việc đầu tư và phát triển giúp công ty gia tăng được trình độ chun mơn và tiềm năng phát triển trong tương lai. Hơn nữa, có nhiều ưu đãi từ các cơ quan thuế nhằm thúc đẩy đầu tư vào R & D như các chương trình nghiên cứu và phát triển dựa trên các ưu đãi về thuế và ưu đãi tín dụng khác nhau. Theo đó, đầu tư vào chi phí đầu tư và phát triển sẽ làm tăng chi phí và từ đó làm giảm tỷ lệ đóng thuế TNDN. Nhưng trong tương lại, việc đầu tư sẽ giúp cơng ty có nhiều cơ hội phát triển hơn.
4.2.1.4. Khả năng sinh lợi
Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng sinh lợi có tác động cùng chiều với tỷ lệ đóng thuế TNDN với mức ý nghĩa 1%, điều này chứng tỏ các cơng ty có khả năng sinh lời cao thì có tỷ lệ đóng thuế TNDN cao. Hệ số hồi quy là 0.300908 cho
thấy ở Việt Nam hiện nay khi khả năng sinh lợi từ tài sản tăng lên 1% khi các yếu tố khác khơng đổi thì tỷ lệ đóng thuế TNDN tăng 0.300908%. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với giả thuyết tác giả đặt ra dựa trên nghiên cứu thực nghiệm của Gupta và Newberry (1997), Richardson và Lanis (2007), Minick và Noga (2010) và Armstrong et al. (2012).
ROA càng lớn sẽ thể hiện khả sinh lợi của tài sản càng cao, hiệu quả sử dụng tài sản càng cao và ngược lại. Các cơng ty có khả năng sinh lợi cao thường là những công ty sử dụng tài sản hiệu quả từ đó sẽ giảm chí phí và sẽ có lợi nhuận trước thuế cao hơn. Hiệu quả sử dụng tài sản tốt giúp công ty giảm được chi phí liên quan đến tài sản sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh và từ đó cơng ty sẽ phải đóng thuế nhiều hơn và làm tăng tỷ lệ đóng thuế TNDN.
4.2.1.5. Giá trị thị trường
Kết quả nghiên cứu cho thấy giá trị thị trường có tác động ngược chiều với tỷ lệ đóng thuế TNDN với mức ý nghĩa 1%, điều này chứng tỏ các cơng ty có giá trị trường cao thì duy trì tỷ lệ đóng thuế TNDN thấp. Hệ số hồi quy là 0.020660 cho thấy ở Việt Nam hiện nay khi giá trị thị trường tăng lên 1% khi các yếu tố khác khơng đổi thì tỷ lệ đóng thuế TNDN giảm 0.020660%. Kết quả nghiên cứu này trái ngược với giả thuyết tác giả đặt ra dựa trên nghiên cứu thực nghiệm của Ribeiro (2015).
Giá trị thị trường thể hiện sự kỳ vọng của nhà đầu tư vào triển vọng phát triển của công ty. Giá thị trường cao cho thấy nhà đầu tư sẵn sàng bỏ nhiều đồng vốn để đổi lấy 1 đồng lợi nhuận của cơng ty. Những cơng có giá thị trường cao thường là những công ty được kỳ vọng mang lại nhiều lợi ích cho chủ sở hữu cũng như sự triển vọng phát triển trong tương lai. Hay nói cách khác, nhà đầu tư sẵn sàng bỏ nhiều đồng để đổi lấy 1 đồng lợi nhuận của công ty vì họ tin rằng sẽ có sự tăng trưởng mạnh trong tương lai của những công ty này. Những cơng ty có giá thị trường cao cho thấy sức khỏe tài chính tốt, khả năng quản trị tốt. Hơn nữa, những cơng ty có giá trị thị trường cao thường là những cơng ty có quy mơ lớn và các cơng ty này thường sử dụng địn bẩy tài chính cao nên tối đa được thu nhập trên mỗi cổ
phần (EPS) thơng qua lợi ích từ lá chắn thuế. Lá chắn thuế này chính là chi phí lãi vay, giúp làm giảm thu thu nhập chịu thuế và giảm tỷ lệ đóng thuế TNDN. Cơng ty có giá trị thị trường cao thường là những cơng ty uy tín và có thương hiệu, các cơng ty này thường chi cho quảng cáo, marketing cao và từ đó góp phần giảm tỷ lệ đóng thuế TNDN
4.2.1.6. Tỷ lệ sở hữu
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sở hữu có tác động cùng chiều với tỷ lệ đóng thuế TNDN với mức ý nghĩa 5%, điều này chứng tỏ các cơng ty có tỷ lệ sở hữu của cổ đơng lớn nhiều hơn thì có tỷ lệ đóng thuế TNDN nhiều hơn. Hệ số hồi quy là 0.000406 cho thấy ở Việt Nam hiện nay khi tỷ lệ sở hữu tăng lên 1% khi các yếu tố khác khơng đổi thì tỷ lệ đóng thuế TNDN tăng 0.000406%. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với giả thuyết tác giả đặt ra dựa trên nghiên cứu thực nghiệm của Florackis (2008).
Để giải quyết vấn đề mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu và nhà quản lý dẫn đến các vấn đề đại diện. Một cơ chế quản trị tạo sự gắn kết lợi ích của các nhà quản lý với lợi ích của các cổ đông sẽ giúp làm giảm các vấn đề đại diện bằng cách là tăng quyền sở hữu cổ phiếu của nhà quản lý. Việc gắn kết lợi ích của cổ đơng và nhà quản lý sẽ làm nhà quản lý hành xử vì lợi ích chung và ra các quyết định nhằm mục đích tối đa hóa giá trị cơng ty. Chính vì thế, việc tỷ lệ sở hữu của cổ đơng lớn càng cao trong đó có sở hữu của các nhà quản lý thì vấn đề đại diện được giải quyết và nhà quản lý tập trung và ra các quyết định gia tăng lợi nhuận của công ty. Mặc khác, cổ đơng lớn khơng quản lý sẽ có trách nhiệm giám sát các nhà quản lý, đóng góp ý kiến để đảm bảo lợi ích từ việc tối đa lợi nhuận của cơng ty. Chính vì thế, tỷ lệ sở hữu cổ đông lớn làm tăng tỷ lệ đóng thuế TNDN.
4.2.1.7. Số thành viên Hội đồng Quản trị
Kết quả nghiên cứu cho thấy số thành viên Hội đồng Quản trị có tác động