đang nguy cơ đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động và đo chất lượng giáo viên, hệ thống giáo dục khơng khuyến khích học sinh phát huy khả năng phân tích thơng tin cũng như rèn luyện kỹ năng mềm.
4. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ CỦA VIỆT NAM. VIỆT NAM.
4.1. Quyết liệt xử lý tình trạng tham nhũng
Chỉ số tham nhũng cao và khó kiểm sốt là ngun nhân khiến cho môi trường đầu tư của nước ta không hoạt động hiệu quả, kém thu hút được đầu tư từ nước ngoài, khiến cho nền kinh tế khó phát triển. Chính vì vậy, phải thực hiện giải pháp nhằm hạn chế tham nhũng của quốc gia. Khi thực hiện tốt giải pháp này có thể đẩy lùi sự suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"; siết chặt được hơn nữa kỷ luật, kỷ cương trong Đảng và bộ máy nhà nước, Giúp môi trường đầu tư nước ta được cải thiện.
Nội dung của giải pháp:
1, Đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo sự tự giác, thống nhất cao về ý chí và hành động trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về phòng, chống tham nhũng.
2, Tập trung chỉ đạo xây dựng, hồn thiện các quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng; phấn đấu từ nay đến hết nhiệm kỳ cơ bản hoàn thành một bước về xây dựng một cơ chế phịng ngừa chặt chẽ để "khơng thể tham nhũng".
3, Tăng cường kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng, siết chặt kỷ luật, kỷ cương từ địa phương đến các cấp cao; hạn chế tình trạng bao che, hối lộ. Khi phát hiện vụ việc tham nhũng, mạnh tay trừng phạt, khơng giảm tội chỉ vì giữ cấp vụ cao; xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ trong tình hình mới” là quan trọng đối với nước ta hiện nay.
4.2. Cải thiện thủ tục hành chính
Các thủ tục hành chính được tiến hành một cách khó khăn, rườm rà, tốn chi phí chính là ngun nhân khiến cho nhiều người dân cũng như doanh nghiệp khó có thể thực hiện hoặc e ngại thực hiện. Chính vì vậy, khi thực hiện giải pháp này, sẽ giúp cho các thủ tục hành chính được diễn ra thuận lợi, khiến cho mọi người dễ dàng thực hiện.
Nội dung cải thiện:
1, Kiểm soát chặt chẽ việc ban hành các quy định thủ tục hành chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp, bảo đảm thủ tục hành chính mới ban hành phải đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, trọng tâm là thuộc các lĩnh vực: Đất đai, xây dựng, đầu tư, bảo hiểm, thuế, hải quan, cơng an,... và các thủ tục hành chính thuộc các lĩnh vực khác có số lượng, tần suất giao dịch lớn.
2, Trong khi thực hiện các thủ tục hành chính, cần phải rà sốt, đánh giá cẩn thận, phải loại bỏ các thủ tục rườm rà, chồng chéo dễ bị lợi dụng để tham nhũng, gây khó khăn cho người dân, tổ chức; loại bỏ các thành phần hồ sơ khơng cần thiết, khơng hợp lý; tích
25
hợp, cắt giảm mạnh các mẫu đơn, tờ khai và các giấy tờ khơng cần thiết hoặc có nội dung thông tin trùng lặp trên cơ sở ứng dụng các công nghệ số và các cơ sở dữ liệu sẵn có.
3, Cắt giảm, đơn giản hóa các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh, loại bỏ các quy định không hợp pháp, không cần thiết, không hợp lý, bảo đảm thực chất. Tổ chức triển khai có kết quả Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 - 2025.
4, Đối với hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng xuất - nhập khẩu phải tăng cường kết nối, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan quản lý nhà nước; có thể kết hợp các ứng dụng tối đa các hệ thống cơng nghệ thơng tin để đơn giản hóa, hiện đại hóa thủ tục kiểm tra, bảo đảm minh bạch thơng tin; áp dụng đầy đủ, hiệu quả phương pháp kiểm tra tiên tiến, phương pháp quản lý rủi ro phù hợp với thông lệ quốc tế, Công ước/Hiệp định quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, tham gia.
5, Rà sốt, thống kê và đơn giản hóa các thủ tục hành chính nội bộ giữa các cơ quan hành chính nhà nước.
4.3. Cải thiện mơi trường kinh tế
1, Nhà nước cần thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, điều hành cung tiền và tăng trưởng tín dụng phù hợp, tránh gây sức ép lên lạm phát, giữ ổn định giá trị đồng tiền, điều hành tỷ giá theo tín hiệu thị trường, khơng để biến động lớn, phù hợp với diễn biến lạm phát.
2, Bên cạnh đó, nhà nước cần thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ để tiết kiệm, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo nền tảng vi mô vững chắc cho ổn định vĩ mô. Để mở rộng quy mô thị trường, nhà nước cần xác định rõ những ngành, lĩnh vực, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh chủ đạo để có những chính sách hỗ trợ phát triển phù hợp theo cơ chế thị trường, tận dụng lợi thế của tồn cầu hóa để mở rộng quy mơ thị trường.
3, Bên cạnh các vùng kinh tế trọng điểm, cần bổ sung thêm cơ chế và chính sách xây dựng các đặc khu kinh tế, các thành phố tự do hoá đầu từ, khu kinh tế mở, khu đầu tư và xuất khẩu đặc biệt.... Đặc điểm địa lý của Việt Nam rất thuận lợi cho quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm bởi địa hình dài, có nhiều thị trấn thành phố ven biển, giao thông tương đối thuận lợi. Việc bổ sung thêm một số vùng kinh tế trọng điểm khác là rất cần thiết trong thời gian tới để tránh sự tập trung quá mức FDI vào một vài nơi.
4.4. Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng
1, Cần tránh đầu tư dàn trải, tập trung đầu tư cho các cơng trình quan trọng có tính chất đột phá; đẩy mạnh thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế trong và ngồi nước để có vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.
2, Đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ mới trong đầu tư xây dựng và quản lý vận hành cơng trình cơ sở hạ tầng nhằm rút ngắn trình độ phát triển với các nước trong khu vực và trên thế giới.
3, Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp các ngành trong đầu tư xây dựng nhằm bảo đảm sự đồng bộ của cả hệ thống.
4.5. Nâng cao khả năng tiếp cận nguồn lực đất đai
Luật đất đai của Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập khiến cho khả năng tiếp cận nguồn lực này của nước ta cịn kém, khơng hiệu quả. Giải pháp này sẽ giúp việc sử dụng đất trở
26
nên ổn định, tăng năng lực cạnh tranh, giúp cải thiện môi trường đầu tư, tạo điểm đến hấp dẫn, đáng tin cậy cho nhà đầu tư.
Nội dung giải pháp:
1, Thực hiện quy hoạch sử dụng đất tại cả 3 cấp, gắn kết quy hoạch sử dụng đất của các xã với quy hoạch nông thôn mới, quy hoạch sản xuất và quy hoạch xây dựng; hoàn thành quy hoạch sử dụng đất, thu hồi đất, cho thuê đất đối với 13/13 nông, lâm trường quốc doanh theo đề án sắp xếp, đổi mới và phát triển của đơn vị. Đồng thời, cân đối, khoanh định đất đai phát triển đô thị, khu dân cư nông thôn, khu, cụm công nghiệp, khu du lịch, thương mại, đất quốc phòng, an ninh, đảm bảo sự phát triển đồng bộ của các ngành, lĩnh vực trên địa bàn. Hoàn thành xây dựng những bảng giá đất làm cơ sở thực hiện thu tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ, thuế chuyển quyền sử dụng đất, bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất.
2, Phải công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quỹ đất chưa sử dụng trên trang thông tin điện tử của các sở, ban, ngành của các quận huyện trên cả nước nhằm minh bạch hóa tiếp cận nguồn lực đất đai, mặt bằng sản xuất, bảo đảm cơ sở cho việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất… Các sở, ngành phải tham mưu ban hành khung giá đất sát với giá thực tế thị trường; trên 80% chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính đúng hạn từ 96%. Chính quyền phải rà sốt tính minh bạch của các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
4.6. Nâng cao chất lượng lực lượng lao động
Tiến hành đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng lao động cả về mặt chuyên môn lẫn tác phong làm việc.
1, Về tác phong làm việc, nhà nước nên đưa vào chương trình học của các trường cao đẳng, đại học, cơ sở dạy nghề các tiết học bắt buộc về tính kỷ luật trong công việc và xây dựng tinh thần trách nhiệm của học viên đối với chính bản thân họ cũng như với cơng việc được giao bởi ý thức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm cần phải được rèn luyện lâu dài mới có thể trở thành nhân cách.
2, Về chuyên môn, các cơ sở giáo dục cần nghiên cứu kỹ nhu cầu của thị trường để mở thêm những ngành cần thiết và đội ngũ giáo viên cần liên tục trau dồi, học hỏi, cập nhật kiến thức thực tế để có thể đào tạo được các học viên có thể làm được việc ngay khi tốt nghiệp.
27
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] The World Bank, World Development Indicators, truy cập ngày 20/10/2021, link [2] UNCTAD, World Investment Report 2021 (Vietnam), ngày truy cập 21/10/2021, link
UNCTAD, World Investment Report 2021 (Thailand), ngày truy cập 21/10/2021, link [3], [4] The World Bank, Worldwide Governance Indicators, ngày truy cập 23/10/2021,
link
[5] Transparency, Corruption Perceptions index, ngày truy cập 24/10/2021, link [6], [7] Doing Business 2018, ngày truy cập: 28/10/2021, link
Doing Business 2019, ngày truy cập: 28/10/2021, link
Doing Business 2020, ngày truy cập: 28/10/2021, link
[8], [9], [10], [11], [12], [15], [16], [17] Doing Business Vietnam 2020, ngày truy cập:
29/10/2021, link
[13], [14] Doing Business Vietnam 2020, ngày truy cập: 29/10/2021, link
[18] World Bank, GDP,PPP – Thailand, Vietnam, ngày truy cập: 21/11/2021, link [19] World Bank, GDP growth – Vietnam, Thailand, ngày truy cập: 30/10/2021, link [20] World Bank, GDP per capita – Vietnam, Thailand, ngày truy cập: 30/10/2021, link [21] World Bank, Labor force, total – Vietnam, Thailand, ngày truy cập: 30/10/2021, link