Giải pháp thu hút vốn đầu tư FDI cho Việt Nam

Một phần của tài liệu thực trạng dòng vốn FDI vào việt nam trong giai đoạn từ năm 2010 đên quý 2 năm 2021 và các vấn đề đặt ra hiện nay (Trang 27 - 29)

Giải pháp 1: Dần dần mở cửa, thích ứng an tồn và đưa ra lộ trình, kế hoạch phịng, chống dịch hiệu quả.

Việt Nam cần phải dần mở cửa trở lại song song với thực hiện linh hoạt các biện pháp giãn cách để tái khởi động nền kinh tế, kinh doanh an tồn. Chúng ta có thể áp dụng nguyên tắc hộ chiếu vaccine cho phép người dân sau khi được tiêm đủ 2 mũi được tự do di chuyển nếu đảm bảo các yêu cầu phòng, chống dịch.

Bên cạnh đó, chính phủ nên cho các doanh nghiệp nước ngồi thấy được lộ trình kế hoạch chống dịch rõ ràng, hiệu quả qua từng giai đoạn. Việc nắm bắt được kế hoạch chống dịch của Chính phủ sẽ hỗ trợ cho định hướng của doanh nghiệp, khiến các chủ đầu tư hiện tại yên tâm hơn về nguồn vốn của mình và các nhà đầu tư khác cũng sẽ nhận thấy Việt Nam là một điểm đến an toàn để đầu tư. Giải pháp này vừa giúp giữ chân nhà đầu tư vừa có thể thu hút nguồn vốn đầu tư mới chất lượng hơn trong thời điểm dịch bệnh, từ đó mới có thể giải quyết những ảnh hưởng của Covid đến thương mại và đầu tư nước ngồi.

Giải pháp 2: Cải thiện mơi trường đầu tư, chủ động hỗ trợ thúc đẩy phát triển và nâng

tầm doanh nghiệp Việt Nam.

Chúng ta cần đẩy mạnh thực hiện các dự án đầu tư công để cải thiện các kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhà đầu tư nước ngoài trong đầu tư và thực hiện các dự án FDI. Cần lựa chọn một số khu vực trọng điểm trong nước để đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng theo hướng hiện đại, tiên tiến nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhà đầu tư [16]. Các doanh nghiệp trong nước cũng phải nỗ lực nâng cao về

26

tất cả các mặt, từ cơng nghệ đến năng lực, trình độ của đội ngũ người lao động, quản lý.

Bên cạnh đó, cần hồn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành dễ hiểu và dễ thực hiện, quy định rõ trách nhiệm của từng khâu, từng bộ phận, giảm thiểu tới mức tối đa các thủ tục hành chính, thời gian và chi phí tiếp cận, chi phí thực thi các quy định pháp lý và luật pháp để tháo gỡ khó khăn cho các dự án đầu tư nước ngồi và củng cố niềm tin cho nhà đầu tư. Việc cải thiện môi trường đầu tư sẽ giúp thu hút được nguồn vốn đầu tư chất lượng từ nước ngoài và các nguồn FDI có giá trị kinh tế lớn.

Giải pháp 3: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Nguồn nhân lực của Việt Nam phải sẵn sàng đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư nước ngồi thì họ mới tìm đến để đầu tư. Vì thế chúng ta cần phải bắt đầu từ gốc rễ: hồn thiện cơng tác hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên phù hợp với năng lực và sở trường của bản thân, đổi mới chương trình giáo dục theo hướng lý thuyết đi đơi với thực hành, có chính sách kêu gọi người tài về làm việc trong nước, đồng thời tăng cường công tác tự đào tạo, đào tạo tại chỗ và đào tạo lồng ghép trong doanh nghiệp, các khối ngành nghề [16]. Khi trình độ của nguồn nhân lực được nâng cao thì khả năng thu hút được nguồn FDI chất lượng cao cũng sẽ tăng lên, góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng và phát triển.

Giải pháp 4: Nâng cao khả năng chuyển giao công nghệ.

Để hỗ trợ việc chuyển giao cơng nghệ, cần có chiến lược dài hạn, sự tham gia của cả doanh nghiệp và Chính phủ nhằm thu hút các nhà đầu tư chiến lược, các tập đoàn đa quốc gia đầu tư, đặt trụ sở và xây dựng các trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D), trung tâm đổi mới sáng tạo tại Việt Nam. Những hoạt động này sẽ tác động tích cực đến q trình chuyển giao cơng nghệ. Cần tạo sự liên kết, lan tỏa giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước thơng qua việc khuyến khích chuyển giao cơng nghệ và quản trị cho doanh nghiệp Việt Nam, chủ động quảng bá, mời gọi các tập đoàn đa quốc gia, các công ty và thương hiệu tên tuổi đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt là từ các khu vực có thế mạnh về cơng nghệ, vốn, kỹ năng quản lý như Mỹ, EU, Nhật Bản [16].

Bên cạnh việc tăng cường đầu tư và tích lũy vốn (bao gồm cả vốn tư bản và vốn con người) để đuổi kịp các quốc gia trong khu vực, Việt Nam nên tận dụng lợi thế người đi sau, theo đó, nên tập trung vào việc tiếp nhận và hấp thu cơng nghệ thay vì phát minh mới. Với tư cách là một quốc gia đi sau trong quá trình phát triển kinh tế, học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ những thất bại và thành công của các quốc gia khác sẽ giúp Việt Nam hoàn thiện và nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh để giữ chân các nhà đầu tư cũng như thu hút được nguồn vốn chất lượng cao.

27

Một phần của tài liệu thực trạng dòng vốn FDI vào việt nam trong giai đoạn từ năm 2010 đên quý 2 năm 2021 và các vấn đề đặt ra hiện nay (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)