Kiến nghị với Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Một phần của tài liệu khoa luan Giải pháp nhằm tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn Ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Lào Cai” (Trang 70 - 73)

- Trường hợp dự án không đủ thủ tục đầu tư xây dựng hoặc việc phân bổ kế hoạch

c. Vốn đầu tư XDCB từ Ngân sách Nhà nước theo phân cấp quản lý.

3.3.3. Kiến nghị với Sở Kế hoạch và Đầu tư.

- Đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư tăng cường công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn, thực hiện đúng những quy định về quản lý xây dựng và các văn bản chỉ đạo điều hành, như: Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tăng cường quản lý đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà

nước và trái phiếu Chính phủ; các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh; Chỉ thị số 11/CT-UBND ngày 09/08/2012; văn bản số 326/UBND-TH ngày 24/01/2014,...

- Đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư đôn đốc, đẩy mạnh thực hiện các giải pháp giải quyết nợ đọng xây dựng cơ bản theo quy định của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 10/10/2012, Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 28/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ và Văn bản số 2553/UBND-TH ngày 15/7/2013 của UBND tỉnh, tập trung nguồn vốn được phân cấp theo Nghị quyết số 26/2013/NQ-HĐND ngày 13/12/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh, tập trung thanh tốn nợ XDCB theo thứ tự ưu tiên các cơng trình có quyết tốn, cơng trình hồn thành bàn giao nhưng chưa quyết tốn. Đối với các dự án có số nợ lớn, khơng thể đảm bảo cân đối dứt điểm bằng nguồn vốn đầu tư phát triển hàng năm, đề xuất có cơ chế riêng (đấu giá giá trị quyền sử dụng đất,...) tạo nguồn trả nợ. Đồng thời tăng cường công tác thanh tra đầu tư xây dựng và xử lý nợ XDCB, kiểm tra tiến độ thực hiện và tình hình nghiệm thu khối lượng hồn thành, có biện pháp xử lý nghiêm đối với các đơn vị không thực hiện xử lý dứt điểm nợ đọng XDCB hoặc làm phát sinh nợ mới.

- Trong quá trình thực hiện tham mưu cho UBND tỉnh rà soát phân kỳ đầu tư hoặc xác định điểm dừng kỹ thuật, thực hiện giãn, hỗn các dự án có tổng mức đầu tư đối với các dự án sử dụng ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ khơng đảm bảo khả năng cân đối vốn để triển khai thực hiện.

- Đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ, hoàn tất các thủ tục các dự án ODA trên địa bàn như: đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án có vốn vay AFD, WB giai đoạn 2, WB đô thị, các dự án thuộc nguồn vốn JICA, ADB giao thông, nông nghiệp và du lịch,…; xúc tiến các dự án ODA tiếp theo của ADB cho nâng cấp đô thị SaPa, dự án WB giai đoạn 3, ODA đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Tằng Lỏong ,…

- Đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố tham mưu cho UBND tỉnh trong công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trên địa bàn trong việc giải quyết các thủ tục liên quan đến thẩm định các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Đầu tư xây dựng cơ bản là một hoạt động đầu tư vô cùng quan trọng tạo ra hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội, là tiền đề cơ bản để thực hiện CNH – HĐH đất nước. Quản lý đầu tư XDCB là một hoạt động quản lý kinh tế đặc thù, rất phức tạp và luôn luôn biến động nhất là trong điều kiện mơi trường pháp lý, các cơ chế chính sách quản lý kinh tế cịn chưa hồn chỉnh thiếu đồng bộ và luôn thay đổi như ở nước ta hiện nay.

Vấn đề tăng cường quản lý vốn đầu tư là một phạm trù tất yếu khách quan vì bất cứ ở đâu vào lúc nào nhu cầu đầu tư luôn luôn lớn hơn khả năng đầu tư.

Việc tăng cường quản lý vốn đầu tư sẽ góp phần đáp ứng đầu tư kịp thời hơn yêu cầu vốn đầu tư XDCB cho sự nghiệp phát triển KT – XH của tỉnh Lào Cai, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, văn hóa, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân trong tỉnh.

Với đề tài: “Giải pháp nhằm tăng cường quản lý vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Lào Cai”, đề tài đã tập trung vào đánh giá thực trạng quản lý vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước tại tỉnh Lào Cai, tìm ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó. Đồng thời đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước. Hy vọng ngững giải pháp chủ yếu nêu trên sẽ góp phần nhỏ vào cơng tác quản lý đầu tư xây dựng tại tỉnh, cũng như nâng cao hiệu quả trong quá trình thực hiện đầu tư XDCB nói chung.

Em xin chân thành cảm ơn cơ giáo TS. Vũ Thị Nhài và các cán bộ phòng Kinh tế ngành – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lào Cai đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ để em hồn thành đề tài này.

Một phần của tài liệu khoa luan Giải pháp nhằm tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn Ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Lào Cai” (Trang 70 - 73)