Những khó khăn sinh viên gặp phải khi đi làm thêm

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của việc đi làm thêm đối với sinh viên kí túc xá mễ trì, hà nội (Trang 25 - 29)

3.2 .Những ảnh hưởng của việc làm thêm đối với sinh viên

3.4. Những khó khăn sinh viên gặp phải khi đi làm thêm

3.4.1.Những khó khăn

Sinh viên đi làm thêm khơng chỉ để tích lũy kinh nghiệm sống mà cịn kiếm thêm thu nhập trang trải các chi phí cuộc sống. Nhưng tìm được cơng việc tốt là việc khá khó khăn.

a, Lương thấp

8.000 - 14.000 đồng là mức lương mà các bạn sinh viên sẽ được trả khi đi làm những công việc part time từ 4 - 5 tiếng. Mức lương thấp nhưng công việc lại không hề nhẹ nhõm, chủ yếu là bán quần áo, bưng bê, phục vụ bàn, rửa bát đĩa...Với mức lương đó thì trung bình mỗi tháng các bạn sẽ nhận được từ 950.000 - 1.700.000 đồng tiền công trong trường hợp làm đủ cả 30 ngày, không nghỉ ngày nào. Nhưng trên thực tế, tổng số tiền lương mà các bạn sinh viên nhận được sẽ bị trừ ít nhất từ 10 - 30% bởi rất nhiều lý do khác nhau như tiền đồng phục, đi muộn 5 phút, trả thừa tiền cho khách, lau dọn không sạch sẽ... cùng vô vàn các quy định “trên trời” khác từ người chủ đặt ra cho nhân viên của mình. Họ sẽ viện đủ mọi lý do chỉ để trừ thật nhiều vào tiền cơng của bạn. Với số tiền lương ít ỏi trái ngược với khối lượng công việc đồ sộ mà bạn phải làm thì đúng là sinh viên đang tự "bán mình" với cái giá quá rẻ mạt.

Bạn L.D.H, sinh viên trường Đại học Khoa học tự nhiên, chia sẻ: "Để kiếm thêm thu nhập, mình đã tìm được một cơng việc là bán hàng cho một shop. Vì chỗ làm gần Kí túc xá nên rất tiện cho việc đi lại nhưng lương lại cực kì thấp, chỉ 8.000 đồng/1 tiếng và làm từ 6h30 chiều đến 10h50 tối. Hôm đầu tiên thử việc, mình bán được 5 sản phẩm, cũng khá thích thú nhưng mẹ mình thì lại khơng thích việc mình đi làm thêm, nhất là phải còn về muộn nữa nên mẹ càng khơng n tâm. Cuối cùng, sau hơm đó mình đã nghỉ việc, một phần mình nhận ra cơng việc này nó khá tốn thời gian và mình nghĩ cứ an tâm học xong đại học đi rồi sau này ra trường thì đi làm cũng chưa muộn".

Nhiều bạn sinh viên năm nhất khi vừa chân ướt chân ráo bước ra ngoài xã hội tỏ ra rất thích thú và bị hút theo những lời mời gọi “ngọt như mật” của các nhà tuyển dụng với những quyền lợi rất hấp dẫn. Thế nhưng khi các bạn mới chỉ làm được một thời gian ngắn thì đã vỡ mộng khi biết thế nào là "làm việc trong môi trường thoải mái, được học hỏi các kỹ năng giao tiếp cùng chế độ lương thưởng hấp dẫn, cạnh tranh".

Cũng đi làm thêm trong một shop quần áo, bạn Đ.T.H, sinh viên Đại học Y Dược, chia sẻ: "Ban đầu, khi đến xin việc và bài đăng trên mạng là 15.000 đồng/giờ và chiết khấu sản phẩm là 10.000 đồng/1 sản phẩm. Tuy nhiên, lúc nhận lương chỉ được tính 12.000 đồng/giờ và hơn 30 sản phẩm mình bán ra chỉ được chiết khấu tổng là 30.000 đồng. Thực sự là khá thất vọng, nhưng do ban đầu mình cũng khơng có sự thống nhất chặt chẽ và chính xác với người chủ. Đi làm 1 tháng mỗi ngày 7 tiếng lương mình chỉ được hơn 1 triệu đồng nên mình đã xin nghỉ ln sau tháng đầu tiên". Đ.T.H. cịn chia sẻ thêm: "Trong q trình làm, đã có 1 lần mình bị đổ oan là lấy mất tiền và quần áo tại shop. Shop có 2 chị quản lý thay phiên nhau đến cửa hàng nhưng khi một chị lấy quần áo và mang tiền đi, lại không báo

lại cho mình và chị kia nên chị kia đã nghĩ mình lấy và quyết định trừ lương của mình. Đến vài ngày sau thì vụ việc mới được sáng tỏ".

b, Thiếu kinh nghiệm sống khiến sinh viên dễ bị lợi dụng

Hết giờ làm, tưởng những sẽ được về nhà nghỉ ngơi, nhưng không, nhiều bạn sinh viên còn bị chủ lợi dụng bắt làm thêm giờ mà không trả thêm đồng lương nào. Đây cũng là tình trạng tương đối phổ biến hiện nay. Hầu hết cơng việc part-time chỉ là thoả thuận "miệng". Nếu có hợp đồng, các sinh viên này đều bị chủ giở chiêu trò giữ chứng minh thư nhân dân, giấy tờ tùy thân hoặc thẻ sinh viên để làm cam kết trả lương. Nhiều trường hợp xin nghỉ làm chủ cịn bắt chuộc lại hoặc đơi co, làm khó dễ.

3.4.2. Hướng giải quyết

Sẽ không ai bảo vệ được các bạn nếu các bạn không biết tự bảo vệ chính bản thân mình. Và cách tốt nhất để bảo vệ quyền lợi của bản thân trong quá trình làm việc, đó là sinh viên cần tìm hiểu kỹ càng về Luật Lao động cũng như về nơi mà mình sắp sửa làm thêm..

Môi trường làm thêm thường phức tạp và nhiều cám dỗ, các bạn sẽ dễ bị sa ngã, lơ là dẫn đến kết quả học tập xuống dốc vì các bạn thiếu kinh nghiệm sống cũng như kinh nghiệm làm việc cịn ít. Hơn nữa, tâm lý, lập trường khơng vững vàng nên dễ bị lợi dụng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Nó khơng cịn chỉ ảnh hưởng tới các bạn hiện tại mà thậm chí sẽ ảnh hưởng tới cả tương lai sau này.

Lương thấp, không ổn định, quản lý khắt khe, cơng việc nặng nhọc..., đó là những lý do khiến bạn sẽ mất ngay cảm giác hào hứng lúc ban đầu khi vừa nhận việc. Sau một thời gian tự cảm thấy chán nản cơng việc của mình, bạn muốn xin

nghỉ. Nhưng muốn nghỉ chẳng dễ, nhiều người sử dụng lao động tìm cách "quỵt" ln tiền lương để nhân viên.

Để tránh gặp phải những trường hợp như trên, sinh viên cần nắm rõ một số lưu ý sau:

Về nội dung, tính chất cơng việc : nên nghiên cứu thật kỹ phần mô tả cơng

việc trong thơng tin tuyển dụng. Cái gì cảm thấy mơ hồ, chưa rõ ràng thì hãy hỏi lại ngay với nhà tuyển dụng. Sau đó tự xem xét, cân nhắc khả năng, năng lực của bản thân có phù hợp với cơng việc đó hay khơng. Nên lựa chọn những cơng việc liên quan đến chun ngành mình theo học để bổ trợ, tích lũy kinh nghiệm, hướng đến cơng việc sau này khi ra trường. Tránh những cơng việc khơng lành mạnh, có thể ảnh hưởng xấu đến chính bạn

Về chế độ đãi ngộ, lương thưởng: với cơng việc part time thì hiện nay mức

lương giao động khoảng 15 – 20.000 đồng/tiếng. Cân nhắc số tiền sinh hoạt, nhu cầu đi lại, ăn ở hàng tháng với mức lương mong muốn xem liệu cơng việc đó có giúp mình cải thiện được hồn cảnh sống hay khơng. Ngồi ra, khi đi phỏng vấn buổi đầu tiên, hãy làm rõ chế độ lương thưởng, ngày trả lương và các quy định đi kèm

Về môi trường làm việc: cần đảm bảo những yêu cầu cơ bản để hồn thành

tốt cơng việc. Bên cạnh đó, chú ý quan sát thái độ làm việc, cư xử của người chủ và các nhân viên khác để có thể thực sự hịa nhập với mơi trườn làm việc chung. Tạo sự hỗ trợ, gắn kết, tránh xảy ra những mâu thuẫn không đáng có.  Về tính gắn bó lâu dài: cần xác định thật rõ ràng công việc mà các bạn chuẩn

bị xin sẽ là cơng việc mà các bạn thật sự thích,có thể làm được và phù hợp với năng lực của bản thân bởi đây sẽ là yếu tố quyết định thời gian bạn gắn bó với cơng việc là bao lâu, tránh tình trạng nhiều sinh viên 1 tháng thử việc rồi nghỉ, chuyển sang nhiều chỗ làm việc khác, gây mất thời gian, hiệu quả

đạt được không cao. Như vậy vừa thiệt cho chính bản thân bạn, vừ ảnh hưởng tới những người sử dụng lao động.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của việc đi làm thêm đối với sinh viên kí túc xá mễ trì, hà nội (Trang 25 - 29)

w