3 Đầu tư nước ngoà i:

Một phần của tài liệu một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng dệt may việt nam trên thị trường thế giới (Trang 30 - 31)

2 Thực trạng của ngành dệt may Việt Nam

2.2. 3 Đầu tư nước ngoà i:

Từ năm 1998, sau khi Việt Nam bước đầu thực hiện tự do hai chính sách về FDI, các dự án đầu tư nước ngoài được phê duyệt tăng lên nhanh chóng. Từ năm 1993 trở lại đây, đầu tư nước ngoài đạt trên 100 triệu USD/năm, nhưng năm 1997 và năm 1998 nguồn vốn này đã giảm. Hình thức 100% sở hữu nước ngoài đã hấp dẫn các nhà đầu tư. Kéo sợi, dệt vải và may mặc được coi là những bộ phận chính thu hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Các nước và vùng lãnh thổ Đông á là những nhà đầu tư chủ yếu, trong đó lớn nhất là Hàn Quốc, Malaysia, và Đài Loan chiếm 90% tổng đầu tư vào ngành dệt may.

Sau 10 năm ban hành Luật Đầu Tư nước ngồi, tính đến cuối năm 1998, 178 dự án dệt may được cấp giấy phép với vốn đầu tư đăng ký là 1.794,65 triệu USD, trừ 33 dự án đã giải thể trước thời hạn còn 145 dự án đang hoạt động với tổng số vốn đầu tư là 1.628,192 triệu USD. Trong đó:

+Ngành dệt: Trừ 12 dự án đã bị giải thể, ngành dệt có 61 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 1.47,88 triệu USD, trong đó có 30 dự án sản xuất sợi, dệt vải, dệt kim ; 10 dự án dệt vải lớn, đầu tư đồng bộ từ sản xuất vải tới in , nhuộm hoàn tất; 3 dự án dệt tơ tằm, lụa; 3 dự án nhuộm; 4 dự án dệt khăn bông và 11 dự án dệt len, thảm. Trong các dự án trên có 40 dự án ( chiếm 66% so với tổng số dự án ) đang hoạt động với tổng số vốn đầu tư 1.431,11 triệu USD, gồm 5 dự án đang xây dựng cơ bản và 35 dự án đã đưa vào hoạt động .

Về hình thức đầu tư, số dự án 100% vốn nước ngồi có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây, trong khi số dự án theo hình thức hợp tác kinh doanh trền cơ sở hợp đồng giảm đi.

Nước đầu tư lớn nhất vào Việt Nam là Hàn Quốc với 16 trong 40 dự án đang hoạt động và tổng số vốn đầu tư lên tới677,268 triệu USD; Malaysia – 4dự án với tổng số vốn đầu tư 477,134 triệu USD, Đài Loan 11 dự án với số vốn đầu

tư 137,162 triệu USD, các dự án dệt phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Nam – 37 trong tổng số 40 dự án đang hoạt động, trong đó Thành phố Hồ Chí Minh 13 dự án với vốn đầu tư 723,429 triệu USD, và Đồng Nai- 9dự án với vốn đầu tư 735,875 triệu USD.

Ngành may mặc : trừ 21 dự án đang xây dựng cơ bản, 47 dự án đã đi vào sản xuất, còn lại đang làm thủ tục xây dựng cơ bản.

Ngành may khơng có hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng mà chỉ theo hai hình thức – Liên doanh và 100% vốn nước ngoài. Với ưu thế đầu tư của 17 nước, trong đó có Đài Loan đứng đầu với 23 dự án với tổng số vốn đầu tư 56,43 triệu USD, Hàn Quốc 14 dự án với tổng số vốn đầu tư là 21,843 triệu USD, Nhật Bản 10 dự án với tổng số vốn đầu tư 20,374 triệu USD, Hồng Kông 11 dự án với số vốn đầu tư 19, 206 triệu USD, Đức 4 dự án với vốn đầu tư 29,058 triệu USD.

Các dự án may cũng nằm chủ yếu ở các tỉnh phía Nam, trong đó thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu với 40 dự án với tổng số vốn đầu tư 104, 397 triệu USD; Đồng Nai 12 dự án với tổng số vốn đầu tư 36,679 triệu USD; Bình Dương 8 dự án với số vốn đầu tư 16,2 triệu USD. . .

Một phần của tài liệu một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng dệt may việt nam trên thị trường thế giới (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w