II. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂ UÔ NHIỄM MÔI TRƯỜNG
2.2 Các biện pháp giảm thiể uô nhiễm nguồn nước
2.2.1 Xây dựng hệ thống thoát nước
Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước trước tiên và có hiệu quả cao là tổ chức hợp lý hệ thống thoát nước. Hệ thống thoát nước trong nhà máy là hệ thống thoát nước riêng, trong đó:
- Nước mưa chảy theo các máng xây, đậy tấm đan, độ dốc trung bình khoảng 2%. Do vậy các tuyến ống được bố trí ngắn, sau các trận mưa cần mở tấm đan để kiểm tra, nạo vét lại cống và máng, và xây dựng các hố thu cát trước khi xả nước mưa ra môi trường.
- Nước thải các khu vệ sinh sau khi qua bể tự hoại cùng với nước sinh hoạt của cán bộ cơng nhân nhà máy chảy vào mạng lưới thốt nước thải sản xuất về trạm xử lý nước thải tập trung.
2.2.2 Xử lý nước thải
Nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt được xử lý chung tại trạm xử lý tập trung
Phần lớn nước thải công nghệ, nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp được xử lý bằng phương pháp sinh học tại trạm xử lý tập trung trước khi xả ra mương thoát nước để chảy ra môi trường.
Các phế thải rắn trong nước sinh hoạt phần lớn được tách từ bể tự hoại trước khi đưa về trạm xử lý tập trung.
Nước thải công nghệ và vệ sinh công nghiệp được lắng và tách dầu mở tại bể lắng sơ bộ trong khu vực sản xuất trước khi xử lý chung với nước thải sinh hoạt.
Hỗn hợp nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất được xử lí bằng phương pháp sinh học trong Aeroten và lắng đợt 2.
Như vậy, nước thải của nhà máy sau q trình xử lý sinh học hồn tồn đáp ứng được yêu cầu chất lượng nước thải khu công nghiệp và được phép xả vào nguồn nước mặt loại A theo quy định của TCVN 5945-2010.