2. Ảnh hưởng của eLearning đối việc dạy và học
3.5 Đưa các đoạn video nhỏ vào gói scorm
Để hiện đoạn video tương ứng với slide trong gói static-html. Chúng tôi đã sử dụng javascript để hiển thị đoạn video khi slide được chạy. Chung tôi sử dụng đối tượng power point của Microsoft trên IE
PPTSld.location.replace(href) Trong đó:
PPTSld là đối tượng power point Href là đường dẫn đến file video
Đầu vào công cụ: tệp tin slide bài giảng và video quay bài giảng. Play/Pause/Stop: cho phép chạy, tạm dừng, dừng video.
Add time: thiết lập thời gian bắt đầu và kết thúc cho mỗi slide.
Split: cho phép cắt video thành các đoạn video nhỏ theo khoảng thời gian start và end đã thiết lập trước đó.
CHƯƠNG 6: MÔ HÌNH TRIỂN KHAI HỆ THỐNG ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN 1. Qui trình soạn bài giảng và đưa bài giảng lên hệ thống.
Pha 1: Phòng Đào tạo và giảng viên cùng ký hợp đồng thỏa thuận về việc triển khai khóa học trực tuyến và các công tác chuẩn bị cần thiết cho việc xây dựng bài giảng.
Mẫu slide: Phục vụ cho việc soạn slide của giảng viên.
Các phần mềm hỗ trợ cho việc xây dựng bài giảng: phần mềm quay lại màn hình máy tính…
Pha 2: Xây dựng bài giảng
Trong pha này giảng viên cần làm các công việc gồm: Soạn slide bài giảng.
Xây dựng các video DEMO cho bài giảng (nếu có). Quay video bài giảng tại phòng quay của Phòng Đào tạo.
Sau khi quay xong, giảng viên bàn giao lại cho người phụ trách của Phòng Đào tạo: Slide bài giảng
Video các ví dụ DEMO (nếu có). Pha 3:
Sau khi đã nhận được các tài nguyên cần thiết từ giảng viên, Phòng Đào tạo sẽ tiến hành sản xuất, hoàn thiện sản phẩm và đưa lên hệ thống tuân theo các bước sau:
Sản xuất bài giảng Kiểm duyệt
Upload lên hệ thống Pha 4:
Sau khi bài giảng đã được đưa lên hệ thống. Giảng viên có thể đăng nhập vào hệ thống để trả lời các câu hỏi của sinh viên về mỗi bài học. Phòng Đào tạo sẽ hỗ trợ giảng viên các cập nhật các thay đổi nếu có liên quan đến bài học.
2. Mô hình triển khai
Vùng máy chủ bao gồm:
- Cài đặt hệ thống LMS và LCMS cho hệ thống elearning.
- Cài đặt Server video streaming (trong tương lai) cho hệ thống lưu trữ bài giảng.
Yêu cầu phần cứng Yêu cầu phần mềm
CPU: Intel Dual-Core Xeon 5160 3.0GHz hoặc cao hơn
IIS 6.0
RAM: 6GB hoặc cao hơn SQL Server 2005
HDD: 250GB Glassfish 3.0
JDK 1.6
Máy quản trị hệ thống: Sử dụng laptop hoặc máy để bàn, yêu cầu cài đặt remote để quản trị hệ thống khi cần thiết.
Máy quản trị nội dung: Yêu cầu cài đặt đóng gói bài giảng thành gói scorm và công cụ xử lý video để sản xuất nội dung bài giảng và đưa lên hệ thống.
Máy trạm của người dùng: yêu cầu cài đặt trình duyệt web IE.
Các thiết bị cho phòng quay bài giảng
STT Thiết bị
1 Máy tính để bàn
2 Máy quay
3 Chân máy quay
4 Ổ cứng di động 5 Bàn ghế giảng viên 6 Đèn chiếu 7 Bảng xanh 8 Phông nền 9 Các thiết bị điện 10 Máy tính giảng viên
3. Tổ chức vận hành
Phụ trách về việc vận hành hệ thống, đảm bảo hệ thống chạy ổn định.
Tạo tài khoản người dùng và phân quyền bảo mật cho người dùng.
Bộ phận xử lý media:
Tiến hành quay bài giảng của giảng viên.
Xử lý bài giảng (biên tập, đóng gói bài giảng…) Chuyển bài giảng cho bộ phận nội dung.
Bộ phận nội dung:
Kiểm tra chất lượng bài giảng, đưa bài giảng lên hệ thống. Tạo môn học và gán giáo viên giảng dạy của môn học Tạo các bài kiểm tra cho mỗi bài giảng.
CHƯƠNG 7: NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Mặc dù đã có nhiều giải pháp đóng gói bài giảng và hệ thống quản lý học tập trên thị trường. Tuy nhiên để sử dụng được các giải pháp đó vào thực tế thì cần phải tùy biến các hệ thống thì các giải pháp đó mới phù hợp với nghiệp vụ thực tế của mỗi cơ sở, vì mỗi cơ sở đó có đặc thù riêng và qua kinh nghiệm sử dụng cho thấy rất nhiều tính của các giải pháp trên thị trường hầu như không được sử dụng.
Với mục đích xây dựng một thệ thống gọn nhẹ, phù hợp với nghiệp vụ thực tế tại các trường Đại học và cao đẳng. Chúng Tôi đã mạnh dạn nghiên cứu xây dựng một công cụ đóng gói bài giảng và hệ thống quản lý học tập trực tuyến.
1. Về phương pháp nghiên cứu
Đề tài đã tiến hành nghiên cứu về e-learning, tình hình phát triển e-learning trên thế giới và Việt Nam.
Đề tài đã nghiên cứu, khảo sát một số công cụ soạn thảo bài giảng, đóng gói bài giảng.
Đề tại đã nghiên cứu khảo sát một số hệ thống quản lý học tập.
Đề tài tiến hành thông qua nội dung chế thử qua đó bước đầu kiểm chứng các kết quả nghiên cứu và khẳng định được tính khả thi áp dụng trong thực tế của đề tài. Xuất phát từ các nội dung trên có thể thấy là về phương pháp triển khai đề tài mang tính khoa học, hiện đại và gắn kết được nghiên cứu với thực tế
2. Về nội dung nghiên cứu
Đề tài đã nghiên cứu vễ những nội dung sau:
- Nghiên cứu về đào tạo trực tuyến (e-learning).
- Nghiên cứu về tình hình phát triển và ứng dụng e-learning. - Khảo sát nghiên cứu một số công cụ tạo bài giảng.
- Xây dựng công cụ đóng gói bài giảng từ power point và video bài giảng. - Khảo sát và nghiên cứu một số hệ thống quản lý học tập.
- Xây dựng hệ thống quản lý học tập trực tuyến.
- Đề xuất mô hình và qui trình triển khai hệ thống đào tạo trực tuyến.
3. Về báo cáo và các sản phẩm chế thử
Sau giai đoạn nghiên cứu, phân tích thiết kế hệ thống. Tác giả đã thử nghiệm với các bài giảng môn .NET Framework và ngôn ngữ lập trình C#.
Các kết quả chế thử cho thấy tính khả thi và triển vọng ứng dụng trong trong thực tiễn của các kết quả nghiên cứu.
4. Về triển vọng áp dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tế
Theo thống kê cho thấy, tỷ lệ sinh viên thi trượt trung bình các môn của Đại học Xây dựng là 40%, như vậy sẽ có một lượng rất sinh viên có nhu cầu xem lại bài giảng ở trên lớp để ôn tập lại kiến thức hoặc học lại bài nếu sinh viên đó vắng mặt.
Bên cạnh đó Trung tâm đào tạo thường xuyên của Trường Đại học Xây dựng hiện đang đạo tạo khoảng 10.000 sinh viên hệ vừa học vừa làm ở khắp các tỉnh, thành trong cả nước. Sinh viên hệ vừa học vừa làm cũng có nhu cầu muốn xem bài giảng vì đây là đối đượng đẫ đi làm do đó thời gian lên lớp nhiều khi không chủ động được do đó họ cần xem lại bài giảng bất kỳ lúc nào, bất kỳ nơi đâu.
Ngoài ra các Trường khác Đại học, Cao đẳng khác cũng có nhu cầu có một hệ thống đào tạo trực tuyến phục vụ cho sinh viên hệ vừa học vừa làm và cả sinh viên hệ chính qui.
Tốc độ Internet ngày một nhanh và giá thành ngày một rẽ, giá thành máy tính ngày càng giảm hợp với túi tiền người học.
Một điều quan trọng nữa là, qua khảo sát về thực trạng sử dụng bài giảng điện tử nằm trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu cấp Bộ của Kỹ sư Lê Trọng Hòa cho thấy tỷ lệ các giảng viên của Trường Đại học Xây dựng sử dụng bài giảng điện tử là 93%.
Tất cả những điều kiện đó là tiền đề thuận lợi cho việc triển khai hệ thống đào tạo trực tuyến.
5. Về hạn chế của đề tài
Đề tài đã nghiên cứu và xây dựng được công cụ đóng gói bài giảng theo chuẩn SCROM với đầu vào là slide bài giảng và video bài giảng. Tuy nhiên công cụ đóng gói này còn một vài hạn chế, công cụ đóng gói bài giảng này cần phải cải tiến thêm để dễ sử dụng hơn, hoàn thiện hơn.
Hệ thống quản lý học tập đã hoàn thiện những chức năng cơ bản, đáp ứng được yêu cầu tối thiểu. Tuy nhiên còn một số hạn chế:
Font chữ của bài giảng đóng gói theo chuẩn SCORM còn bị một số lỗi. Mặc dù đã phân tích và thiết kế chức năng nạp tiền vào tài khoản người
dùng quan tin nhắn SMS, tuy nhiên hưa có điều kiện triển khai thực tế. Chưa nghiên cứu về vấn đề Streamming Video khi bài giảng cung cấp cho
người học dưới dạng tệp Video.
Công cụ đóng gói bài giảng có giao diện chưa thực sự dễ sử dụng.
6. Kiến nghị
Tiếp tục triển khai áp dụng các kết quả nghiên cưú vào thực tế theo hướng áp dụng thí điểm với các môn học chuyên ngành Khoa Công nghệ Thông tin. Sau khi áp dụng triển khai áp dụng với các môn học chuyên ngành Khoa
Công nghệ thông tin thành công sẽ áp dụng mô hình ra phạm vi toàn trường. Tiếp túc đầu tư cho đề tài để hệ thống ngày càng hoàn thiện hơn.
[1] Giải pháp đào tạo trực tuyến công ty Trí Nam
[2] Tài liệu nghiên cứu về e-learning của Viện Công nghệ Thông tin – Đại học Quốc Gia Hà Nội.
[3] E-learning và ứng dụng trong dạy học của PGS Lê Huy Hoàng và Ths Lê Xuân Quang ĐH sư phạm Hà Nội.
[4] http://www.adlnet.org [5] http://edu.net.vn
[6] http://msdn.microsoft.com
[7] Phát triển phần mềm và sản phẩm tin học hỗ trợ đào tạo, Đề tài NCKH cấp Bộ, Thầy Lê Trọng Hòa, Bộ môn Tin học Xây dựng, ĐHXD
[8] http://www.blog.kythuatlaptrinh.org/2009/04/tim-hieui-jsf-java-server- faces.html