Tài sản có của thương nhân mất khả năng thanh toán là khái niệm pháp lý chưa xuất hiện trong quy định của pháp luật phá sản ở Việt Nam. Mặc dù nội hàm của khái niệm này đã được ghi nhận rải rác trong các quy định khác nhau của pháp luật phá sản hiện hành, nhưng chưa định nghĩa một cách cụ thể.
Vì vậy, trên cơ sở lý luận pháp lý và so sánh, đối chiếu pháp luật một số quốc gia trên Thế giới, cùng với việc phân tích pháp luật thực định tại Việt Nam, chúng
33
tôi đã đưa ra khái niệm về tài sản có của thương nhân mất khả năng thanh toán để làm tiền đề cho việc nghiên cứu cụ thể về thực trạng xác định tài sản có của thương nhân mất khả năng thanh toán tại Chương II. Theo đó, tài sản có của thương nhân mất khả năng thanh toán là một bộ phận cấu thành của khối tài sản phá sản , nó bao gờm toàn bô ̣ tài sản thuô ̣c quyền sở hữu hợp pháp ho ặc quyền sử dụng hợp pháp của thương nhân phục vụ hoạt động thương mại, trừ mô ̣t số tài sản do pháp luâ ̣t quy đi ̣nh. Tài sản này được xác đi ̣nh ta ̣i thời điểm Tòa án quyết đi ̣nh mở thủ tu ̣c phá sản cho tới khi kết thúc vu ̣ viê ̣c, và nó được sử dụng để thực hiện các nghĩa vụ c ủa con nơ ̣ đối với các chủ nợ.
Từ việc định nghĩa và phân tích khái niệm tài sản có của thương nhân mất khả năng thanh toán, Chương I Luận văn đã xây dựng một số nguyên tắc nhằm xác định phạm vi tài sản có của thương nhân mất khả năng thanh toán trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm về việc xây dựng các nguyên tắc về vấn đề này trong Luật Phá sản ở một số nước trên thế giới.
Việc xác định được một cách đầy đủ, tồn diện tài sản có của thương nhân mất khả năng thanh toán sẽ giúp đánh giá m ột cách chính xác về tình hình tài chính của thương nhân để bảo tồn khối tài sản có thơng qua việc áp dụng các biê ̣n pháp ngăn chă ̣n ki ̣p thời các giao di ̣ch có mu ̣c đích làm thất thoát tài sản hay các sự kiện khách quan khác. Bên cạnh đó, đây cũng là cách thức hữu hiệu để đánh giá và tạo cơ hội cho thương nhân có khả năng phục hời và có cơ hội quay lại thị trường kinh tế.
34