CHƯƠNG III : CÁC KỸ THUẬT NGHIÊN CỨU
3.1. Anten trong các thiết bị di động:
3.1.2. Sự phát triển:
Trong những thập niên gần đây, truyền thông vô tuyến đã có những bước phát triển lớn. Càng nhiều hơn các thiết bị truyền thông không dây ra đời với kết cấu nhỏ gọn và đầy đủ các khả năng tính tốn cũng như khả năng cung cấp nhiều ứng dụng khác nhau. Điện thoại di động và máy tính cá nhân hiện nay khơng chỉ đáp ứng cho các cuộc gọi thoại mà cịn có thể truy cập internet, xem phim, nghe nhạc, đa nhiệm, … mọi lúc mọi nơi với tốc độ ngày càng cao hơn ngay cả khi mọi người di chuyển với tốc độ cao trên các phương tiện cao tốc. Đó là nhờ vào sự ra đời của rất nhiều các công nghệ tiên tiến cũng như các tiêu chuẩn mới, làm tăng hiệu năng cho các thiết bị di động đầu cuối.
Hình 3.4: Các thế hệ mạng di động qua từng thời kỳ (Nguồn: IEEE Xplore).
Mỗi hệ thống truyền thơng đều có các kết cấu và nhiều đặc điểm khác nhau nhưng tất cả đều có sự phát triển dựa trên các xu hướng phát triển sau:
Theo hướng ngày càng cá nhân hóa.
Theo các đặc tính mang yếu tố tồn cầu hóa. Theo các dịch vụ đa phương tiện.
Theo mạng đa chiều.
Theo hệ thống di động dựa trên xử lý phần mềm.
Các mơ hình anten được sử dụng cho các thế hệ mạng di động cũng được phát triển theo các giai đoạn phát triển điển hình của truyền thơng di động. Khi dung lượng của các thế hệ mạng đạt tới giới hạn do sự tăng lên và phát triển nhanh chóng của người sử dụng thì tần số hoạt động cho các hệ thống mạng di động dần dần cũng được tăng lên. Để phù hợp và tương thích với các điều kiện thì các loại anten được sử dụng cũng phải mới và được phát triển để đưa vào sử dụng, chẳng hạn như anten cấu trúc hình chữ F ngược, anten sử dụng công nghệ planar đến các loại anten biến đổi đặc tính như anten thơng minh, anten tái cấu hình, từ sử dụng anten đơn đến phát triển anten mảng thích ứng, anten MIMO và đặc biệt là các loại anten sử dụng các cấu trúc đặc biệt hay anten sử dụng các loại siêu vật liệu nhằm mục đích giảm nhỏ đi kích thước và cải thiện đồng thời nhiều đặc tính cơ bản của anten.