Thông tin về nhà cung cấp

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TỔNG QUAN CÔNG TY cổ PHẦN sữa VIỆT NAM (VINAMMILK) (Trang 32 - 39)

II. PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG NGÀNH CỦA VINAMILK

2.1.3. Thông tin về nhà cung cấp

■ Nguồn sữa của nhà Vinamilk đến từ những trang trại do chính doanh

nghiệp

cùng các hộ nơng dân xây dựng và phát triển. Sữa được thu mua từ các nông trại đạt tiêu chuẩn đã được ký kết giữa công ty Vinamilk với các nông trại sữa nội địa. Tuy nhiên, các hộ nơng dân cịn tồn tại một số mặt hạn chế trong kỹ thuật chăm sóc, thiếu kinh nghiệm quản lý, quy mô trang trại nhỏ, chủ yếu là tự phát, nghiệp dư, tỷ lệ rối loạn sinh sản và mắc bệnh của bò sữa còn ở mức cao nên chất lượng sữa phần nào bị ảnh hưởng, thay đổi thất thường. Do đó, các cơng ty sữa trong nước nắm thế chủ động trong việc thương lượng giá thu mua sữa

■ Tuy nhiên, đây cũng chỉ là nguồn sữa thơ, cịn các ngun vật liệu và

nguồn

sữa bột của Vinamilk đều nhập khẩu chủ yếu từ các thương hiệu lớn hàng đầu trên thế giới. Dù vậy, ở những nhà cung cấp này, Vinamilk không thuận lợi trong quyền thương lượng và chịu nhiều sức ép nhưng bù lại an tâm về mặt chất lượng của nguyên liệu đầu vào.

2.2. Vinamilk chịu áp lực từ khách hàng

Khách hàng luôn là yếu tố chủ chốt được Vinamilk đặt lên hàng đầu. Mọi đổi mới, phát triển vượt trội trong các sản phẩm của thương hiệu đều nhằm hướng đến trải nghiệm tốt cho khách hàng. Phân khúc khách hàng ở đây bao gồm cả đại lý buôn bán nhỏ lẻ, siêu thị và khách hàng cuối cùng của tập con khách hàng.

của sản phẩm. Hiện tại các sản phẩm sữa rất đa dạng và có thể thay thế cho nhau, và

yếu tố giá cả không phải là quan trọng nhất đối với người tiêu dùng khi lựa chọn các sản phẩm sữa. Các công ty phải cạnh tranh với nhau bằng chất lượng, sự đa dạng của sản phẩm, sức mạnh thương hiệu. rồi mới đến cạnh tranh bằng giá cả.

Các khách hàng trực tiếp là các đại lý phân phối nhỏ lẻ, các trung tâm dinh dưỡng.. .có khả năng tác động đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Các công ty sữa trong nước và các đại lý độc quyền của các hãng sữa nước ngoài phải cạnh tranh để có được những điểm phân phối chiến lược, chủ yếu thông qua chiết khấu và hoa hồng cho đại lý bán lẻ. Các điểm phân phối như trung tâm dinh dưỡng, bệnh viện, nhà thuốc.. .có thể giành được sức mạnh đáng kể trước các hãng sữa, vì họ có thể tác động đến quyết định mua sản phẩm sữa nào của các khách hàng mua lẻ cuối cùng thông qua tư vấn, giới thiệu sản phẩm

2.3. Vinamilk áp lực từ các sản phẩm thay thế

> Sữa là sản phẩm dinh dưỡng bổ sung ngoài các bữa ăn hàng ngày. Với trẻ em,thanh thiếu niên và những người trung tuổi thì sữa có tác dụng lớn hỗ trợ sức khỏe. thanh thiếu niên và những người trung tuổi thì sữa có tác dụng lớn hỗ trợ sức khỏe. Trên thị trường có rất nhiều loại bột ngũ cốc, đồ uống tăng cường sức khỏe, .. .nhưng các sản phẩm này về chất lượng và độ dinh dưỡng khơng hồn tồn thay thế được sữa.

>Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm cạnh tranh với các sản phẩm sữa như trà xanh, café lon, các loại nước ngọt, ...nhưng với đặc điểm văn hóa và sức khỏe của người Việt Nam thì vẫn cho rằng khơng có sản phẩm nào có thể thay thế được sữa.

>Tuy nhiên, các hãng sữa hiện nay trong đó có Vinamilk khơng căn cứ vào

những điều trên mà chủ quan được vì đặc điểm của các sản phẩm thay thế ln luôn là một điều bất ngờ và khơng thể dự đốn được. Do đó, với mong muốn thỏa mãn nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng, Vinamilk đã tạo ra nhiều sản phẩm hon nữa. Chẳng hạn như người dùng dùng thích ít béo, ít đường nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng thì Vinamilk đã cho ra đời những loại sản phẩm như ngũ cốc, sữa đậu nành, các loại nước giải khát có sữa, ...

2.4. Vinamilk áp lực trước các đối thủ cạnh tranh tiềm năng

>Áp lực cạnh tranh tiềm ẩn phụ thuộc vào các yếu tố sau

❖ Sức hấp dẫn của ngành

- Ngành công nghiệp sản xuất, chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa của Việt

Nam những năm gần đây có sự phát triển năng động, cung cấp nhiều sản phẩm đa dạng cho đời sống kinh tế quốc dân, đáp ứng nhu cầu trong nước, từng bước thay thế các mặt hàng sữa nhập khẩu và tham gia xuất khẩu với sự đa dạng về mẫu mã và chủng loại.

- Bên cạnh đó, ngành đã có nhiều đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước, tạo

nhiều việc làm cho người lao động, góp phần bảo đảm đời sống nhân dân và ổn định tình hình xã hội, trở thành một mắt xích quan trọng của nền nơng nghiệp Việt Nam.

- Theo thống kê của Euromonitor: Năm 2018, tổng doanh thu ước đạt 109.000 tỉ

đồng, đạt mức tăng trưởng 9% so với năm 2017. Năm 2019, quy mô thị trường sữa Việt Nam đạt 121.000 tỷ đồng, tăng 8,9%. Năm 2020, thị trường sữa Việt Nam ước tính đạt

Đơn vị tính: tỷ đồng

Biểu đồ 1: Tổng quan ngành sữa Việt Nam 2018 - 2020. Nguồn: Euromonitor International

- Bên cạnh đó, tiềm năng của thị trường sữa vẫn còn rất lớn khi mà tiêu dùng sản

phẩm sữa của Việt Nam vẫn cịn rất thấp. Theo Trung tâm Thơng tin Cơng nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương), trong một báo cáo thị trường của Euromonitor, năm 2020, tiêu thụ sữa và các sản phẩm từ sữa của Việt Nam đạt 1,76 triệu tấn, tăng 8,6% so với năm 2019. Nếu chia cho đầu người, Việt Nam đang thuộc nhóm các quốc gia có mức tiêu thụ sữa khá thấp, chỉ với 26-27 kg/người/năm (trung bình thế giới đạt khoảng 100 kg/người/năm và trung bình tại châu Á đạt 38 kg/người/năm).

- Ngoài ra, thêm một lý do nữa khiến ngành sữa ngày càng có sức hút đối với các

đối thủ cạnh trạnh tiềm ẩn là vì các ngành khác trong nền kinh tế phải “lao đao” và chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch covid - 19 bùng phát từ cuối năm 2019 đến đầu năm 2020 thì ngược lại ngành sữa được nhận định ít “nhạy cảm” hơn so với đại dịch. Theo SSI Research, nhu cầu trong nước đối với các sản phẩm sữa chỉ giảm -6,1% về giá trị so với mức giảm - 7,5% đối với tiêu thụ hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) trong 9 tháng đầu năm 2020 (nguồn Nielsen) và tăng trưởng doanh thu bán lẻ danh nghĩa của cả nước là 4,98% (nguồn Tổng cục Thống kê, tính chu kỳ 9 tháng năm 2020).

- Nguyên nhân là do người dân tăng cường sử dụng sữa tươi và sữa chua để tăng

khả năng miễn dịch trong thời kỳ dịch bệnh. Mặt khác, nhu cầu sử dụng sữa của người tiêu dùng có thu nhập thấp có thể bị ảnh hưởng do dịch Covid-19 nhưng nhóm thu nhập

trung bình và cao ít bị ảnh hưởng hơn và họ vẫn sẽ có xu hướng gia tăng tiêu thụ các sản phẩm cao cấp.

❖ Những rào cản gia nhập ngành

-I- Kỹ thuật:

■ Công đoạn quản trị chất lượng nguyên liệu đầu vào và đầu ra là hết sức

quan

trọng vì nó ảnh hướng đến chất lượng của người tiêu dùng.

■ Trong khi sản xuất, việc pha chế các sản phẩm từ sữa cũng phức tạp vì

các tỉ lệ

vitamin, chất dinh dưỡng được pha trộn theo hàm lượng.

■ Khi sữa thành phẩm đã xong, các doanh nghiệp sữa phải sử dụng vỏ hộp

đạt

tiêu chuẩn để dễ dàng vận chuyển và bảo quản. -I- Vốn:

■ Một dây chuyền sản xuất sữa có giá trị trung bình khoảng vài chục tỷ, đó

một khoản đầu tư khơng nhỏ chưa tính đến các chi phí xây dựng nhà máy, chi phi nhân cơng, chi phí ngun liệu...

-I- Các yếu tố thương mại:

■ Ngành cơng nghiệp chế biến sữa bao gồm nhiều kênh tha gia từ chăn

ni, chế

biến, đóng gói, đến phân phối, tiêu dùng... Tuy nhiên, vẫn chưa có tiêu chuẩn cụ thể, rõ ràng cho từng khâu, đặc biệt là tiếng nói của các bộ, ngành vẫn cịn riêng rẽ dẫn đến việc quy hoạch ngành sữa chưa được như mong muốn và gây nhiều cho các công ty trong khâu sản xuất và phân phối đặc biệt là các công ty mới thành lập.

■ Ngành sữa có hệ thống khách hàng đa dạng từ trẻ nhỏ đến người lớn

tuổi, tiềm

năng thị trường lớn nhưng yêu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng nên ngành sữa đang chịu áp lực không nhỏ từ hệ thống khách hàng.

■ Việc tạo lập thương hiệu trong ngành sữa cũng rất khó khăn do phải

khẳng

định được chất lượng sản phẩm cũng như cạnh tranh với các công ty lớn. -I- Nguyên vật liệu đầu vào:

■ Phần lớn nguyên liệu đầu vào phải nhập từ nước ngoài. Tuy nhiên, nhà

nước

chưa thể kiểm soát gắt gao các nguồn đầu vào nguyên liệu sữa. Do đó, chất lượng đầu vào của các cơng ty chưa cao, năng lực cạnh tranh với các cơng ty nước ngồi thấp.

■ Hiện tại nguồn nhân lực cho ngành chế biến các sản phẩm sữa khá dồi

dào từ

các nông trại, các trường đại học chuyên ngành chế biến thực phẩm...Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao và đó cũng là một rào cản khơng nhỏ cho các công ty

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TỔNG QUAN CÔNG TY cổ PHẦN sữa VIỆT NAM (VINAMMILK) (Trang 32 - 39)