.Lễ hội hoa hồng

Một phần của tài liệu Tiểu luận khám phá nét văn hoá hoa kỳ (Trang 90)

2.7 .Một số Lễ hội ở Mỹ

2.7.5 .Lễ hội hoa hồng

Lễ hội hoa hồng nổi tiếng của Mỹ diễn tại trung tâm thành phố Pasadena gần Los Angeles, bang Califorina (Mỹ). Đây được xem là lễ hội mừng năm mới lớn nhất ở miền tây nước Mỹ, thu hút rất đông du khách và các khán giả xem truyền hình. Trong ngày lễ hoa hồng, tưng bừng nhất là cuộc du thuyền hoa. Hàng trăm chiếc xe được trang trí giống như những con thuyền nhỏ chầm chậm lướt nhẹ trên phố.

Đây là ngày hội của các cư dân bên bờ biển Tây Nam nước Mỹ. Vào khoảng tháng 1 năm 1890, một bác sĩ tên là Heton từ khu vực ven biển Đơng đã chuyển đến Pasadena phía Đơng Bắc Los Angeles. Bác sĩ Heton nhận thấy dịp giáp tết, khí hậu ở đây thật ấm áp dễ chịu như tiết trời mùa xuân. Khắp nơi, hoa hồng nở rộ, cảnh sắc thật thơ mộng và quyến rũ. Ông bèn đề nghị chính quyền địa phương tổ chức ngày lễ hội hoa hồng để đón chào năm mới. Ngay sau đó, ơng cùng với những người bạn bắt tay vào làm công tác chuẩn bị. Đúng một năm sau, vào tháng giêng năm 1891, lễ hội hoa hồng lần đầu tiên được khai mạc tưng bừng. Từ đó đến nay, lễ hội này vẫn được duy trì đều đặn mỗi năm một lần vào dịp năm mới.

Trước đây, người ta sử dụng xe ngựa làm thuyền hoa, song từ năm 1901, người ta bắt đầu dùng ô tô. Trong thuyền hoa đặt một chiếc ngai màu trắng làm bằng những bông hoa cúc.

Văn hoá Hoa Kỳ

Ngồi trên ngai là "nữ hoàng hoa hồng", đầu đội vương miện, mặc bộ lễ phục màu trắng. Ngồi sau hồng hậu là 6 "cơng chúa hoa hồng", mặc lễ phục màu xanh, xếp thành hoa hồng. Đoàn người xe diễu hành trên phố, đi đầu là chiếc thuyền hoa và đội kỵ binh, theo sau là ban nhạc với khúc hành tiến rộn ràng. Biển người kéo dài hàng dặm phía sau.

Ngày nay, lễ hội hoa hồng vẫn được tổ chức rầm rộ. Trước ngày diễn ra lễ hội, du khách từ khắp nơi kéo về Los Angeles mang theo những chiếc thuyền hoa lộng lẫy.

2.7.6.Những lễ hội kỳ quặc ở Mỹ

Lễ hội tràn ngập khoai tây nghiền, điệu nhảy của những chú gà, bắt chước Ernest Hemingway, tất cả những hoạt động độc nhất vô nhị này hứa hẹn thu hút hàng ngàn khách du lịch đến với nước Mỹ vào mùa hè này. Dưới đây là 10 lễ hội “kỳ quặc” ở Mỹ do tạp chí du lịch TripAvisor đề cử, là những gợi ý thú vị cho khách du lịch trong mùa du lịch 2010

Cứ vào ngày 10 tháng 7 hàng năm, đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước Mỹ lại tụ hội ở Dublin để chứng kiến và tham dự những trị chơi có một khơng hai trên thế giới như: quẳng phịch người xuống hố bùn, tạo những khúc nhạc từ nách, phun hạt dưa hấu xem ai phun xa hơn, ném nắp bệ bồn cầu vệ sinh. Người thắng cuộc sẽ được nhận giải thưởng và cúp làm từ những lon bia cũ. Những trò chơi độc đáo này được tổ chức thường niên và kéo dài 15 năm qua.

Những khúc nhạc được tạo từ nách ở Dublin

Quẳng mình xuống vũng bùn một cách khơng thương tiếc

2.7.6.2. Lễ hội khoai tây nghiền Barnesville

Lễ hội khoai tây nghiền Barnesville hàng năm thu hút hơn 16000 người yêu thích khoai tây đến tham dự hơn 40 hoạt động độc đáo của lễ hội bao gồm: đấu vật trong vũng khoai tây nghiền, thi gọt khoai tây, tạo hình trên khoai tây nghiền, thi ăn khoai tây nghiền.

Văn hố Hoa Kỳ

Lễ hội khoai tây nghiền Barnesville hàng năm thu hút hơn 16000 người yêu thích khoai tây đến tham dự

2.7.6.3.Cuộc thi trang trí vỏ và càng cua ở miền Trung Đại Tây Dƣơng

Những người tham dự sẽ phải tạo hình và trang trí vỏ và càng cua trên bãi biển Virginia để giành giải thưởng cuối cùng: con cua thân thiện nhất, con cua xấu hổ nhất, con cua độc đáo nhất. Một hoạt động thú vị nữa là cuộc thi chạy việt dã giữa những chú cua trên đoạn đường dài 8 foot.

2.7.6.4. Lễ hội gà Wayen – từ ngày 9 đến 11 tháng 7, Wayen, Nebraska

Những fan hâm mộ của gà sẽ được hóa thân thành những chú gà và tham gia vào lễ hội gà lớn nhất thế giới và kéo dài 3 ngày ở Wayen. Lễ hội gà đặc biệt này bao gồm nhiều hoạt động thú vị như cuộc thi nhảy theo điệu của những chú gà, bắt chước tiếng gà gọi con (cục cục)…

Những fan hâm mộ của gà sẽ được hóa thân thành những chú gà

2.7.6.5. Lễ hội vật thể ngoài hành tinh Roswell

Lễ hội bao gồm các cuộc nói chuyện, hội thảo của những chuyên gia về UFO, hóa trang thành những động vật ngồi trái đất, lễ hội pháo hoa ngày quốc khánh Mỹ 4/7 chắc chắn sẽ mang đến cho khách du lịch những khám phá mới mẻ và thú vị về một thế giới ngoài trái đất bí ẩn.

Văn hố Hoa Kỳ

2.7.6.6..Cuộc thi độc đáo từ bánh kẹo

Vào 11 h ngày 16 đến 20 tháng 8 hàng năm, khách du lịch sẽ được chứng kiến và tham dự những cuộc thi độc đáo từ bánh kẹo như: tạo hình điêu khắc trên kẹo bơ cứng, cắn bánh bích qui thành hình nghệ thuật hay tạo hình trên những thanh khoai tây chiên kiểu Pháp.

2.7.6.7. Cuộc thi ném phân bị khơ Winconsin

Phân bò được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau trong lễ hội đặc biệt này, thu hút hơn 40 000 lượt tham dự mỗi năm. Người tham dự sẽ có cơ hội tham dự vào cuộc thi ném phân bị khơ Chip Chuckin, nhảy clog, biểu diễn âm nhạc, thi chạy việt dã 10km. Kỷ lục cho cuộc thi ném phân bị khơ đến nay đã được lập là 248 feet.

2.7.6.8. Lễ hội Hemingway

Lễ hội truyền thống kéo dài 30 năm nhằm tưởng nhớ cuộc đời và sự nghiệp của một người con Key West, bang Floria- nhà văn nổi tiếng Ernest Hemingway. Lễ hội bao gồm các hoạt động thú vị độc đáo như hóa trang thành Ernest Hemingway, hay chạy đua theo những chú bị.

Văn hố Hoa Kỳ

Hóa trang thành nhà văn nổi tiếng Ernest Hemingway

2.7.6.9. Giải đua thuyền các tông thế giới

Giải đua thuyền đặc biệt này diễn ra trên hồ Greers Ferry kêu gọi hơn 4000 người chế tác thuyền bằng bìa các tơng tham dự một cuộc đua thuyền trên chiều dài 200 thước. Giải thưởng ” Niềm tự hào của hải qn” sẽ được giành cho chiếc thuyền bìa các tơng đẹp mắt nhất và giải Titanic giành cho chiếc thuyền cịn sống sót sau khi chạy 50 thước và đụng độ với một tảng băng y hệt phim Titanic.

2.7.6.10. Lễ hội quốc gia Tom Sawyer

Lễ hội thường niên kéo dài 55 năm này, được tổ chức bên bờ sông thị trấn Hannibal là nơi nhà văn Mark Twain và nhân vật Tom Sawyer trải qua thời thơ ấu. Lễ hội Tom Sawyer bao gồm nhiều hoạt động vui chơi độc đáo như trong truyện “Cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer”: thi vẽ trên hàn rào, nhảy theo điệu con cóc, chơi bóng chuyền trong bùn.

Văn hố Hoa Kỳ

2.8.Tập quán và văn hóa kinh doanh tại Hoa Kỳ

2.8.1.Một số nét cơ bản

Cách viết họ tên

Tên người Mỹ được viết theo thứ tự tên riêng trước, sau đó đến tên đệm và cuối cùng là họ. Họ lấy theo họ bố; khơng dùng họ mẹ. Ví dụ, Bill William Clinton trong đó Bill là tên riêng, William là tên đệm, và Clinton là họ. Tên đệm thường được viết tắt hoặc thậm chí khơng viết. Ví dụ, Bill William Clinton thường được viết là Bill W. Clinton hoặc chỉ viết ngắn gọn là Bill Clinton. Họ tên cũng có thể viết theo tứ tự họ trước rồi đến tên riêng, và cuối cùng là tên đệm. Trong trường hợp này sau họ có dấu phẩy. Ví dụ: Clinton, Bill William.

Phụ nữ Mỹ khi lấy chồng đổi họ theo họ chồng. Có một số người dùng cả họ mình và họ chồng. Ví dụ, Hillary Rodham Clinton, trong đó Hillary là tên riêng; Rodham là họ của Hillary; và Clinton là họ của chồng.

Cách xƣng hô

Trừ một số trường hợp đặc biệt, người Mỹ thường gọi nhau bằng tên riêng. Tuy nhiên, có một số nguyên tắc phổ biến mà các nhà kinh doanh nước ngoài nên theo.

 Đối với lần tiếp xúc trực tiếp hoặc qua thư từ đầu tiên, nên gọi nhau bằng Mr., Mrs., Miss, Ms. hoặc Dr. và tiếp theo là họ. Ví dụ, Mr. Clinton.

 Có thể gọi tên riêng khi được mời hoặc sau khi đã có quan hệ thân mật.

 Không gọi tên riêng (trừ phi được mời) đối với những người hơn nhiều tuổi, hoặc có địa vị hoặc cấp bậc cao hơn mình nhiều, hoặc đối với những người mà bạn muốn thể hiện sự tôn trọng.

 Đối với trẻ em thì ln ln có thể gọi tên riêng.

 Đối với quân nhân hoặc cảnh sát nên gọi bằng cấp bậc (nếu biết) hoặc gọi chung là “Officer” và tiếp theo là họ. Ví dụ, General Clark hoặc Officer Lugar.

 Đối với người mới gặp lần đầu và khơng biết tên (ví dụ như nhân viên bán hàng, thư ký, lái xe, nhân viên khách sạn…) có thể gọi “Sir”, “Mr.”, “M’am” hoặc “Miss”.

Văn hoá Hoa Kỳ

Một số tính cách đặc trƣng của ngƣời Mỹ

Khác với một số nền văn hóa khác, nhất là văn hóa Châu á, nhìn chung, người Mỹ rất coi trọng tự do cá nhân và tính tự lập. Gia đình, cộng đồng, tơn giáo, hoặc tổ chức là thứ yếu so với các quyền cá nhân. Chủ nghĩa cá nhân này cũng dẫn đến một tính cách nổi bật của người Mỹ là cạnh tranh.

Phong cách chung của doanh nhân Mỹ là ít chú ý đến nghi lễ, đi thẳng vào vấn đề, và muốn có kết quả nhanh. Trong đàm phán, người Mỹ thường xác định trước và rõ mục tiêu cần đạt được, chiến lược và chiến thuật đàm phán, và dùng số liệu để chứng minh cho các luận điểm của mình. Họ muốn dành chiến thắng về phần mình, song cũng sẵn sàng thỏa hiệp trên cơ sở đôi bên cùng có lợi. ở Hoa Kỳ, “có đi có lại” là nguyên tắc quan trọng trong đàm phán chính trị cũng như trong kinh doanh.

Người Mỹ thích nói thẳng, rõ ràng, và dễ hiểu. Họ khơng thích kiểu nói vịng vo, xa xơi, hoặc ví von. Nhìn chung, khi người Mỹ nói “được” thì có nghĩa là được và “khơng được” có nghĩa là khơng được. Người Mỹ khơng ngại ngùng khi trả lời “tôi không biết” nếu như họ không biết về vấn đề mà bạn quan tâm, hoặc “tôi không phụ trách việc này” nếu như vấn đề bạn quan tâm không trong phạm vi trách nhiệm của họ. Tuy nhiên, người Mỹ thường sẵn sàng chỉ cho bạn biết bạn phải hỏi ai hoặc tìm ở đâu để có những thơng tin mà bạn cần, hoặc ai là người phụ trách việc mà bạn quan tâm.

Tính thẳng thắn và sự lịch thiệp cũng có mức độ khác nhau tuỳ theo vùng. Người New York nổi tiếng là trực tính, và thậm chí hơi thơ bạo nếu so sánh với văn hóa Châu á. Người ở vùng Trung Tây cũng thẳng thắn nhưng thường lịch sự hơn nhiều. Người California không phải lúc nào cũng nói đúng ý nghĩ của họ. Ví dụ ở Los Angeles – miền đất của những giấc mơ – nếu ai đó nói với bạn “Tơi sẽ trở lại vấn đề này với bạn” thì cũng có thể là họ sẽ làm như vậy thật, song cũng có thể họ ngụ ý là “Bạn khơng có cơ hội”.

Nhìn chung, người Mỹ khơng có thói quen nói hoặc cười to trong khi ăn uống hoặc ở nơi công cộng. Họ rất tự giác xếp hàng đợi đến lượt mình khi có từ hai người trở lên, và khơng có thói quen chen ngang hàng. Tại cửa ra vào thang máy, tầu điện ngầm, hoặc xe buýt, người ở ngoài thường đợi cho người ở trong ra hết rồi mới vào. Người Mỹ có thói quen cám ơn khi được người khác giúp đỡ dù chỉ là một việc rất nhỏ như nhường đường chẳng hạn.

Chào hỏi

Cũng như ở các nơi khác, ở Hoa Kỳ, bắt tay là một cách chào phổ biến. Bạn có thể bắt tay cả đàn ông và phụ nữ ở những lần gặp nhau đầu tiên hoặc sau đó. Người Mỹ có thói quen bắt tay chặt dùng cả bàn tay chứ khơng phải chỉ ngón tay (khơng có nghĩa là bóp chặt đến mức làm đau tay người khác) để thể hiện sự thân thiện và nhiệt tình. Bắt tay lỏng lẻo có thể bị coi là khơng chắc chắn, thiếu tự tin, và thậm chí là hờ hững trong quan hệ. Rất ít khi thấy người Mỹ dùng cả hai tay để bắt tay. Thỉnh thoảng bạn có thể thấy đàn ơng với đàn bà hoặc đàn bà với đàn bà chào nhau bằng cách ơm, và thậm chí cọ má vào nhau hoặc hơn nhẹ lên má nhau. Hình thức chào này thường chỉ dành cho những người là bạn bè lâu, hoặc ít nhất cũng đã quen nhau. Ngồi ra, người Mỹ rất ít đụng chạm vào nhau.

Văn hố Hoa Kỳ

Không nên hỏi tuổi, hoặc thu nhập của người Mỹ. Tơn giáo, chính trị, và tình dục cũng là những lĩnh vực nhạy cảm ở Mỹ. Tốt nhất là bạn nên tránh những chủ đề này trừ phi với những người bạn thân.

Khi nói chuyện, người Mỹ thường nhìn thẳng vào người đối diện và đứng không qúa gần. Khơng nhìn thẳng vào người mình đang nói chuyện, nói năng nhỏ nhẹ, thái độ bẽn lẽn có thể bị coi là người khơng có quyền hành hoặc yếu đuối. Bạn cũng có thể nhìn thấy người Mỹ gác chân nọ lên chân kia và ngả người về phía sau khi ngồi nói chuyện với khách. Những nét văn hóa này thường mẫu thuẫn với truyền thống tôn trọng lễ phép và khiêm tốn của người Châu á. Nói như vậy khơng có nghĩa là người Mỹ kiêu ngạo hoặc thơ lỗ. Người Mỹ thường coi trọng tính hiệu qủa hơn là sự lịch thiệp.

Cử chỉ, điệu bộ

Người Mỹ cũng sử dụng cử chỉ, điệu bộ ở những mức độ khác nhau trong giao tiếp để nhấn mạnh điều mình muốn nói hoặc có thể chỉ theo thói quen tự nhiên. Lắc đầu từ bên nọ sang bên kia có nghĩa là khơng đồng ý. Gật đầu có nghĩa là đồng ý. Rướn lơng mày thể hiện sự ngạc nhiên. Nhún vai thể hiện sự hoài nghi hoặc không chắc chắn. Trong nhà hàng khi muốn gọi người phục vụ bạn có thể giơ tay lên cao và chìa ngón tay trỏ ra để thu hút sự chú ý của họ. Tuy nhiên, nếu vẫy hoặc chỉ thẳng ngón tay trỏ vào người khác lại có nghĩa là buộc tội hoặc thách thức người đó. Giơ tay ra với lịng bàn tay hướng về phía trước có nghĩa là dừng lại. Đối với người Mỹ giơ ngón tay giữa lên bị coi là tục tĩu và thách đố.

Thời gian là tiền bạc

Ở Hoa Kỳ, “thời gian là tiền bạc”. Thời gian cũng được coi là một loại hàng hóa như tất cả các loại hàng hóa khác. Người Mỹ tiết kiệm thời gian cũng như tiết kiệm tiền bạc. Những người cung cấp dịch vụ như luật sư, kế toán, tư vấn, các nhà tâm lý học, thợ sửa chữa cơ khí… thường tính phí hoặc tiền cơng dựa trên số giờ làm việc cho khách hàng, đơi khi kể cả thời gian tiếp và/hoặc nói chuyện qua điện thoại với khách hàng. Do vậy, các nhà kinh doanh, khi cần sử dụng luật sư, cần phải chuẩn bị rất kỹ các câu hỏi và nội dung cần tư vấn, và đi thẳng vào vấn đề để tiết kiệm tối đa thời gian sử dụng luật sư, tức là tiết kiệm chi phí cho chính mình.

Tương tự như vây, các nhà kinh doanh Mỹ không có nhiều thời gian để nói chuyện rơng dài hoặc đọc những bức thư dài hoặc chờ đợi sự trả lời chậm trễ. Các bức thư chào hàng hoặc giao dịch trước hết phải thu hút được sự chú ý của người đọc, và phải ngắn gọn và rõ ràng (Xin xem thêm mục hướng dẫn viết thư chào hàng), trả lời thẳng vào các vấn đề hoặc cungcấp đúng những thông tin mà đối tác yêu cầu. Sự chậm trễ trả lời các thư hỏi hàng của đối tác Mỹ chắc chắn sẽ làm mất cơ hội kinh doanh.

Văn hoá Hoa Kỳ

2.8.2.Giao tiếp kinh doanh

Gặp gỡ làm việc

Một phần của tài liệu Tiểu luận khám phá nét văn hoá hoa kỳ (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)