CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰNHIÊN VÙNG NGHIÊN CỨU
2.5. Đặc điểm địa chất Đệ tứ
2.5.2. Holocen hạ-trung (Q2 1-2 )
)
Được Phạm Huy Thông và Vũ Quang Lân xếp vào hệ tầng Phú Bài năm 1997 để mô tả các trầm tích đa nguồn gốc Holocen hạ - trung (Q21-2
pb). Hệ tầng này gồm có các dạng nguồn gốc sau: sơng (a), sông-biển (am), sông-biển-đầm lầy (amb), biển sơng (ma), biển (m) và biển gió(mv). Chúng tạo nên những đụn hẹp ở ven rìa đồng bằng tạo nên thềm bậc I và bị các trầm tích trẻ phủ lên. Các trầm tích của hệ tầng lộ khá rộng rãi ở Phong Điền, Hương Trà, Phú Vang, Hương Thủy, Hải Lăng, Triệu Phong...(hình 2.2). Ngồi ra, còn gặp trong các lỗ khoan ở độ khoan ở độ sâu 49,4-1,2m. Bề dày hệ tầng 1-44,2m.
- Trầm tích sơng (aQ21-2
pb): Trầm tích này phân bố dọc theo các con sông,
bắt gặp trong các lỗ khoan. Đặc trưng cho thành tạo này bao gồm các lớp trầm tích sau:
Lớp 1: cuội, sỏi, cát, bột, sét màu xám, xám vàng, vàng sẫm. Dày 2m; Lớp 2: cát hạt trung, thô lẫn bột, sạn sỏi màu xám vàng, vàng sẫm. Dày 0,5- 1,5m. Bề dày chung 2,5-3,5m.
-Trầm tích sơng - biển (amQ21-2 pb): có diện phân bố rộng hơn trầm tích sơng,
lộ rải rác ở ven rìa đồng bằng, cịn chủ yếu chúng chìm sâu dần từ rìa ĐB ra biển (độ sâu gặp từ 1-41,6m), bề dày thay đổi 3,5-22,4m. Chúng nằm phủ trực tiếp trên đá gốc hệ tầng Phú Xn và chuyển tiếp ở trầm tích sơng cùng tuổi. Đặc điểm của trầm tích sơng biển bao gồm các lớp:
- Lớp 1 (9-7,5m): bột, cát lẫn nhiều dăm sạn thạch anh. Dày 1,5m;
- Lớp 2 (7,5-2m): bột, bột cát, bột sét, cát hạt mịn màu xám xanh, xám đen lẫn ít sạn thạch anh hạt nhỏ. Dày 5,5m;
- Lớp 3 (2-0m): sét bột lẫn cát, ít sạn màu xám vàng, xám nâu. Dày 2m. Bề dày tổng cộng 9m.
- Trầm tích sơng-biển-đầm lầy (ambQ21-2 pb): trầm tích này có diện lộ hẹp ở
khu vực Phú Bài còn lại chỉ bắt gặp trong các hố khoan sâu. Đặc điểm thạch học của trầm tích sơng - biển - đầm lầy bao gồm các lớp sau:
- Lớp 1: sét bột pha cát màu xám xanh, xanh đen, có bề dày 1m;
- Lớp 2: cát bột lẫn mùn thực vật màu xám, xám sẫm, xám đen, đôi chỗ bị phong hóa khá mạnh tạo màu cà phê, bề dày 0.8m.
Bề dày chung là 1.8m và chuyển tiếp lên tầng cát trắng thuộc phân hệ tầng trên. Ngoài ra, trong các lỗ khoan ở độ sâu từ 22-36,3m là bột sét xen các lớp cát bột màu xám đen, xám nâu, xám phớt xanh lẫn nhiều vỏ sị và nhiều di tích thực vật đã phân hủy.
- Trầm tích biển-sơng (maQ21-2
pb): trầm tích này lộ ở khu vực Phong Sơn,
Văn Xá, Hương Chữ, Hương Hồ, tạo nên thềm bậc I có bề mặt bằng phẳng, cao độ 4-6m. Từ rìa ĐB ra biển, chúng chìm sâu dần và có diện tích phân bố mở rộng trong lưu vực các sông Hương, Bồ với thành phần thạch học bao gồm bột sét lẫn cát màu xám nâu, nâu vàng có chứa bào tử phấn hoa, dày 2,5m. Trầm tích nguồn gốc này được chuyển tiếp từ trầm tích sơng-biển-đầm lầy của phân hệ tầng dưới và chuyển lên trên là trầm tích hệ tầng Phú Vang.
-Trầm tích biển (mQ21-2
pb): trầm tích biển thuộc hệ tầng Phú Bài có diện
phân bố rộng rãi ở Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng, Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Bài với đặc điểm thạch học: nằm chuyển tướng trên lớp sét bột màu xám xanh, xám ghi mềm dẻo của trầm tích sơng biển cùng hệ tầng là cát hạt nhỏ, hạt trung lẫn ít sạn màu xám trắng với bề dày 9m. Ngồi ra, trầm tích có nguồn gốc biển cịn xuất hiện trong các lỗ khoan bao gồm các lớp:
Lớp 1 (17,2-12,4m): cát hạt trung-hạt nhỏ lẫn, sạn thạch anh màu xám, xám trắng, đôi chỗ xám phớt xanh, dày 8m;
Lớp 2 (12,4-5,4m): cát hạt nhỏ, hạt trung lẫn sạn thạch anh, bột màu xám, xám trắng. Bề dày 7m.
- Trầm tích biển-gió (mvQ21-2 pb): trầm tích biển-gió phân bố thành dải, cồn
cát khơng liên tục trên trầm tích cùng tuổi, chúng phân bố ở khu vực Phong Hiền, Phong Thu trên địa hình đồi cao (10-13m) không bằng phẳng. Đặc trưng là cát thạch anh hạt trung-hạt nhỏ màu trắng, độ chọn lọc và mài tròn tốt và bề dày khoảng một vài mét.