Xử lý và phân tích dữ liệu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH những nhân tố cư bản ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách về chất lượng dịch vụ trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 35)

2.2 .Các nghiên cứu liên quan

2.2.1 .Nghiên cứu trong nước

3.7. Xử lý và phân tích dữ liệu

Để thực hiện cơng việc thống kê và phân tích dữ liệu thu thập tác giả sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để kiểm định độ tin cậy của thang đo và thực hiện phân tích các chỉ tiêu thống kê.

3.7.1. Xử lý dữ liệu 3.7.1.1. Làm sạch số liệu 3.7.1.1. Làm sạch số liệu

Trước khi xử lý và phân tích dữ liệu bảng hỏi cần được kiểm tra để loại bỏ những phiếu không thỏa phạm vi nghiên cứu của đề tài, những phiếu trả lời không đạt do người được khảo sát trả lời thiếu hoặc mỗi quan sát có từ 2 ý trả lời trở lên. Sau khi nhập dữ liệu vào máy tiến hành kiểm tra lỗi như sai, sót hay thừa dữ liệu; loại bỏ những quan sát có điểm số bất thường bằng các thống kê mô tả như bảng tần

số. Tác giả khảo sát được 300 bảng câu hỏi nhưng sau quá trình làm sạch dữ liệu bảng hỏi cịn lại 290 phiếu.

3.7.1.2. Mã hóa bảng hỏi

Các dữ liệu định tính khơng phải dạng số thì được mã hóa thành các con số như phần thứ hai của bảng hỏi

Các dữ liệu định lượng sẽ được mã hóa như mục 3.2.3 thang đo chính thức

3.7.2. Phƣơng pháp phân tích dữ liệu 3.7.2.1. Thống kê mô tả mẫu điều tra

Các thống kê mô tả (bảng tần số) sử dụng trong nghiên cứu này để phân tích, mơ tả dữ liệu về đối tượng tham gia điều tra. Được dùng để mô tả để mô tả mẫu khảo sát, tóm tắt dữ liệu dưới dạng bảng hay đồ thị

3.7.2.2. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

Để đánh giá độ tin cậy của thang đo tác giả sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha (α) để đánh giá độ tin cậy của thang đo. Thông qua phần mềm SPSS 20.0 xử lý và sàng lọc loại bỏ các biến quan sát không đạt tiêu chuẩn độ tin cậy trong đó. Cronbach’s Alpha là phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ của tập hợp các biến quan sát thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008, tr.257,258) cùng các nhà nghiên cứu khác khẳng định rằng khi hệ số Cronbach’s Alpha có giá trị từ 0,60 trở lên là chấp nhận được.

Về mặt lý thuyết, hệ số Cronbach’s Alpha càng cao thì càng tốt (chứng tỏ thang đo cao càng có độ tin cậy cao). Mặt khác, khi hệ số Cronbach’s Alpha quá lớn (0,95) thì sẽ xuất hiện hiện tượng đa cộng tuyến trong đo lường, có nghĩa là nhiều biến trong thang đo khơng có sự khác biệt nhau nhiều (theo Nguyễn Đình Thọ, 2011). Tùy theo bối cảnh nghiên cứu mà nhà nghiên cứu quyết định hệ số Cronbach’s Alpha phải lớn hơn 0,6; 0,7 hoặc 0,8.

Theo Nunally (1978), Peterson (1994) và Slate (1995) hệ số Cronbach’s Alpha được xét trong các trường hợp như sau:

0,60 ≤ α < 0,7: Khá tin cậy (trong trường hợp nghiên cứu hoàn toàn mới hoặc mới trong bối cảnh nghiên cứu)

0,80 ≤ α < 0,90: Rất tốt

Tuy nhiên, bên cạnh hệ số Cronbach’s Alpha người ta còn sử dụng hệ số tương quan biến tổng (iterm total correlation), do hệ số Cronbach’s Alpha không cho biết biến nào nên giữ lại và biến nào nên loại bỏ; theo đó những biến có hệ số tương quan biến tổng < 0,3là biến rác và sẽ bị loại bỏ (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

3.7.2.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA

Để tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về chất lượng dịch vụ du lịch. Trong nghiên cứu này, phân tích nhân tố được sử dụng chủ yếu để thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu, trong nghiên cứu ta có thể thu thập được một số lượng biến khá lớn và hầu hết các biến này có liên hệ với nhau và số lượng của chúng phải cần giảm xuống đến một số lượng mà chúng ta có thể sử dụng được.

Phân tích nhân tố khám phá EFA được sử dụng phổ biến để đánh giá giá trị của thang đo. Tham số trong phân tích nhân tố gồm:

(1) Tiêu chuẩn Bartlett kiểm định dùng xem xét mối liên hệ lẫn nhau giữa các biến dùng trong phân tích. Bartlett là đại lượng thống kê dùng để xem xét giả thuyết các biến không tương quan trong tổng thể. Điều kiện cần để phân tích nhân tố là các biến phải có tương quan với nhau (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Phép thử Bartlett phải có mức ý nghĩa nhỏ hơn 0,05 (Hair và cộng sự, 2006)

(2) Hệ số tải nhân tố (Factor loadings): là những hệ số tương quan đơn giữa các biến và các nhân tố (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Hệ số này phải có giá trị tối thiểu là 0,3; lớn hơn 0,4 được xem là quan trọng và lớn hơn 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Nếu cỡ mẫu khoảng 100 thì nên thì nên chọn tiêu chuẩn hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,55; nếu cỡ mẫu khoảng 50 thì hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,75. Với các biến khơng đạt tiêu chí thì bị loại vì khơng phải là biến quan trọng trong mơ hình

(3) Hệ số KMO (Kaiser - Mayer – Olkin) dùng để đánh giá sự thích hợp EFA. Theo đó 0,5 ≤ KMO ≤ 1 và Sig < 0,05 thì có thể khẳng định dữ liệu là thích hợp cho phân tích nhân tố. Trường hợp KMO < 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng khơng thích hợp với dữ liệu cần phải lần lượt bỏ items cho đến khi giá trị này thỏa mãn (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008, Tr.262).

(4) Correlation Matrix ma trận thể hiện số tương quan giữa các cặp biến quan sát dùng trong phân tích.

(5) Communality = tổng bình phương các hệ số tải nhân tố. Có thể xem communality như là R2 của mơ hình hồi quy với biến phụ thuộc là biến quan sát và các biến độc lập là các nhân tố.

(6) Để thực hiện phân tích nhân tố tác giả dựa vào sự tương quan của các biến đo được (thể hiện qua bảng Matrix). Qua bảng ma trận tương quan để thấy rằng các biến ít nhiều phải có mối liên hệ với nhau thành những đại lượng được thể hiện dưới dạng mối tương quan theo đường thằng gọi là nhân tố (factors).

3.7.2.4. Phân tích hồi quy bội

Dựa trên các nhân tố đã rút trích, đề tài sử dụng phương pháp hồi quy để mô tả mối liên hệ giữa các biến độc lập: Cơ sở hạ tầng, An ninh - An toàn, Khả năng đáp ứng, Giá cả dịch vụ, Tài nguyên địa phương và Yếu tố con người đến biến phụ thuộc là Cảm nhận dịch vụ (Sự hài lòng).

Dạng hồi quy:

Cảm nhận dịch vụ (Sự hài lòng) = β0 + β1Cơ sở hạ tầng + β2An ninh trật tự và sự an toàn + β3Khả năng đáp ứng + β4Giá cả dịch vụ + β5Tài nguyên du lịch địa phương + β6Yếu tố con người.

Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + β6X6

Để kiểm tra các mối quan hệ trong mơ hình nghiên cứu tác giả sử dụng phân tích hồi quy bội. Thang đo của các yếu tố sau khi đã được kiểm định sẽ được xử lý chạy hồi quy tuyến tính- một kỹ thuật rất có ưu thế.

Kiểm định mơ hình lý thuyết là để đánh giá mức độ tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Phân tích hồi quy bội cần thực hiện các kiểm tra sau:

(1) Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến: sử dụng công cụ VIF để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến, nếu VIF < 10 có thể kết luận khơng có hiện tượng đa cộng tuyến. (Hồng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)

(2) Kiểm định tương quan từng phần của các hệ số hồi quy: theo Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) thì ta cần xem giá trị sig của các hệ số hồi

quy. Nếu sig < 0,05 thì kết luận hệ số có ý nghĩa thống kê, ngược lại thì loại bỏ biến tương ứng khỏi mơ hình.

(3) Kiểm tra mức độ phù hợp của mơ hình: đánh giá xem có mối quan hệ tuyến tính giữa biến độc lập và biến phụ thuộc khơng. Mơ hình được xem là phù hợp nếu có ít nhất một hệ số hồi quy khác 0 và không phù hợp nếu tất cả hệ số hồi quy bằng 0.

Tóm tắt chƣơng 3

Trong chương 3, trên cơ sở mơ hình nghiên cứu tác giả xây dựng quy trình nghiên cứu, nội dung của chương tập trung vào tiến trình nghiên cứu đưa ra nguồn gốc và cách thức thu thập dữ liệu, giới thiệu cách xác định cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu. Trong chương này cũng đưa ra bộ thang đo cho các yếu tố trong mơ hình và trình bày phương pháp phân tích dữ liệu.

Tác giả sử dụng phần mềm SPSS 20.0 hỗ trợ cho việc xử lý dữ liệu, từ đó tác giả thực hiện phân tích kết quả nghiên cứu được trình bày trong chương 4 dưới đây.

CHƢƠNG 4

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Sử dụng phần mềm để xử lý số liệu thu thập được. Trình bày các kết quả nghiên cứu thơng qua việc phân tích và kiểm tra mơ hình nghiên cứu như: các nội dung về thông tin mẫu, kết quả kiểm định thang đo qua hai phép phân tích là đo lường độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố EFA và cuối cùng là kết quả mơ hình cũng như kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.

4.1. Giới thiệu tổng quan về Đồng Nai 4.1.1. Điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng 4.1.1.1. Vị trí địa lý

Đồng Nai là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ Việt Nam. Đây là tỉnh có dân số đơng thứ hai ở miền Nam (sau Thành phố Hồ Chí Minh) có diện tích lớn thứ hai ở Đơng Nam Bộ (sau Tỉnh Bình Phước) và thứ ba ở miền Nam (sau Tỉnh Bình Phước và Tỉnh Kiên Giang). Đồng Nai có thành phố Biên Hòa là thành phố trực thuộc tỉnh có dân số đơng nhất cả nước.Đồng Nai có dân số đơng thứ 5 cả nước và có dân số đơ thị đứng thứ 4 (sau TP. HCM, Hà Nội và Hải Phòng). Cách Thành phố Hồ Chí Minh 30 km, cách Hà Nội 1.684 km theo đường Quốc lộ 1A. Tỉnh được xem là một tỉnh cửa ngõ đi vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ - vùng kinh tế phát triển và năng động nhất cả nước.Đồng thời, Đồng Nai là một trong ba góc nhọn của tam giác phát triển Thành phố Hồ Chí Minh - Bình Dương - Đồng Nai. Dân cư tập trung phần lớn ở TP. Biên Hòa với hơn 1 triệu dân và ở 2 huyện Trảng Bom, Long Thành. Tỉnh Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, với diện tích tự nhiên là 5.907,2 km². Phía Đơng giáp tỉnh Bình Thuận, phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh, phía Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng và Bình Dương, Tây bắc giáp tỉnh Bình Phước. Đồng Nai có vị trí hết sức quan trọng, là cửa ngõ phía đơng Thành phố Hồ Chí Minh và là một trung tâm kinh tế lớn của cả phía Nam, nối Nam Trung Bộ, Nam Tây Nguyên với tồn bộ vùng Đơng Nam Bộ.

4.1.1.2. Thời tiết và khí hậu

Khí hậu Đồng Nai là khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa tương phản nhau là mùa khô và mùa mưa. Mùa khô thường bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11. Khoảng kết thúc mùa mưa dao động từ đầu tháng 10 đến tháng 12. Nhiệt độ trung bình năm 25 – 27 °C, nhiệt độ cao cực trị khoảng 40 °C và thấp cực trị 12,5 °C và số giờ nắng trong năm 2.500 – 2.700 giờ, độ ẩm trung bình ln cao 80 – 82%.

4.1.1.3. Giao thông

Đồng Nai là một tỉnh có hệ thống giao thông thuận tiện với nhiều tuyến đường huyết mạch quốc gia đi qua như quốc lộ 1A, quốc lộ 20, quốc lộ 51; tuyến đường sắt Bắc - Nam; gần cảng Sài Gịn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế trong vùng cũng như giao thương với cả nước đồng thời có vai trị gắn kết vùng Đơng Nam Bộ với Tây Nguyên. Các dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam, đường cao tốc Bắc Nam đều đi qua Đồng Nai.

4.1.1.4. Văn hóa và du lịch

Đồng Nai có nhiều di tích lịch sử, văn hố và các điểm du lịch có tiềm năng: Văn miếu Trấn Biên (Biên Hịa), đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, khu du lịch Bửu Long, khu du lịch ven sông Đồng Nai, Vườn quốc gia Nam Cát Tiên, làng bưởi Tân Triều, khu du lịch sinh thái Thác Mai - hồ nước nóng, Đảo Ĩ, chiến khu Đ, mộ cổ Hàng Gịn, đàn đá Bình Đa, khu du lịch thác Giang Điền, khu du lịch Long Châu Viên (Xuân Tân, Long Khánh), khu du lịch Vườn Xồi, khu di tích cấp quốc gia núi Chứa Chan (núi Gia Lào), Hồ Núi Le (Xuân Lộc), trung tâm hành hương Đức Mẹ núi Cúi (Gia Kiệm).

Đồng Nai là một tỉnh miền Đơng Nam Bộ có nghề nghiệp truyền thống nổi tiếng là gốm sứ.Sản phẩm gốm sứ của Đồng Nai có nhiều loại và khơng giống như các sản phẩm gốm sứ truyền thống khác ở miền Bắc và miền Trung.Phương pháp nghệ thuật tạo hoa văn cho sản phẩm của gốm sứ Đồng Nai là kết hợp giữa khắc nét chìm và trổ thủng sản phẩm gốm rồi qt men nhưng khơng có sự phân biết nước men và màu ve. Ngồi ra, Đồng Nai cịn có nhiều nghề nghiệp tiểu thủ cơng nghiệp truyền thống như đan lát, mây tre lá nhờ nguồn tài nguyên là các rừng lá buông của địa phương, các làng nghề khác như bánh đa, hủ tíu, gị thùng thiếc làng Kim Bích.

Gia cơng đồ mỹ nghệ, làm các sản phẩm từ gỗ công nghệ, chế biến nơng sản, sản xuất gạch ngói, đúc đồng, đúc gang... là những ngành nghề truyền thống nổi tiếng của Đồng Nai. Nắm bắt được thế mạnh này, Đồng Nai ra sức bảo vệ nghề truyền thống và thành lập các cụm công nghiệp nghề truyền thống, mở các lớp đào tạo nghề truyền thống là giải pháp then chốt và mới mẻ nhưng có tính cách lâu dài và là bước đi đúng đắn bảo vệ ngành nghề truyền thống trước sức ép phát triển của quá trình đơ thị hóa, hội nhập kinh tế và đầu tư nước ngồi cho các ngành cơng nghiệp và dịch vụ hiện đại.

4.1.2. Tình hình hoạt động du lịch

Trong những năm qua, Đồng Nai là một tỉnh có những bước phát triển nhất định đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế đáng khích lệ, có thể thấy nguồn tài nguyên mà Đồng Nai đang sở hữu thực sự dồi dào cả về mặt tự nhiên lẫn các giá trị văn hóa nhân văn.Lượng khách đến các địa điểm du lịch trên địa bàn tỉnh ngày một đông hơn hứa hẹn nhiều tiềm năng cho việc khai thác và phát triển du lịch.

Kết quả tại bảng 4.1 cho thấy lượng khách du lịch trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tăng dần qua các năm, tuy nhiên lượng khách đến du lịch Đồng Nai chủ yếu là khách trong ngày năm 2012 các địa điểm du lịch trong tỉnh đã đón 1.153.211 lượt khách,so với năm 2016 lượng khách là 1.735.585 lượt khách đạt tỷ lệ tăng 50%. Bên cạnh đó khách du lịch nghỉ qua đêm và khách do cơ sở lữ hành phục vụ tại Đồng Nai còn rất thấp, năm 2016so với tổng số lượt khách trong ngày thì khách nghỉ qua đêm chỉ chiếm 18,9% và khách do cơ sở lưu trú phục vụ đạt 52,4% còn khách do cơ sở lữ hành phục vụ chỉ đạt 9,7%.

Điều này chứng tỏ ngành du lịch tỉnh Đồng Nai đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn chưa mang lại sức thu hút đối với khách du lịch ở lại lưu trú dài ngày dẫn tới doanh thu về du lịch của tỉnh còn hạn chế tổng kết 5 năm 2012- 2016 tại Bảng 4.2 so sánh kết quả hoạt động du lịch tỉnh Đồng Nai qua các năm khơng thấy biến động gì nhiều giữa doanh thu lưu trú và doanh thu của các cơ sở lữ hành, như năm 2012 tổng doanh thu đạt 298.112 tỷ đồng trong đó cơ cấu doanh thu của các cơ sở lưu trú chiếm tỷ lệ 76,61% và cơ cấu doanh thu của các cơ sở lữ hànhlà 23,39% thì năm 2016 tổng doanh thu chỉ đạt 341.528 tỷ đồng trong đó cơ cấu doanh thu của các cơ sở lưu trú chiếm tỷ lệ 77,08% và cơ cấu doanh thu của các cơ sở lữ hành là 22,92%.

Bảng 4.1. Lƣợng khách du lịch đến Đồng Nai giai đoạn2012-2016 Đvt: Lượt người Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 Khách du lịch nghỉ qua đêm 268.910 250.272 277.680 309.000 328.765 Số lượt khách do các cơ sở lưu trú phục vụ 659.620 805.791 923.860 945.000 909.453 Số lượt khách do các cơ sở lữ hành phục vụ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH những nhân tố cư bản ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách về chất lượng dịch vụ trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)