CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
2.2.1 Sơ đồ nguyên lý hoạt động hệ thống cung cấp lưỡng nhiên liệu
LPG được chứa trong bình ở trạng thái lỏng có áp suất từ 6-8 bar. Dưới áp suất này LPG được dẫn theo đường ống chịu áp lực đi qua van điện từ. Sau đó LPG được dẫn đến bộ hóa hơi, nhận nhiệt của bộ hóa hơi được trích từ đường ống nước nóng của hệ thống làm mát, giảm áp và chuyển từ thể lỏng thành thể khí dưới áp suất phù hợp được đưa vào đường ống nạp hòa trộn với khơng khí để phù hợp với mọi chế độ tải của động cơ. Nhiên liệu LPG dạng hơi hòa trộn với khơng khí ở đường ống nạp tạo hịa khí, được đưa vào buồng đốt của động cơ. Lượng nhiên liệu khí LPG chiếm khoảng (6-8)% thể tích khơng khí hút vào. Ở cuối kì nén diesel được phun vào buồng đốt. Dưới áp suất và nhiệt độ cao thích hợp diesel cháy trước tạo màng lửa giúp LPG cháy theo, điều này góp phần làm giảm hiện tượng cháy kích nổ trong động cơ diesel. Trong trường hợp hết nhiên liệu LPG trong quá trình sử dụng, lúc này công suất của động cơ khi sử dụng đơn nhiên liệu diesel vẫn đạt 80% công suất định mức, do đó xe vẫn làm việc bình thường vì trong thực tế rất ít khi xe chạy hết cơng suất định mức.
33
Hình 2.3. Sơ đồ ngun lý hệ thống LPG
Bộ chuyển đổi LPG (hình 2.3) do hãng Chip IT (Australia) sản xuất có tác dụng hóa hơi và cung cấp lượng LPG thích hợp cho động cơ.
Quá trình cung cấp LPG vào động cơ được điều khiển thông qua bộ xử lý trung tâm (ECU). Sơ đồ tín hiệu của hệ thống được thể hiện trên (hình 2.4).
34
Hình 2.4. Sơ đồ tín hiệu điều khiển hệ thống cung cấp LPG
ECU của hệ thống cung cấp LPG chỉ hoạt động để điều khiển vòi phun LPG khi đủ các điều kiện sau:
- Khi động cơ hoạt động đồng nghĩa với máy phát điện của động cơ làm việc lúc này có tín hiệu từ máy phát điện đưa vào cơng tắc an tồn LPG để đóng mạch cơng tắc an tồn và cấp điện +12V cho rơ le. Tín hiệu GND của rơ le được cấp từ công tắc nhiệt lắp trên bộ hóa hơi, tức là nhiệt độ nước làm mát động cơ phải từ 550C trở lên thì cơng tắc nhiệt mới hoạt động, đồng thời nhiệt độ này đảm bảo LPG được hóa hơi hồn tồn. Lúc này cuộn dây của rơ le mới hoạt động và cung cấp điện áp +12V cho ECU.
- Quá trình làm việc của ECU theo tải của động cơ thơng qua tín hiệu áp suất tăng áp. Trong ECU sẽ đặt trước giá trị áp suất tăng áp (mặc định là 2 psi = 0,138 bar tuy nhiên có thể thay đổi cho tối ưu tùy từng loại động cơ) để kích hoạt “ON” hoặc “OFF” LPG. Tín hiệu này đã được xác định trong q trình thực nghiệm động cơ trên băng thử. Khi giá trị áp suất tăng áp đạt đến giá trị đặt trước trong ECU thì ECU sẽ được kích hoạt và cung cấp tín hiệu điện áp để mở vịi phun LPG.
35
Q trình cung cấp khí LPG vào động cơ là liên tục sau khi ECU được kích hoạt. Lượng LPG được điều chỉnh tự động theo áp suất tăng áp của động cơ, đảm bảo lượng cung cấp vào động cơ là không đổi và chỉ phụ thuộc vào áp suất ban đầu của LPG và kích thước của gíc lơ khí. Giá trị áp suất tăng áp sẽ hiển thị trên đèn led của ECU để người lái có thể quan sát được thời điểm bắt đầu kích hoạt ECU.
Trong khoảng áp suất tăng áp được thiết lập, ECU mở van điện từ để đưa LPG vào đường ống nạp vì vậy lúc khởi động động cơ ở chế độ garanti hoặc tải nhỏ chỉ có nhiên liệu Diesel được phun vào nên động cơ sau cải tạo hoạt động như động cơ nguyên thủy.