Những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đấy sự phát triển của thành phần

Một phần của tài liệu ĐỀ tài kinh tế thị trường định hướng XHCN và sự phát triển của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở nước ta (Trang 25 - 33)

4) Phương pháp nghiên cứu

2.3. Phương hướng và giải pháp nhằm thúc đấy sự phát triển của thành phần

2.3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đấy sự phát triển của thành phần

kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi ở nước ta trong thời gian tới

Giải pháp nâng cao vai trò, hiệu lực quản lý nhà nước đối với công tác thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi:

Hồn thiện hệ thống luật pháp, chính sách liên quan đến đầu tư theo hướng nhất quán, công khai, minh bạch, có tính dự báo, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư và có tính cạnh tranh so với các nước trong khu vực. Đồng thời, hồn thiện cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích thu hút các dự án cơng nghệ cao; ban hành các tiêu chuẩn để hạn chế, ngăn chặn các dự án kém chất lượng.

Cơ cấu lại nguồn vốn FDI đúng trọng tâm, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế đất nước cũng như chiến lược, quy hoạch phát triển các ngành, các vùng quan trọng.

Giải pháp đẩy mạnh thu hút kỹ thuật - công nghệ hiện đại

Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ thẩm định dự án FDI, đào tạo một cách cơ bản và có hệ thống về trình độ chun mơn, có kiến thức, có kinh nghiệm thực tế và đủ tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp về thẩm định giá.

Tăng cường thu hút kỹ thuật – công nghệ cao trong các doanh nghiệp FDI và đẩy mạnh sự chuyển giao cơng nghệ đó cho các doanh nghiệp trong nước.

Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng hiện đại để nâng cao khả năng thu hút FDI và khắc phục sự mất cân đối trong phân bổ nguồn vốn giữa các vùng, miền.

Giải pháp tăng cường sức mạnh nội lực của các doanh nghiệp trong các thành phần kinh tế, tạo điều kiện hạn chế mặt trái của FDI

Tạo điều kiện thuận lợi để tăng cường sức mạnh nội lực, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước.

Sắp xếp, đổi mới, cổ phần hóa và hình thành các tập đồn kinh tế có năng lực cạnh tranh cao làm đối trọng với các doanh nghiệp có vốn FDI và các tập đồn xuyên quốc gia nước ngoài.

Xây dựng các quy định về quyền và nghĩa vụ của cán bộ, công nhân làm việc trong các doanh nghiệp FDI. Có chế tài cụ thể ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật của các chủ doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động.

Giải pháp về môi trường:

Không nên cấp phép cho các dự án có cơng nghệ lạc hậu hoặc gây ô nhiễm môi trường.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong các doanh nghiệp FDI đối với quy trình xử lý chất thải; yêu cầu các doanh nghiệp FDI trước khi thành lập phải nêu các phương án, biện pháp khắc phục chất thải ra mơi trường bên ngồi và phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền đối với việc nhập khẩu các thiết bị, dây chuyền công nghệ nhằm tránh việc phải nhập khẩu các thiết bị, dây chuyền công nghệ lạc hậu, để tránh trở thành “bãi thải công nghiệp” gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống và sản xuất.

Kết luận

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội. Nhà nước quản lý bằng chính sách, pháp luật, chiến lược, quy hoạch; sử dụng cơ chế thị trường để giải phóng sức sản xuất. Nhà nước ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm định hướng và tạo môi trường pháp lý cho sự phát triển các thành phần kinh tế và các chủ thể kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, không phải thị trường điều tiết hồn tồn mà cịn có sự điều chỉnh, quản lý của Nhà nước để đạt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, gắn phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, khắc phục những bất cập, khuyết tật của cơ chế thị trường.

Nền kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi.

Kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi có đóng góp rất to lớn đối với quốc gia, khác nhau là một nước đang có tiềm năng phát triển như nước ta. Doanh của khu vực đầu tư nước ngồi góp phần làm tăng thêm của cải và nâng cao sức cạnh tranh của các mặt hàng trong nước, tăng mạnh chuyển đổi công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm của các cơ cấu ngành nghề trong nước, giải quyết một số lượng lớn việc làm của người lao động trong nước. Qua việc thu hút vốn đầu tư nước ngồi ta khơng những có thêm nguồn vốn để tăng gia sản xuất và phát triển, mà thông qua việc hợp tác, chúng ta học hỏi được nhiều bài học quý giá, tiếp nhận được nhiều công nghệ mới, hiện đại của các đối tác nước ngồi, qua đó đưa đất nước phát triển một cách nhanh chóng.

Một phần của tài liệu ĐỀ tài kinh tế thị trường định hướng XHCN và sự phát triển của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở nước ta (Trang 25 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w