Mạng riêng ảo mở rộng

Một phần của tài liệu An toàn cho mạng riêng ảo (Trang 139 - 141)

Chương 2 Giao thức mạng riêng ảo tại tẩng 2

5.2 Các môi trường mạng riêng ảo riêng lẻ

5.2.3. Mạng riêng ảo mở rộng

Môi trường mạng riêng ảo mở trộng cho phép các thực thể mở rộng, như đối tác thương mại, nhà cung cấp có thể truy cập tới mạng Intranet của tổ chức một cách an toàn sử dụng Internet mà không phải dựa trên các kênh thuê riêng và các kết nối quay số, như minh hoạ trong hình 5.8

Hình 5.8 Thiết lập mạng riêng ảo mở rộng

Các xem xét thiết kế mà ta phải lưu ý khi thiết kế một giải pháp mạng riêng ảo cho môi trường này là:

- Bảo mật: Các phương tiện và giao thức bảo mật nghiêm ngặt cần được thực thi tại các Router, Gateway và Firewall ngoại vi. Hơn nữa, các thiết bị ngoại vi này nên được ẩn dấu sau firewall với các chính sách bảo mật được định nghĩa rõ ràng

- Lược đồ đánh địa chỉ và định tuyến: Trong môi trường này, ta không thể mong đợi các mạng mở không bị trục trặc. Nếu hai mạng sử dụng một lược đồ địa chỉ riêng, khả năng xung đột địa chỉ xẩy ra là rất cao. Điều này có thể dẫn đến vấn đề định tuyến khi Router và Gateway sẽ khơng có khả năng giải quyết các địa chỉ nhập nhằng này. Kết quả là, ta cần phải đảm bảo rằng

- Phân phối khố: Vì một thiết lập mở rộng khá phức tạp và bao gồm cả đến các thực thể mở rơng khơng tin cậy, thêm vào đó một số lượng lớn các Client và liên lạc, một cơ chế quản lý và phân phối khố an tồn và tự động như IKE hoặc ISAKMP/Oakley là bắt buộc với tất các các nhóm – Server, Client, Router, Gateway, Firewall…

- Mã hoá và xác thực dữ liệu: Bất kỳ dữ liệu nào được trao đổi giữa Server và Client phải được mã hoá đầu cuối - tới - đầu cuối cũng như xác thực một cách triệt để. Điều này là cần thiết vì dữ liệu có thể từ một mơi trường không tin cậy và đã được định tuyến qua Internet hay các mạng công cộng khác, cho nên rất dễ gặp phải các nguy cơ bảo mật và sự sai lệch. Giống như chính sách bảo mạt được dùng trong môi trường truy cập từ xa và môi trường cục bộ, ta nên thiết lập các bộ lọc gói và thơng qua các phương tiện nghiêm ngặt để đảm bảo rằng dữ liệu không được xác thực cũng như khơng được mã hố sẽ bị loại bỏ tại vành đai mạng bởi các thiết bị ngoại vi. Thậm chí thơng tin định tuyến giữa các Router cũng nen được mã hoá và xác thực.

- Đường hầm: Thiết lập các đường hầm trực tiếp giữa các thiết bị ngoại vi đặt tại mỗi mạng cuối là điều thích hợp. Mặc dù thực tế điều này nâng cao tính an tồn, đặc biệt nếu mức độ tin cậy trong mạng Intranet là khơng cao, nhưng nó phát sinh các Overhead lớn và tương đối khó quan lý. Ta sẽ phải phân tích mức độ tin cậy trong mơi trường Intranet và sau đó quyết định giữa 2 tuỳ chọn(Các đường hầm giữa người dùng cuối với thiết bị ngoại vi, hoặc đường hầm giữa người dùng cuối với máy chủ mạng riêng ảo) để duy trì một mức an tồn cao.

- Các giao thức đường hầm: Nếu các Client từ xa sử dụng các giao thức đường hầm không IP, các thiết bị mạng riêng ảo ngoại vi, như Firewall và Router phải hỗ trợ các giao thức đường hầm thích hợp, các giao thức đường hầm với các cơ chế bảo mật mạnh thêm vào

Trong phần sau, ta sẽ xem xét các bước thông thường để thực thi mạng riêng ảo

Một phần của tài liệu An toàn cho mạng riêng ảo (Trang 139 - 141)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(197 trang)
w