VIẾT TIẾP NHỮNG DÒNG TƯƠI VUI Hồng Vân

Một phần của tài liệu mai mai tuoi hai muoi (Trang 104 - 105)

Hồng Vân

Thật tình cờ, tơi được cầm trên tay cuốn nhật ký thời chống Mĩ xâm lược, ghi lại những xúc cảm chân thành của một người lính từ khi nhập ngũ đến trước ngày anh hi sinh ở thành cổ Quảng Trị. Cuốn sách mang tên của một thế hệ thanh niên Việt Nam đã ra đi theo tiếng gọi của Tổ quốc: Mãi mãi tuổi hai mươi.

Đọc cuốn sách, tôi không tránh được những xúc động sâu sắc – điều mà người ta khơng dễ dàng tìm thấy trên những trang viết hiện nay. Cuốn sách do nhà thơ Đặng Vương Hưng sưu tầm, giới thiệu; vừa được Nhà xuất bản Thanh Niên ấn hành và lập tức trở thành một cuốn sách bán chạy nhất.

Có thể nói đây là những dòng tâm sự của chàng trai Hà Nội – một thanh niên ưu tú, người đã từng đạt giải Nhất cuộc thi học sinh giỏi Văn toàn miền Bắc năm học 1969-1970. Đọc những dòng nhật ký của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc, người ta không chỉ cảm nhận được những buồn vui trăn trở của một chàng tân binh xa gia đình, nhớ người u mà cịn nhận thấy rõ trái tim của một nhà thơ, nhà văn đang khát khao cuộc sống, khát khao cống hiến đời mình cho đất nước, cho dân tộc. Trong sách biết bao khi anh ghi những nhận xét của mình về thiên nhiên, về quê hương đất nước cùng với con người; nồng nàn, quyết liệt và sâu sắc biết mấy khi anh viết về ý chí của người thanh niên cách mạng khi đứng trước cuộc chiến tranh thần thánh của dân tộc chống lại Đế quốc Mĩ xâm lược.

Ngày ấy, năm 1971, cùng với bao thanh niên ưu tú của đất nước, Nguyễn Văn Thạc lên đường cầm súng đánh giặc. Chiến cuộc cam go dúi vào bàn tay cầm bút của những thanh niên như anh khẩu súng, anh vào chiến trường mà lòng ngập tràn niềm tin tươi sáng cùng với những tấm gương đồng đội sáng chói. Anh ước mơ mai này sẽ trở thành một Bơrít Pơlêvơi – nhà văn Liên Xơ – với thật nhiều vốn sống thu thập trên chiến trường để thỏa sức viết lại những gì mà mình đã trải qua và chứng kiến. Những trang ghi chép của anh khiến cho những người sinh sau chiến tranh như tôi hiểu rõ vì sao dân tộc mình lại chiến thắng một Đế quốc sừng sỏ như Mĩ. Chúng ta chiến thắng vì chúng ta có sức mạnh của trái tim và ý chí sáng suốt chỉ lối soi đường chứ khơng phải chúng ta có sức mạnh cơ bắp. Chúng ta chiến thắng vì dân tộc ta có những người con ưu tú như Nguyễn Văn Thạc, biết yêu thương và cũng biết hi sinh tình cảm của mình cho lý tưởng. Đọc những trang viết của anh, tôi cứ liên tưởng đến Ruồi Trâu, đến Paven Corơsaghin, đến Nguyễn Văn Trỗi nhưng tôi cảm động đến trào nước mắt nhiều hơn vì anh Thạc đời thường hơn, thật hơn với những suy tư, trăn trở, phiền muộn. Anh ấy cũng giống như tôi, như chúng ta, là nhiều khi không tránh được những chán nản trong cuộc sống – chưa bằng lịng với chính bản thân mình, tuy nhiên anh đã vượt qua được tất cả những điều đó. Có những đoạn văn Nguyễn Văn Thạc viết mà tơi có cảm giác là anh ấy viết cho tuổi trẻ ngày hôm nay: “Ai đấy, khi nắm tay người bạn thân yêu của mình, khi cánh buồm xanh đi về, cánh cửa trời rộng mở, chớ quên dưới chân mình là cát sỏi, là hịn đất đượm mồ hơi, thấm máu của bao thế hệ mà cuộc sống của họ đã xa xôi.

Ai đấy khi khốc vai người bạn u q của mình, chỉ cho bạn, kia là ngôi sao Hôm – ngôi sao Mai. Ngôi sao ban chiều và ngơi sao của bình minh. Chớ qn rằng, có buổi sáng nào, sao Mai mang màu đỏ, màu máu và màu lửa! Chớ qn rằng, để đêm trăng có những ngơi sao tình tự, để con người tự do mơ ước vươn tới những đỉnh cao xa, có những trái tim đầy khát vọng phải xếp vào ba lô những ước mơ hiền dịu nhất, mọi tương lai cá nhân quen thuộc nhất. Mà đánh giặc”.

…Và khi mở đến những trang cuối của cuốn sách, tôi bất ngờ thật sự khi nhận ra bài viết mà anh đã đạt giải Nhất trong cuộc thi học sinh giỏi Văn tồn miền Bắc năm học 1969 – 1970. Thì ra đây khơng phải là lần đầu tiên tơi được đọc những dịng viết của anh Thạc mà 20 năm trước, khi cịn là một học sinh phổ thơng cơ sở tôi đã đọc những bài văn hay của những học sinh đoạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi ở miền Bắc. Đấy là một tuyển tập gồm rất nhiều bài mà tôi nhớ là đề bài thường xoay quanh mảng văn học thời kháng chiến chống Mĩ, thơ Tố Hữu và rất nhiều các nhà văn nhà thơ – chiến sĩ. Ấy vậy là không hiểu sao tôi vẫn nhớ như in cái mở bài: “Hiện thực xã hội một vườn hoa cho các nhà thơ nhà văn – những con ong hút mật – tìm thấy ở đó hương thơm sắc đẹp”. Quả thực, những câu chữ của anh Thạc trong bài văn ngày ấy đã cuốn hút tôi, khiến tôi gần như thuộc lòng…

Giờ đây khi đọc những trang nhật ký của Nguyễn Văn Thạc, tơi khơng biết nên nói thêm gì nữa vì đã có rất nhiều nhà văn, nhà thơ đã nhận xét và ca ngợi. Tơi chỉ muốn nói rằng thế hệ chúng tơi rất xúc động khi đọc những dịng nhật ký của anh, và chúng tơi muốn viết tiếp – theo cách của thế hệ mình – những dịng tươi vui, mới mẻ… Từ trong sâu thẳm của tâm hồn, tôi cứ nghĩ rằng Nguyễn Văn Thạc sẽ là một cây bút có thể khẳng định được tên mình nếu như anh trở lại với chúng ta sau cuộc chiến. Và tôi lạc quan nghĩ rằng, Mãi mãi tuổi hai mươi có thể bổ sung vào danh mục những tác phẩm văn học Việt Nam những năm chống Mĩ. Liệu có q khơng nhỉ?

5-2005 H.V

(Báo Hà Nội mới, 6-2005)

Một phần của tài liệu mai mai tuoi hai muoi (Trang 104 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w