QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ VỀ CON NGƯỜI VÀ VAI TRÒ SÁNG TẠO LỊCH SỬ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN

Một phần của tài liệu Đề cương tổng hợp ôn thi Mác-Lênin (Trang 25 - 26)

TRÒ SÁNG TẠO LỊCH SỬ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN

1. Con người và bản chất của con người

a. Quan niệm về con người trong Triết học Phương đông

- Phật giáo: Con người là sự kết hợp giữa sắc và danh (vật chất và tinh thần). Cuộc sống vĩnh cửu là cõi Niết bàn, nơi linh hồn con người được giải thoát để trở thành bất diệt.

- Khổng Tử: Bản chất của con người là do “thiên mệnh”, chi phối, đức “nhân” là giá trị cao nhất của con người, đặc biệt là con người quân tử.

- Mạnh Tử: quy tính chất của con người vào năng lực bẩm sinh, do ảnh hưởng của phong tục, tập quán xấu, xa rời cái tốt đẹp. Vì vậy, phải thông qua tư tưởng, rèn luyện để giữ được đạo đức của mình.

- Tuân Tử: Ông cho rằng, bản chất của con người khi sinh ra là các, nhưng có thể cải biến được, phải chống lại cái ác, con người mới tốt được.

- Đổng Trọng Thư: Là người kế thừa Nho giáo theo xu hướng duy tâm cực đoan. Ông quan niệm Trời và Người có thể thông hiểu lẫn nhau (Thiên nhân cảm ứng). Cuộc đời con người bị quyết định bởi “thiên mệnh”.

- Lão Tử: Con người được sinh ra từ “Đạo”. Vì vậy, con người cần phải sống “vô vi” theo lẽ tự nhiên, không trái với tự nhiên.

Có thể nói rằng, với nhiều hệ thống triết học khác nhau, triết học phương Đông biểu hiện tính đa dạng và phong phú thiên về vấn đề con người trong mối quan hệ chính trị, đạo đức...

Nhìn chung con người trong triết học phương Đông biểu hiện yếu tố duy tâm có pha trộn tính chất duy vật chất phác ngây thơ trong mối quan hệ với tự nhiên và xã hội.

b. Quan niệm về con người trong triết học phương Tây trước K.C.Mác.

Một phần của tài liệu Đề cương tổng hợp ôn thi Mác-Lênin (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(29 trang)
w