VCĐ được thu hồi thông qua việc doanh nghiệp tính và trích lập quỹ khấu hao, do đó việc đảm bảo tính và trích đủ khấu hao có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Việc lựa chọn phương pháp khấu hao có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Khi xác định mức trích khấu hao thì nhà quản lý phải xem xét các yếu tố sau:
+ Tình hình tiêu thụ sản phẩm do TSCĐ tạo ra + Hao mòn vô hình của TSCĐ
+ Nguồn vốn đầu tư cho TSCĐ
+ Quy định của nhà nước trong việc trích khấu hao
- Quản lý chặt chẽ, huy động tối đa TSCĐ hiện có vào sản xuất kinh doanh để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Hạn chế tới mức thấp nhất số lượng TSCĐ không tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh.
- Định kỳ phải xem xét đánh giá và đánh giá lại TSCĐ điều chỉnh kịp thời phù hợp với giá cả thị trường
Đánh giá TSCĐ thấp hơn giá thị trường thì sẽ không thực hiện được việc tái đầu tư TSCĐ, ngược lại nếu như việc đánh giá cao hơn giá thị trường sẽ nâng giá thành sản xuất, sản phẩm tạo ra được định giá cao, mất đi tính cạnh tranh và khó tiêu thụ. Thông qua việc đánh giá lại TSCĐ giúp nhà quản trị nắm bắt được tình hình biến động của vốn để có những giải pháp đúng đắn đối với loại vốn này như kế hoạch khấu hao, thanh lý nhượng bán những TSCĐ không cần thiết, TSCĐ sử dụng không hiệu quả để bổ xung VLĐ.
VCĐ được thu hồi thông qua việc doanh nghiệp tính và trích lập các quỹ khấu hao, do đó việc đảm bảo tính và trích khấu hao có ý nghĩa rất quan trọng. Người quản lý không chỉ quan tâm đến tình hình TSCĐ, mức độ tham gia của nó vào quá trình sản xuất kinh doanh mà còn phải quan tâm tới thời hạn sử dụng của nguồn vốn đầu tư, loại tài sản đó để từ đó lựa chọn phương pháp khấu hao phù hợp. Nguồn vốn khấu hao khi chưa có nhu cầu tái đầu tư TSCĐ, doanh nghiệp có thể tận dụng triệt để nguồn vốn này vào quá trình kinh doanh sao cho hiệu quả nhất. Tính toán chính xác thời gian nhàn rỗi, thời gian phát sinh nhu cầu tái đầu tư TSCĐ để có kế hoạch sử dụng vốn khấu hao hợp lý.