Chi phí đại diện

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phản ứng của các nhà đầu tư qua việc chi trả cổ tức tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 29 - 30)

1.2 Tổng quan về lý thuyết phản ứng của nhà đầu tư qua việc chi trả cổ tức của

1.2.7 Chi phí đại diện

Cũng có lập luận rằng chi trả cổ tức có thể làm giảm chi phí đại diện giữa các cổ đông (chủ sở hữu) và ban điều hành. Việc chi trả cổ tức (dòng tiền chi ra) sẽ làm giảm số lượng lợi nhuận giữ lại có sẵn để tái đầu tư và đòi hỏi sử dụng nhiều vốn cổ phần từ bên ngoài hơn để tài trợ tăng trưởng. Việc huy động vốn cổ phần từ bên ngoài (như bán cổ phần thường) trong các thị trường vốn làm cho công ty phải chịu sự giám sát kỹ lưỡng của các cơ quan quản lý và các nhà đầu tư tương lai, việc này được coi như một chức năng để giám sát hiệu quả của ban điều hành.

Thậm chí nếu một cơng ty khơng có dịng tiền tự do, chi trả cổ tức vẫn có thể hữu ích cho các cổ đơng để kiểm sốt vấn đề đầu tư q mức. Easterbrook (1984) lập luận rằng cổ tức làm giảm các vấn đề đầu tư q mức bởi vì việc thanh tốn chi trả cổ tức

tăng lên làm cho các cơng ty phải đi tìm nguồn tài trợ từ thị trường chứng khốn bằng cách huy động thêm vốn. Trong q trình thu hút vốn mới, các doanh nghiệp phải chịu sự giám sát và kỷ luật đối với thị trường, điều này làm giảm chi phí đại diện.

Thêm vào đó Jessen (1986) cho rằng chi trả cổ tức có thể tạo ra mâu thuẫn giữa các nhà quản lý và các cổ đơng bởi vì các nhà quản lý ln muốn giữ lại nguồn tài chính thay vì chi trả cổ tức. Các nhà quản lý đều tập trung để theo đuổi các chiến lược phát triển cơng ty, vì sự phát triển của một cơng ty sẽ tạo ra cho họ nhiều quyền lực hơn để kiểm soát các nguồn tài chính. Nếu lợi nhuận khơng được chi trả cho các cổ đơng dưới hình thức cổ tức, các nhà quản lý có thể thay đổi ý định của họ đối với việc tham gia đầu tư vào các hoạt động mà có thể làm giảm giá trị cơng ty, chẳng hạn như việc thực hiện các vụ mua lại, hay đầu tư vào những lĩnh vực mới chỉ nhằm mục tiêu bành trướng quy mô, nhưng trong những trường hợp này các cổ đơng lại thích nhận cổ tức hơn. Do đó, xung đột lợi ích phát sinh giữa nhà quản lý và người sở hữu, điều này có thể được giải quyết thơng qua chính sách chi trả cổ tức.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phản ứng của các nhà đầu tư qua việc chi trả cổ tức tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)