Thực tiễn công tác kháng nghị phúc thẩm VAHS những năm qua cho thấy, công tác kháng nghị phúc thẩm VAHS đã áp dụng 04 (bốn) căn cứ để
kháng nghị phúc thẩm VAHS, nhưng chỉ được qui định trong qui chế nghiệp vụ của riêng ngành kiểm sát nhân dân, dẫn đến qui định các căn cứ cụ thể về kháng nghị phúc thẩm VAHS sự là vô cùng cần thiết nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ làm cơng tác giải quyết án hình sự trong lĩnh vực kháng nghị phúc thẩm VAHS và áp dụng đúng đắn các qui định của pháp luật. Chính vì vậy việc pháp điển hóa nhằm đảm bảo nhận thức chung và áp dụng chung cho tất cả các cơ quan bảo vệ pháp luật.
3.2. Định hướng hoàn thiện các quy phạm pháp luật TTHS Việt Nam hiện hành có liên quan đến cơng tác kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự
Năm 2013 Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sửa đổi thay thế Hiến pháp năm 1992 và Luật tổ chức VKSND mới sửa đổi năm 2014 có hiệu lực tháng 6/2015 thay thế Luật tổ chức VKSND năm 2002 cơ bản đã dựa trên tinh thần của Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị “Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức phù hợp với hệ thống tổ chức
của Toà án”. Nghị quyết cũng chỉ rõ “hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao”.
Như đã nêu và phân tích tại phần căn cứ kháng nghị phúc thẩm vụ án
hình sự ở chương 1 của luận văn cho thấy BLTTHS năm 2015 vẫn không đưa ra các điều luật quy định các căn cứ kháng nghị phúc thẩm VAHS, điều đó vẫn sẽ làm cho cơng tác kháng nghị phúc thẩm của VKS gặp nhiều khó khăn, nhiều vụ án xử đi xử lại nhiều lần làm kéo dài thời gian giải quyết vụ án, ảnh hưởng
đến quyền, lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng và nhiều hệ lụy khác. Do vậy, trong BLTTHS năm 2015 cần thiết phải có một số điều luật qui định về căn cứ kháng nghị phúc thẩm VAHS cho hồn thiện. Tác giả đưa ra mơ hình lý luận của những kiến giải lập pháp cụ thể, nhằm hoàn thiện hai điều luật về “tính chất của kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự và các căn cứ kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự”, trong đó ghi nhận 05 (năm) căn cứ
kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự thành điều luật cụ thể để nâng cao chất lượng công tác này trong ngành kiểm sát nhân dân như sau:
Điều…
“Tính chất của kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự”
Kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự là việc Viện kiểm sát cùng cấp
(hoắc cấp trên trực tiếp) ban hành văn bản thể hiện quan điểm phản ứng của
Viện kiểm sát đối với bản án (quyết định) của Tòa án cùng cấp (hoặc cấp dưới trực tiếp) khi có một trong năm căn cứ được ghi nhận tại khoản 2 điều … Bộ luật này.
Điều… Căn cứ kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự
1. Khi có một trong các căn cứ nêu tại khoản 2 điều này thì Viện kiểm sát cùng cấp (hoặc cấp trên trực tiếp) tiến hành kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự.
2. Các căn cứ kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự bao gồm:
a) Bản án (quyết định) của Tòa án cùng cấp (hoặc cấp dưới trực tiếp)
phiến diện, không phản ánh một cách khách quan, đầy đủ các hoạt động điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự.
b) Các kết luận của bản án (quyết định) của Tòa án cùng cấp (hoặc cấp
dưới trực tiếp) khơng phù hợp với các tình tiết thực tế của vụ án hình sự.
c) có sự vi phạm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật tố tụng
d) Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.
đ) Hình phạt do Tịa án cấp sơ thẩm quyết định khơng phù hợp với tính chất và mức độ nghiêm trọng của tội phạm đã thực hiện, cũng như nhân thân của bị cáo.
TTHS là trình tự, thủ tục tiến hành các hoạt động phát hiện, khởi tố,
điều tra, truy tố, xét xử tội phạm và người phạm tội. Thấu suốt tư tưởng “nhà
nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân”[97, tr.72], TTHS phải là cơng cụ sắc bén, hiệu lực, đáp ứng
yêu cầu bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, phát huy dân chủ và công bằng xã hội, tôn trọng và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân, xử lý kiên quyết, triệt để mọi hành vi phạm tội, không làm oan người vô tội và không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội.
Những yêu cầu đó được quán triệt và thực hiện kiên trì, thường xuyên,
liên tục trong suốt quá trình xây dựng và áp dụng pháp luật TTHS hơn 60 năm qua ở nước ta. Bên cạnh những mặt đã đạt được, thủ tục TTHS ở nước ta còn những mặt hạn chế nhất định và có nhiều thách thức, việc hồn thiện BLTTHS trong đó có bổ sung năm căn cứ cụ thể nêu tại điều luật định hướng hồn thiện trên đây thì tác giả nghĩ rằng do tính chất đa dạng và phức tạp của vấn đề và còn cần thiết được đúc kết từ thực tiễn xét xử nên sẽ được nghiên cứu chuyên khảo trong một cơng trình khác sâu hơn nữa.
3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định về kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự
Thứ nhất, phải có sự đổi mới, cải cách mạnh mẽ trong tổ chức thực
hiện chức năng đó chính là tổ chức, sắp xếp, bố trí hợp lý và khoa học công tác tổ chức cán bộ phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra, phù hợp với khả năng, trình độ của đội ngũ Kiểm sát viên.
Thứ hai, phải có sự điều chỉnh mạnh mẽ, khẩn trương, tích cực trong cơng tác tổ chức cán bộ. Phải mạnh dạn và kiên quyết điều chuyển những cán bộ có năng lực thực sự để bổ sung cho khâu công tác này, đây phải được xác định là hướng ưu tiên trong quá trình đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành kiểm sát. Đồng thời, thường xuyên chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ nói chung và kỹ năng thực hiện kháng nghị nói riêng.
Thứ ba, tăng cường cơng tác lãnh đạo của Viện kiểm sát các cấp trong
cơng tác kháng nghị phúc thẩm hình sự
Thứ tư, tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các Viện cấp cao với các
KẾT LUẬN CHUNG
Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của công tác kháng nghị phúc thẩm VAHS nói riêng và việc đổi mới thủ tục tố tụng hình sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp nói chung là những vấn đề phức tạp, xét trên các phương diện lý luận, khoa học và thực tiễn. Ngay từ khi thành lập Nhà nước, công tác kháng nghị phúc thẩm VAHS đã được Nhà nước Việt Nam qui định tại Sắc lệnh đầu tiên, một quyền năng pháp lý đặc biệt mà duy nhất Nhà nước chỉ giao cho Viện Công tố (sau này là VKS). Quá trình xây dựng và trưởng thành qua các thời kỳ phát triển, cơng tác này đã lần lượt được hồn thiện để đáp ứng với nhu cầu của xã hội, từ BLTTHS năm 1988 đến BLTTHS năm
2003 và Dự thảo BLTTHS sửa đổi trình Quốc hội kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII thơng qua ngày 27/11/2015 đã được bổ sung và cơ bản hoàn thiện, thích nghi với từng giai đoạn kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Tuy nhiên, qua thực tế xét xử, chế định về kháng nghị phúc thẩm còn những hạn
chế nhất định, nhất là trong BLTTHS năm 2003 và cả Dự thảo BLTTHS sửa đổi trình Quốc hội kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII thơng qua ngày
27/11/2015 vẫn chưa qui định căn cứ kháng nghị phúc thẩm VAHS, đây được
coi là một trở ngại lớn đối với công tác này, dẫn đến các căn cứ để kháng nghị phúc thẩm VAHS của VKS trong một số trường hợp vẫn còn nhiều quan điểm chưa đồng nhất, tỷ lệ kháng nghị phúc thẩm VAHS của cấp dưới còn bị cấp trên rút kháng nghị hay Tịa án cấp phúc thẩm khơng chấp nhận kháng nghị vẫn chiếm tỷ lệ không nhỏ. Đây là một trong những quy định về kháng nghị phúc thẩm VAHS cần phải định hướng sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế nhằm nâng cao chất lượng công tác kháng nghị phúc thẩm VAHS trong
thời gian tới. Trên cơ sở qui định của BLTTHS năm 2003 về công tác kháng nghị phúc thẩm VAHS của VKSND và thực tiễn công tác kháng nghị phúc thẩm VAHS trên địa bàn tỉnh Hà Giang (những năm 2010 - 2014) cho thấy,
hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong giai đoạn xét xử nói chung, cơng tác kháng nghị phúc thẩm VAHS cơ bản đã có chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả đáng khích lệ, góp phần khơng nhỏ vào cuộc đấu tranh phịng, chống tội phạm, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, bảo vệ an ninh chính trị, bảo vệ lợi ích hợp pháp của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân công dân, tạo niềm tin trong lòng dân chúng đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật. Với yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp trong tình hình mới, hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong giai đoạn xét xử cũng như công tác kháng nghị phúc thẩm VAHS cịn khơng ít những hạn chế, thiếu sót, chưa đáp ứng được yêu cầu mà Đảng và Nhà nước đưa ra một mặt do hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, hoàn thiện; căn cứ kháng nghị phúc thẩm không được qui định cụ thể trong BLTTHS năm 2003 mà chỉ được qui định trong qui chế của riêng ngành kiểm sát dẫn đến việc áp dụng và quan điểm giải quyết nhiều lúc, nhiều nơi chưa được thống nhất, còn nhiều quan điểm, cơ cấu tổ chức, năng lực trình độ của một bộ phận cán bộ là cơng tác này cịn nhiều bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra; công tác chỉ đạo, điều hành mặc dù đã có chuyển biến nhưng hiệu quả thiết thực mang lại chưa cao. Để thể chế hóa đầy đủ, đúng đắn chủ trương cải cách tư pháp của Đảng và Hiến pháp năm 2013 liên quan đến tố tụng hình sự, bảo đảm tính liên tục, hiệu lực, hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền cơng dân trong suốt q trình giải quyết vụ án hình sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong tình hình hiện nay, Nhà nước ta cần hồn thiện chính sách tố tụng hình sự hồn thiện hơn về căn cứ kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng cơng tác kháng nghị phúc thẩm hình sự nói riêng, cơng tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp nói chung.
Qua việc nghiên cứu đề tài này tác giả của luận văn đã đề xuất một số
định hướng nhằm hoàn thiện BLTTHS năm 2003 về kháng nghị phúc thẩm
VAHS, như việc định hướng bổ sung hai điều trong Dự thảo BLTTHS sửa
đổi trình Quốc hội kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII thơng qua ngày
27/11/2015 về tính chất của kháng nghị phúc thẩm VAHS và các căn cứ
kháng nghị phúc thẩm VAHS. Đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm đảm
bảo thực hiện việc áp dụng pháp luật về thủ tục phúc thẩm VAHS sự, trong đó có cơng tác cán bộ và cơng tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong ngành kiểm sát nhân dân.
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SỸ
* Lê Cảm, Nguyễn Thị Thu Hà (2015), “Cần pháp điểm hóa các căn
cứ kháng nghị phúc thẩm vào Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi)”, Tạp chí kiểm
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Văn An (2012), “Những khó khăn, vướng mắc trong việc thụ lý, giải
quyết các trường hợp đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án hình sự ở VKSND tối cao”, Tạp chí Kiểm sát, số 05.
2. Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự (2009), NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.
3. Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng (2002).Nghị quyết số
08/NQ-TW “Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời
gian tới”
4. Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng (2005).Nghị quyết số 48- NQ/TW “Về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020”
5. Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng (2005). Nghị quyết số 49- NQ/TW “Về chiến lược cải cách công tác tư pháp đến năm 2020”.
6. Bộ Chính trị (2007) - Chỉ thị số 15 - CT/TW của Bộ chính trị “Về sự lãnh
đạo của Đảng đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác điều tra xử lý vụ án và công tác bảo vệ Đảng”.
7. Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
1988 (Sửa đổi bổ sung năm 1990, 1992, 2000). Nxb Chính trị Quốc gia.
Hà Nội.
8. Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
2003 và văn bản liên quan, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
9. Bộ Tư pháp (1957), Thông tư, số 141-HCTP.
10. Dương Thanh Biểu (2007) “Những vấn đề cần chú ý để nâng cao chất lượng công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự củaViện kiểm sát nhân dân”, Tạp chí Kiểm sát, số 8.
11. Chủ tịch nước (1946), Sắc lệnh số 13/SL “Về tổ chức các Tòa án và các
ngạch thẩm phán”, Hà Nội.
12. Chủ tịch Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa (1946), Sắc lệnh số 51/SL
“về ấn định thẩm quyền các Tồ án và sự phân cơng giữa các nhân viên trong Toà án”.
13. Chủ tịch Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa (1946), Sắc lệnh số
131/SL “về tổ chức Tư pháp”.
14. Chủ tịch Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa (1946), Sắc lệnh số 112. 15. Chuyên đề về Viện kiểm sát/Viện Công tố của một số nước trên thế giới
của Viện Khoa học kiểm sát (2008), Thông tin khoa học pháp lý của Viện
kiểm sát nhân dân tối cao, số (1+2).
16. Chuyên đề về so sánh pháp luật Tố tụng hình sự Việt Nam và một số nước
trên thế giới (2008), Thông tin khoa học pháp lý của Viện Khoa học kiểm
sát - số (3+4)
17. Chuyên đề cơ quan công tố một số nước (2005), Thông tin khoa học pháp
lý Viện Khoa học kiểm sát, số (3 +4+ 5)
18. Chuyên đề về cơ quan công tố một số nước (2006), Thông tin khoa học
pháp lý của Viện Khoa học, số (5+6)
19. Lê Văn Cảm (2004), “Những vấn đề lý luận cơ bản về chế định các nguyên tắc của Luật Tố tụng hình sự”, Tạp chí Kiểm sát, các số (5, 6, 7)
20. Lê Văn Cảm (2006), “Những vấn đề chủ yếu của công cuộc cải cách tư pháp trong giai đoạn xây dụng Nhà nước pháp quyền Việt Nam”, Tạp chí
Tòa án nhân dân, số 3.
21. Lê Văn Cảm (2009), “Hệ thống tư pháp hình sự trong giai đoạn xây dựng
Nhà Nước pháp quyền (Sách chuyên khảo)”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
22. Lê Văn Cảm (2012), “Một số vấn đề cấp bách của khoa học pháp lý Việt
Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà Nước pháp quyền”, (Sách chuyên
23. Lê Văn Cảm (2011) “Hoàn thiện nguyên tắc tranh tụng trong pháp luật tố tụng
hình sự Việt Nam theo tinh thần cải cách tư pháp”, Tạp chí Kiểm sát, số 11.
24. Lê Văn Cảm (2013), “Hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực tư pháp hình sự
của Việt Nam: Suy ngẫm về những nguyên tắc cơ bản”, Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, số 3.
25. Lê Tiến Châu (2012), “Tìm hiểu các kiểu (hình thức) tố tụng hình sự”,
Tạp chí khoa học pháp lý, số 8.