BIỂU SỐ 5 DỰ BÁO KHÁCH DU LỊCH CÁC NĂM

Một phần của tài liệu Một số giải pháp và khuyến nghị nhằm phát triển hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành của công ty du lịch Việt Nam - Hà Nội (Trang 30 - 32)

Năm Mức tăng trưởng (%) Số khách Lưu trú trung bình Thu nhập từ DLQT (không kể vận chuyển) 1999 20 3.300.000 4.5 1.039,5 2000 15 3.800.000 5.0 1.330,0 2005 10 6.200.000 5.5 4.092,0 2010 7 8.700.000 6.0 8.352,0

(Nguồn: Báo cáo tóm tắt dự án quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam tới 2010 - Tổng cục du lịch )

Theo quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010, dự đoán năm 2000 sẽ đón tiếp và phục vụ khoảng 3.4 - 4 triệu lượt khách quốc tế, còn đến năm 2010 sẽ phấn đấu thu hút 9 triệu lượt khách quốc tế. Nhưng bản dự báo này ra đời trước cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực nên các số nêu ra đều cao hơn rất nhiều so với thực tế có thể đạt được. Vì vậy, cần có một bản dự báo mới phù hợp với tình

hình hiện tại. Trên thực tế, dự báo năm 2000, được lấy là năm du lịch Việt Nam đạt khoảng 2 triệu lượt khách quốc tế.

Trong tương lai các thị trường du lịch mục tiêu của Việt Nam sẽ bao gồm: - Khu vực thứ nhất: Khu vực Châu Á Thái Bình Dương:

+ Nhật Bản: Năm 1997 có 56.055 lượt khách Nhật tớiViệt Nam chiếm 6,4% tổng số khách quốc tế vào Việt Nam.

+ Đài Loan: Năm 1997 có 35.072 lượt khách vào Việt Nam, chiếm 4.5% khách quốc tế vào Việt Nam.

+ Hồng Kông: Năm 1997 có 23.186 lượt khách quốc tế tới Việt Nam, chiếm 2.5% tổng số khách .

+ Trung Quốc: Đây là một thị trường rộng lớn gần với Việt Nam và có số lượng khách rất dồi dào.

+ Các nước trong khối ASEAN

- Khu vực thứ hai: Tây Bắc Âu gồm: Pháp, Anh, Đức... - Khu vực thứ ba: Bắc Mỹ gồm: Mỹ, Canada...

Trong nước sẽ hình thành hai điểm du lịch thương mại là nơi đón tiếp lhách đầu tiên trước khi khách đi thăm Việt Nam đó là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Vùng du lịch chính sẽ là Đà Lạt, Nha Trang.

* Cơ cấu khách du lịch vào Việt Nam trong những năm tới:

- Ngoại kiều: Mỹ, Nhật, Pháp,Đài Loan..., phần lớn là những doanh nhân kết hợp du lịch để tìm kiếm cơ hội đầu tư kinh doanh.

- Việt kiều: Chủ yếu sống ở Mỹ, Pháp, mục đích đi du lịch ;à thăm thân nhân, du lịch và làm ăn.

- Cựu chiến binh: Có khoảng 1/2 triệu cựu chiến binh của các nước qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Mục đích dến Việt Nam chủ yếu là thăm lại chiến trường xưa, du lịch tìm hiểu văn hoá Việt Nam.

* Còn về khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài trong những năm tới, các nước có sức hấp dẫn là các nước thuộc khu vực Đông Nam Á, một số nước thuộc Châu Âu

(như Pháp, Anh, Ý...) và đặc biệt là nước gần nước ta nhất có rất nhiều cảnh đẹp đó là Trung Quốc.

Ở nước ta hiện nay, lĩnh vực kinh doanh lữ hành quốc tế tuy còn mới mẻ nhưng chính nó lại đem đến cho ngân sách nhà nước nói chung và cho các công ty du lịch nói riêng một nguồn thu đáng kể. Vì vậy dẫn đến sự cạnh tranh vô cùng gay gắt giữa các công ty du lịch với nhau. Không những thế, vì nguồn lợi nhuận này đã gây ra tình trạng là nhiều công ty du lịch không có chức năng kinh doanh lữ hành quốc tế cũng nhảy vào làm xáo trộn thị trường và nhiều khi mang đến sự không hài lòng cho du khách, ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của ngành khi mà các công ty này không hội đủ điều kiện để kinh doanh lữ hành quốc tế. Vì vậy, các ban ngành có chức năng cần có biện pháp nghiêm khắc và kịp thời để khắc phục tình trạng này.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp và khuyến nghị nhằm phát triển hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành của công ty du lịch Việt Nam - Hà Nội (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w