hiện và đảm bảo tinh thần của ngun tắc suy đốn vơ tội ở khía cạnh đối xử với người bị buộc tội chưa bị coi là có tội như: Quy định chặt chẽ căn cứ, điều kiện, thẩm quyền, thủ tục áp dụng các biện pháp ngăn chặn tạm giữ, tạm giam, tăng cường các giải pháp nhằm chống bức cung, nhục hình tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm sốt hoạt động tố tụng hình sự. Đặc biệt Luật thi hành tạm giữ, tạm giam đã được ban hành, trong đó có thể hiện nguyên tắc suy đốn vơ tội thể hiện ở chế độ đối xử với người tạm giữ, tạm giam với tư cách là những người chưa bị coi là có tội.
Ba là, khi bản án kết tội có hiệu lực pháp luật thì người bị kết án chính thức
bị coi là có tội. Tuy nhiên, theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, thì mặc dù bản án có hiệu lực pháp luật, nhưng cũng có thể bị kháng nghị để xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc thủ tục tái thẩm. Lúc này, bản án đã có hiệu lực pháp luật, tuy nhiên khi bản án có hiệu lực pháp luật, bản án bị khiếu nại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc thủ tục tái thẩm, trên phương diện lý luận thì bị cáo khơng được coi như người bị buộc tội nữa. Tuy nhiên, trong quá trình xem xét lại kháng nghị thì cũng phải xem xét lại tồn diện hồ sơ vụ án đánh giá tính hợp pháp của hành vi tố tụng của cơ quan có thẩm quyền, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong quá trình chứng minh tội phạm ở giai đoạn điều tra, cũng như việc tranh tụng có đảm bảo theo quy định của pháp luật hay khơng để có phán quyết định hướng cho việc giải quyết vụ án đảm bảo tính khách quan, tồn diện, chính xác theo quy định của pháp luật. Đồng thời pháp luật tố tụng hình sự cịn quy định thủ tục xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xem xét kiến nghị, đề nghị theo quy định tại Điều 404 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Những trình tự thủ tục nêu trên nhằm kiểm tra đánh giá, quá trình áp dụng pháp luật tố tụng hình sự đã bảo đảm nguyên tắc suy đốn vơ tội trong việc giải quyết vụ án.
2.3. Các biện pháp bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đốn vơ tội trong pháp luật tố tụng hình sự
Suy đốn vô tội là một nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hình sự, liên quan trực tiếp đến việc xác định người bị buộc tội có bị kết tội hay khơng, bởi vậy, để bảo đảm thực hiện nguyên tắc này, cần quán triệt thực hiện một số biện pháp, cách thức cơ bản sau đây:
Thứ nhất, trên cơ sở ghi nhận của pháp luật tố tụng hình sự về nguyên tắc
suy đốn vơ tội, cần xây dựng nhận thức thống nhất trong các cơ quan, người tiến hành tố tụng về nội dung, ý nghĩa của ngun tắc suy đốn vơ tội.
Thực tế cho thấy rằng, nguyên tắc suy đốn vơ tội cũng như các ngun tắc tố tụng hình sự khác cho dù có tiến bộ, đúng đắn, nhưng nếu khơng được bảo đảm thực hiện thì cũng khơng có ý nghĩa trên thực tế. Bởi vậy, yêu cầu tiên quyết là trên cơ sở ghi nhận của pháp luật tố tụng hình sự về nguyên tắc suy đốn vơ tội, cần có sự nhận thức, quán triệt sâu sắc và hướng dẫn thực hiện nguyên tắc này trong các cơ quan, người tiến hành tố tụng. Thực tế trong quá trình tiến hành tố tụng hình sự cho thấy, quyền của người bị buộc tội rất dễ bị xâm hại bởi các hành vi “vượt quá giới hạn của người và cơ quan tiến hành tố tụng”. Chính bởi vậy, các cơ quan tiến hành tố tụng vừa là chủ thể có nghĩa vụ thực hiện ngun tắc suy đốn vơ tội, vừa là chủ thể bảo đảm để người bị buộc tội thực hiện quyền được suy đốn vơ tội của mình. Các cơ quan tiến hành tố tụng cũng là chủ thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhằm chống lại sự xâm hại hoặc loại bỏ những rào cản trong việc bảo đảm thực hiện ngun tắc suy đốn vơ tội và tạo điều kiện để người bị buộc tội thực hiện quyền được suy đốn vơ tội của mình. Vì vậy, để đảm bảo nhận thức thống nhất nguyên tắc này, các cơ quan có thẩm quyền cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật, đặc biệt là tập huấn nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho những người tiến hành tố tụng hình sự nhằm ngăn ngừa, hạn chế những vi phạm các quyền của người bị buộc tội, đặc biệt là quyền được suy đốn vơ tội, nhất là xu hướng buộc tội chỉ căn cứ vào kết luận của cơ quan điều tra, cáo trạng của Viện kiểm sát, hoặc khi biết có vi phạm trong hoạt động tố tụng, nhưng khơng có biện pháp khắc phục do lo sợ nếu khắc phục thì người bị buộc tội có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại…
Thứ hai, các cơ quan và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thực
hiện đúng trách nhiệm chứng minh tội phạm.
Ngun tắc suy đốn vơ tội địi hỏi chỉ được kết tội một người khi chứng minh đầy đủ lỗi của người đó. Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và người bị buộc tội có quyền nhưng khơng buộc phải chứng minh là mình vơ tội. Vì vậy, pháp luật thừa nhận quyền của người đang được coi là vơ tội khơng phải chứng minh mình vơ tội, được im lặng và không khai báo về hành vi phạm tội của mình và các cơ quan tiến hành tố tụng không thể coi việc không khai báo làm căn cứ quy kết trách nhiệm tăng nặng của người bị buộc tội.
Kết luận buộc tội của cơ quan tiến hành tố tụng phải đảm bảo khơng cịn nghi ngờ hợp lý. Ngược lại, nếu kết luận đó vẫn cịn nghi ngờ hợp lý, thì q trình chứng minh chưa đủ để kết tội. Nghi ngờ hợp lý đó chính là sự chưa đầy đủ về chứng cứ để buộc tội hoặc chưa rõ ràng về pháp luật. Nếu còn tồn tại các nghi ngờ hợp lý này, quá trình xác định sự thật của vụ án chưa thành cơng. Mặt khác, nếu đã tìm đủ mọi biện pháp trong giới hạn luật định, mà không triệt tiêu được những nghi ngờ hợp lý trên, thì một người ln vơ tội và q trình xác định sự thật của vụ án cũng kết thúc. Sự thật ở đây là một người không thực hiện tội phạm. Như vậy, trong quá trình tuân thủ các trình tự, thủ tục pháp luật quy định nếu có sự nghi ngờ, khơng chắc chắn về hành vi phạm tội được giả định đối với người bị buộc tội thì phải được giải thích và áp dụng pháp luật theo hướng có lợi cho người bị buộc tội, nhất là đối với bị cáo tại phiên tịa xét xử có sự tranh tụng cơng khai. Theo pháp luật tố tụng hình sự của Canada, người bị buộc tội được coi là vô tội cho đến khi bị chứng minh có tội tại Tồ án theo luật định. Tòa án phải chứng minh mỗi yếu tố cấu thành tội phạm của bị cáo bị buộc tội với “nghi ngờ có căn cứ”. Tiêu chuẩn để xác định “nghi ngờ có căn cứ” được Tồ án tối cao Canada giải thích như sau [43]: Một nghi ngờ có căn cứ khơng phải là nghi ngờ dựa trên sự đồng cảm hay định kiến; nghi ngờ này khơng địi hỏi phải chứng minh cho một điều chắc chắn, tuyệt đối; nghi ngờ này không phải là bằng chứng chắc chắn nhất cũng không phải là một nghi ngờ tưởng tượng; nghi ngờ có căn cứ được địi hỏi hơn là chứng minh rằng bị cáo có tội – một thẩm phán chỉ kết luận rằng, bị cáo có thể là có tội thì phải tun vơ tội; chứng minh được khi khơng có sự nghi ngờ có căn cứ về điều gì đó gần với sự chắc chắn
Thứ ba, các cơ quan tiến hành tố tụng phải bảo đảm các quyền của người bị
buộc tội, trong đó có quyền được suy đốn vơ tội ở các giai đoạn tố tụng hình sự.
Để thực hiện biện pháp này, đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải tuân thủ đúng các trình tự, thủ tục pháp luật để bảo đảm các quyền của người bị buộc tội. Ví dụ như hạn chế áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn chỉ trong trường hợp thực sự cần thiết, tương xứng giữa mức độ nghiêm khắc của biện pháp cưỡng chế và mục đích của biện pháp này. Bởi lẽ, về nguyên tắc, người bị buộc tội với tư cách người bị tạm giữ, bị can hay bị cáo vẫn được được coi là vô tội. Đặc biệt là để đảm bảo quyền được suy đốn vơ tội của người bị buộc tội, thì các cơ quan, người tiến hành tố tụng phải thực hiện, tuân thủ đúng thời hạn tố tụng hình sự, xem xét, giải quyết vụ án một cách nhanh chóng, kịp thời, nhất là khi vụ án kéo dài sẽ làm cho người bị buộc tội bị đặt vào tình trạng pháp lý bất lợi, dễ bị xâm hại các quyền của mình, nhất là nguy cơ bị bức cung, dùng nhục hình…và đảm bảo thực sự các quyền có liên quan của người bị buộc tội được pháp luật quy định (ví dụ như đảm bảo quyền bào chữa, quyền tranh tụng bình đẳng giữa các chủ thể tại phiên tịa hình sự).
Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 2015 đã bổ sung nguyên tắc tranh tụng và tiếp tục hoàn thiện nguyên tắc đảm bảo quyền bào chữa. Bởi lẽ khi và chỉ khi coi người bị buộc tội chưa phải là người có tội thì mới phát sinh vấn đề tranh tụng để đi tìm sự thật của vụ án là một người có tội hay khơng; quy định các điều kiện để đảm bảo quyền bào chữa và tranh tụng như: Quy định đầy đủ các quyền và cơ chế đảm bảo các quyền của người bị buộc tội, nhất là quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc nhờ người khác bào chữa; quy định đầy đủ các quyền và cơ chế bảo đảm bảo đảm các quyền của người bào chữa, tạo sự bình đẳng và các điều kiện thuận lợi cho người bào chữa, tham gia các hoạt động tố tụng hình sự; quy định đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Viện kiểm sát, Kiểm sát viên và các trình tự, thủ tục trong giai đoạn điều tra, truy tố để bảo đảm bảo việc buộc tội, tranh tụng tại phiên tòa, quy định rõ trách nhiệm của Tòa án và các thủ tục tố tụng tại phiên tòa để bảo đảm việc tranh tụng trong xét xử được đầy đủ toàn diện khách quan, để làm rõ sự thật của vụ án.
Thứ tư, đảm bảo một phiên tịa xét xử cơng bằng, đúng pháp luật và một
bản án cơng minh, hợp lý, hợp tình.
Một phiên tịa hình sự thực chất là q trình Tịa án nhận thức sự kiện phạm tội (chân lý) để áp dụng pháp luật hình sự. Q trình này ln gồm ba yếu tố: (i) Chứng cứ; (ii) Luật áp dụng; và (iii) Áp dụng pháp luật vào sự kiện phạm tội dựa vào chứng cứ đã thu thập được. Việc áp dụng pháp luật vào sự kiện phạm tội dựa vào chứng cứ phải đạt dựa trên tiêu chuẩn nhất định. Một trong những tiêu chuẩn được các Tòa án áp dụng là: Vượt quá nghi ngờ hợp lý. Nói cách khác, “vượt quá nghi ngờ hợp lý” có thể được diễn giải là “khơng cịn nghi ngờ gì nữa” tuy vẫn có thể khơng đạt 100% nhưng có sác suất hoặc mức độ chắc chắn trên 95%. Trong vụ án hình sự cơng tố viên phải có gánh nặng chứng minh các sự kiện và chứng cứ của họ vượt quá nghi ngờ hợp lý để buộc tội bị cáo. Tòa án địi hỏi tiêu chuẩn này vì việc buộc tội một người rất quan trọng và địi hỏi bằng chứng chắc chắn để có thể áp dụng trách nhiệm hình sự tước đi sự tự do của bị cáo2. Trong phiên họp nghị án, sau khi bỏ phiếu quyết định, thông thường, mọi người tham gia vào tranh luận và ai cũng phải cố thuyết phục người khác theo ý mình. Do đó, ai cũng phải trình bày lý do tại sao họ bỏ phiếu đồng ý hoặc không đồng ý với tội phạm đưa ra.
Bản án của Tòa án là văn kiện nhân danh Nhà nước xác định sự kiện có tội hay khơng có tội của bị cáo và cũng là cơ sở đảm bảo quyền được suy đốn vơ tội của bị cáo. Để đạt mục đích này, địi hỏi bản án khơng được dựa trên giả định mà phải dựa trên những căn cứ hợp lý, hợp pháp, theo đó phải có đủ các chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa, chứng minh được là bị cáo có tội; lời nhận tội của bị can, bị cáo chỉ được coi là chứng cứ nếu phù hợp với các chứng cứ khác của vụ án; không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để kết tội; khơng được dùng làm chứng những tình tiết do người làm chứng, người bị hại trình bày, nếu họ khơng thể nói rõ hơn vì sao biết được tình tiết đó. Đặc biệt là, trong nội dung bản án phải phân tích lý do mà Hội đồng xét xử không chấp nhận những
2 Ở Mỹ, trong vụ án nổi tiếng Commonwealth v. Webster 5 Cush. 295, 59 Mass. 295 March, 1850, Thẩm phán Shaw đưa ra định nghĩa: Nghi ngờ hợp lý không chỉ đơn thuần là khả năng có nghi ngờ. Bởi vì trong mọi chuyện liên quan đến con người và chứng cứ đạo lý, sự tồn tại của nghi ngờ là mặc định. Chính vì vậy, tiêu chuẩn Vượt quá nghi ngờ hợp lý khơng phải là hồn tồn khơng có tí nghi ngờ nào. Chúng ta cảm thấy vượt quá tiêu chuẩn nghi ngờ hợp lý sau khi xem xét các chứng cứ tịa án có thể “cảm thấy” các chứng cứ
chứng cứ buộc tội, chứng cứ gỡ tội, yêu cầu, đề nghị của Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng để từ đó phân tích đầy đủ, có căn cứ pháp lý và thực tiễn vững chắc, có lý lẽ thuyết phục, logic, thấu tình, đạt lý, hợp pháp, hợp lý, dễ hiểu, phải đánh giá một cách khách quan, cơng bằng, bình đẳng những chứng cứ buộc tội, chứng cứ khơng có tội, chứng cứ gỡ tội, chứng cứ xác định bị cáo có tội thì là tội gì, theo điểm, khoản, điều nào của Bộ luật Hình sự; tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Nếu bị cáo khơng có tội thì bản án phải ghi rõ những căn cứ xác định bị cáo khơng có tội và việc giải quyết khơi phục danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp của họ một cách nhanh nhất.
Thứ năm, đảm bảo thực hiện đồng bộ các nguyên tắc liên quan đến
ngun tắc suy đốn vơ tội.
Để đảm bảo các quyền của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự, pháp luật quy định nhiều nguyên tắc có liên quan mật thiết với nhau. Ví dụ như: nguyên tắc xác định sự thật khách quan của vụ án; nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo; ngun tắc suy đốn vơ tội…Bởi vậy, việc bảo đảm thực hiện mỗi nguyên tắc nói chung hay ngun tắc suy đốn vơ tội nói riêng địi hỏi phải có sự kết hợp đảm bảo đồng thời các nguyên tắc khác mà khơng có sự đề cao hay xem nhẹ nguyên tắc nào. Ví dụ như để đảm bảo ngun tắc suy đốn vơ tội thì phải đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáo; bảo đảm nguyên tắc thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật…
Tóm lại, ngun tắc suy đốn vơ tội là một nguyên tắc quan trọng của tố tụng hình sự và cùng với các nguyên tắc khác đảm bảo tính minh bạch, khách quan của q trình tố tụng hình sự, góp phần hạn chế các vụ án oan, sai. Vì vậy, để đảm bảo nguyên tắc suy đoán vơ tội, địi hỏi các cơ quan, người tiến hành tố tụng phải đồng thời đảm bảo các nguyên tắc cơ bản khác được quy định trong Bộ luật Hình sự. Đặc