Một số vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp khi sử dụng chứng từ điện tử trong

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH VAI TRÒ VÀ CÁCH SỬ DỤNG MỘT SỐ CHỨNG TỪ THƯƠNG MẠI TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC CHỨNG TỪ ĐIỆN TỬ TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ TRONG ĐIỀU KIỆN CMCN 4.0 (Trang 27)

tử trong Thanh toán Quốc tế

Mặc dù phương án chuyển đổi sử dụng chứng từ điện tử trong TTQT đã và đang được khuyến khích đẩy mạnh từ cả các cơ quan, ban ngành. Tuy vậy vẫn có nhiều khó khăn trong cơng tác triển khai có thể kể đến trong các lĩnh vực:

3.3.1. Cơ sở hạ tầng kĩ thuật

Các DN cần phải trang bị một hạ tầng kỹ thuật tốt bao gồm hệ thống quy trình từ khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ, sửa đổi và quản lý tự động trên môi trường Internet, thay thế cho quy trình tạo, xuất CT trước đây. Trong thực tế, khơng nhiều DN có đủ kiến thức về kỹ thuật để kiểm chứng

28

các tiêu chí về hệ thống, thiết bị, năng lực của nhân sự kỹ thuật, khả năng sao lưu và khơi phục dữ liệu,… Trong q trình sử dụng, khơng ít DN gặp phải trục trặc như chứng từ di chuyển không đúng địa chỉ, hệ thống cấp và lưu trữ chứng từ bị lỗi,…

3.3.2. Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực chưa đảm bảo u cầu về trình độ chun mơn để am hiểu và vận hành sử dụng CTĐT. So với các DN lớn, thì DN nhỏ và vừa có nhiều hạn chế về mặt nguồn lực như nguồn lực về tài chính, con người, tri thức. Đây chính là những lý do mà các DN nhỏ và vừa thường né tránh việc phải triển khai các hệ thống công nghệ thông tin yêu cầu đầu tư và có cơ quan quản lý chuyên trách.

3.3.3. Tâm lý doanh nghiệp

Tâm lý ngại thay đổi của bộ phận lớn các nhà quản lý đặc biệt là DN vừa và nhỏ là rào cản. Chính tâm lý này sẽ dẫn đến hệ quả là chậm tiếp cận và cập nhật công nghệ cũng như các thay đổi trong việc sử dụng CTĐT. Mặt khác, việc áp dụng CTĐT rất cần một hạ tầng kỹ thuật tốt, tuy nhiên không phải DN nào cũng sẵn sàng đáp ứng được yêu cầu về mặt hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin - viễn thông.

3.3.4. An tồn bảo mật thơng tin

Điều mà mọi DN cần ưu tiên là sự an toàn và bảo mật thông tin. So với chứng từ giấy, chứng từ điện tử có những rủi ro riêng đến từ virus và các phần mềm độc hại khác trên máy tính - điều mà khơng phải doanh nghiệp nào cũng có đủ khả năng để bảo vệ. Ngồi ra, nó cịn bao gồm cả sự hạn chế về hạ tầng kỹ thuật xảy ra với các DN vừa và nhỏ. Để có thể sử dụng cũng như phát huy được hết lợi ích, chứng từ điện tử cần phải có cơ sở hạ tầng tốt với hệ thống máy tính mạnh và đường truyền internet ổn định.

29

CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHO VIỆC SỬ DỤNG CHỨNG TỪ ĐIỆN TỬ TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ Ở ĐIỀU KIỆN CMNCN 4.0 4.1. Đối với Thế giới

Nếu đã tham gia vào các hoạt động ngoại thương, doanh nghiệp phải ln có các nguyên tắc đảm bảo an tồn khi thanh tốn quốc tế.

Các bên phải đảm bảo và cam kết về các thơng tin được cung cấp.

Phải tìm hiểu kỹ đối tác. Đặc biệt chú ý đối tác giao dịch lần đầu. Trong thực tế, phần lớn rủi ro, thiệt hại cho doanh nghiệp là do các thủ đoạn gian lận, lừa đảo tinh vi của các đối tác giao dịch lần đầu này. Các doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ đối tác thông qua tham tán thương mại Việt Nam, Công ty tư vấn tin cậy, ngân hàng…

Kiểm tra kỹ địa chỉ, các nghĩa vụ và trách nhiệm được quy định trong hợp đồng

Doanh nghiệp nên chủ động tìm hiểu, nắm chắc các nguyên tắc giao dịch L/C, vai trò, quyền lợi, trách nhiệm của các bên liên quan, nắm các quy định pháp luật, các quy tắc thông lệ quốc tế, cụ thể là UCP, ISBP giải thích UCP…. Ví dụ, đối với người nhập khẩu, nội dung L/C phát hành cần chặt chẽ, rõ ràng, không chấp nhận các điều kiện bất lợi do người xuất khẩu yêu cầu như người xuất khẩu được quyền nhận hàng, sau đó thuê giám định chất lượng, khối lượng…

Tuân thủ các quy tắc an tồn khi thực hiện thanh tốn quốc tế bằng thẻ, tài khoản ngân hàng

Nếu nghi ngờ trong q trình thanh tốn có xuất hiện yếu tố trái phép cần thơng báo ngay cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền hoặc ngân hàng mà doanh nghiệp đang sử dụng để có thể tạm ngừng giao dịch.

Sát cánh bên doanh nghiệp luôn là các ngân hàng, các doanh nghiệp hãy tin tưởng, dựa vào sự hỗ trợ, tư vấn của ngân hàng. Ngược lại, doanh nghiệp cũng nên hiểu khơng phải ngân hàng có thể làm được mọi thứ thay mình, để hạn chế rủi ro,

30

doanh nghiệp cần chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa, đồng thời, phối hợp, tạo điều kiện cho ngân hàng để cùng bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp và ngân hàng.

Đọc kỹ các chính sách của các đơn vị có nghĩa vụ cung cấp hoặc nhận hàng hóa, dịch vụ trước khi thanh toán để tránh các rủi ro mất mát khơng đáng có

Giữ lại mọi chi tiết giao dịch và các chứng từ liên quan theo từng phương thức thanh tốn để phục vụ cho q trình tra sốt sau này.

4.2. Đối với Việt Nam

Cải tiến cơ sở hạ tầng kỹ thuật (băng thông và bảo mật)

Từ vấn đề đặt ra trong quá trình xử lý dữ liệu, cùng với đó là các mối đe dọa tới từ bên ngoài hệ thống quản lý của DN, các DN cần không ngừng cải tiến hệ thống quản lý và lưu trữ dữ liệu, nâng cấp hành lang thơng tin, từ đó tạo cơ sở cho việc lưu trữ và truyền tải dữ liệu bao gồm cả CTĐT theo thời gian thực, cross-check thơng tin chứng từ, từ đó giúp cho DN có thể đảm bảo an tồn bảo mật và tính xác thực của dữ liệu khỏi các phần mềm độc hại hay virus, phát huy và tận dụng được tối đa lợi ích của việc sử dụng chứng từ điện tử

Đào tạo nguồn nhân lực

DN cần đào tạo nhân lực chuyên trách, thành lập phịng ban chun mơn quản lý và vận hành sử dụng chứng từ điện tử. Tuy rằng các DN vừa và nhỏ khó có thể triển khai giải pháp do thiếu sót về nhiều mặt, tuy nhiên có thể linh động định hướng đào tạo nhân lực có trình độ chun mơn xử lý chứng từ điện tử kết hợp với chứng từ giấy, tối ưu hóa hiệu quả đầu tư.

Tâm lý doanh nghiệp

Chính phủ, các ban ngành có liên quan cần tạo điều kiện cho các DN sử dụng chứng từ điện tử, không chỉ bằng các biện pháp tuyên truyền; tổ chức hội thảo; tọa đàm với DN mà còn bằng các biện pháp thiết thực như tăng cường bảo hộ

31

với các giao dịch thanh toán quốc tế sử dụng chứng từ điện tử, mà cịn bằng các chính sách khuyến khích có thể kể đến như ‘giảm thuế TNDN cho các DN có doanh thu dưới 10 tỷ đồng 1 năm khi có cơ cấu sử dụng chứng từ điện tử trên 50% lượng giao dịch’…

32

KẾT LUẬN

Ngày nay với sự phát triển không ngừng của việc giao thương và hội nhập kinh tế toàn cầu, các hoạt động và phương thức giao dịch thương mại giữa các quốc gia ngày càng mở rộng và lớn mạnh, kéo theo nhu cầu về các phương thức thanh tốn nhanh chóng và hiệu quả ngày một cao. Đặc biệt hơn, đây là giai đoạn Việt Nam tham gia vào các tổ chức quốc tế, mở ra cơ hội lớn cho quá trình hội nhập của chúng ta nói chung, cũng như sự phát triển cho các doanh nghiệp trong nước nói riêng trong giao dịch thương mại quốc tế. Vì vậy, việc nắm bắt, hiểu rõ được các phương thức thanh toán cũng như việc sử dụng các chứng từ điện tử một cách linh hoạt và hiệu quả trong giao dịch quốc tế là một điều vô cùng cần thiết.

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam, các doanh nghiệp đa phần là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tuy đã từng bước sử dụng chứng từ điện tử trong thanh toán, song vẫn tồn tại nhiều vấn đề như cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn hạn chế, nguồn nhân lực chưa đảm bảo trình độ về chuyên môn, hay tâm lý của doanh nghiệp… Thơng qua q trình thực hiện đề tài “Vai trị và cách sử dụng một số chứng từ thương mại, thực trạng và những vấn đề về sử dụng chứng từ điện tử trong thanh tốn quốc tế tại Việt Nam”, nhóm em đã hiểu hơn về bộ chứng từ thương mại trong thanh toán về lý thuyết cũng như thực tế, để từ đó trang bị cho bản thân những kinh nghiệm, bài học quý giá.

Cuối cùng, nhóm chúng em một lần nữa xin chân thành cảm ơn cô giáo, giảng viên PGS.TS. Đặng Thị Nhàn đã hướng dẫn chúng em tận tình để chúng em có thể thực hiện bài nghiên cứu này. Chúng em mong cơ có thể đưa ra những nhận xét, góp ý để chúng em ngày càng cải thiện tốt hơn nữa.

33

TÀI LIỆU THAM KHẢO

(1). Chuẩn bị bộ chứng từ vận tải theo phương thức thanh toán L/C. (n.d.). Retrieved from

https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn/chuan-bi-bo-chung-tu-van-tai-theo-phuong- thuc-thanh-toan-lc.html

(2). HIẾU, Đ. T. (2020). Đánh giá việc sử dụng chứng từ điện tử trong hoạt động xuất

nhập khẩu qua khu vực cảng Hải Phòng. Retrieved from

https://amp.tapchicongthuong.vn/bai-viet/danh-gia-viec-su-dung-chung-tu-dien- tu-trong-hoat-dong-xuat-nhap-khau-qua-khu-vuc-cang-hai-phong-72904.htm (3). Lê Tuấn Mãnh, Trần Thị Ánh Hồng, Trần Thị Hồng Cúc, Nguyễn Quốc Bình. (2022).

Giải pháp tăng cường việc sử dụng hóa đơn điện tử tại Việt Nam. Retrieved from

https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/giai-phap-tang-cuong-viec-su-dung-hoa- don-dien-tu-tai-viet-nam-86551.htm

(4). Nhi, L. N. (2021). Resolutions to disputes and claims about transactions on e-

commerce platforms in Vietnam. Retrieved from

https://vietnamlawmagazine.vn/resolutions-to-disputes-and-claims-about- transactions-on-e-commerce-platforms-in-vietnam-37755.html

(5). Vy, H. (2021). Áp dụng chứng từ điện tử, hoạt động xuất nhập khẩu tiết kiệm được 3,282 tỷ USD. Retrieved from https://vneconomy.vn/ap-dung-chung-tu-dien-tu- hoat-dong-xuat-nhap-khau-tiet-kiem-duoc-3-282-ty-usd.htm

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH VAI TRÒ VÀ CÁCH SỬ DỤNG MỘT SỐ CHỨNG TỪ THƯƠNG MẠI TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC CHỨNG TỪ ĐIỆN TỬ TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ TRONG ĐIỀU KIỆN CMCN 4.0 (Trang 27)