Sự điều chỉnh chiến lược đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương của các nước lớn

Một phần của tài liệu Chính sách xoay trục sang châu á thái bình dương của cộng hòa pháp và khuyến nghị đối với chính sách đối ngoại của việt nam (Trang 56 - 61)

Dương của các nước lớn

Sự điều chỉnh chiến lược đáng chú ý nhất của Mỹ là đầu năm 2011, Tổng thống Mỹ B. Obama tuyên bố chuyển trọng tâm chiến lược tồn cầu

sang CA-TBD. Việc triển khai chiến lược “Xoay trục châu Á - Thái Bình Dương” đã chứng minh nước Mỹ coi CA-TBD là khu vực địa - chiến lược, địa - chính trị trọng yếu, quan hệ trực tiếp đến an ninh quốc gia và vai trị lãnh đạo thế giới của Mỹ. Để thực hiện cĩ hiệu quả chính sách này, Mỹ củng cố quan hệ đồng minh với các nước như Australia và Nhật Bản; hợp tác với các đối tác mới như Ấn Độ và Việt Nam; tăng cường cơng cụ quân sự và kinh tế của nghệ thuật lãnh đạo; can dự với các thiết chế đa phương; duy trì giá trị dân chủ và tìm cách định hình cho sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Sự điều chỉnh chiến lược của Trung Quốc liên quan tới CA-TBD thể hiện trong chính sách đối ngoại với sáng kiến chiến lược “Một vành đai, một con đường” được Chủ tịch nước Tập Cận Bình đề xuất tháng 9/2013. Sáng kiến này bao gồm Vành đai kinh tế Con đường Tơ lụa (SREB) - được xây dựng dọc theo hành lang Âu - Á từ bờ biển Thái Bình Dương tới biển Baltic và Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ XXI (MSR) cùng với 6 hành lang kinh tế cốt lõi kết nối MSR và SREB [33, tr.257]. Sáng kiến chiến lược này cho thấy tham vọng xây dựng một trật tự thế giới mới do Trung Quốc “viết luật chơi”, phá vỡ “sự bao vây” của Mỹ tại CA-TBD và kiềm chế sự trỗi dậy của Ấn Độ. Vào năm 2014, Trung Quốc đưa ra quan điểm an ninh CA-TBD mới với nội hàm xây dựng một nền an ninh cộng đồng, an ninh tổng hợp, an ninh hợp tác và an ninh bền vững ở CA-TBD. Theo đĩ, Trung Quốc chủ trương “cơng việc của châu Á cần dựa vào nhân dân châu Á để giải quyết”. Chủ trương này khác với những lần tuyên bố trước đây rằng “Thái Bình Dương đủ rộng để dung nạp cả Trung Quốc và Mỹ” [31, tr.103].

Sự điều chỉnh chiến lược của Nga đối với CA-TBD khơng mang tính tình thế hoặc nhất thời nhằm đối phĩ với Mỹ và phương Tây, mà là cam kết tăng cường sự can dự của Nga về kinh tế, chính trị và an ninh với các nước ở CA-TBD. Sự điều chỉnh của Nga thể hiện qua chính sách “Hướng Đơng” được Tổng thống V. Putin tuyên bố vào năm 2010, một năm trước khi chính

quyền Tổng thống B. Obama cơng bố chiến lược “Xoay trục châu Á - Thái Bình Dương”. Chính sách “Hướng Đơng” của Nga cĩ mục tiêu (1) khai thác tiềm năng các nền kinh tế đang phát triển nhanh ở CA-TBD để thu hút đầu tư cho phát triển khu vực Siberia và Viễn Đơng của Nga; (2) tiếp cận thị trường rất lớn về tài nguyên năng lượng ở CA-TBD với vai trị là nhà xuất khẩu năng lượng lớn nhất thế giới; (3) mở rộng thị trường vũ khí trang thiết bị rộng lớn ở CA-TBD [31, tr.104].

Sự điều chỉnh chiến lược của Nhật Bản thể hiện qua chính sách hướng Nam mà Thủ tướng Shinzo Abe gọi là chiến lược “An ninh dân chủ kim cương”. Với mục tiêu liên kết tất cả những quốc gia từ Ấn Độ kéo dài xuống ĐNÁ và đến tận Australia, chiến lược “An ninh dân chủ kim cương” được Nhật Bản xây dựng với 4 quốc gia trụ cột là Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia. Sau nửa thế kỷ tự kiềm trong chính sách hiếu hịa, Nhật Bản bắt đầu chuyển mình để đảm nhận vai trị của một đại cường quốc kinh tế và quân sự. Ngày 1/7/2014 là dấu mốc quan trọng trong q trình điều chỉnh chính sách quốc phịng của Nhật Bản, thể hiện qua việc nước này đưa ra lời giải thích mới về nội dung Điều 9 của Hiến pháp, theo đĩ Lực lượng phịng vệ Nhật Bản sẽ tham gia sứ mệnh phịng thủ tập thể bên ngồi lãnh thổ quốc gia [31, tr.104].

Sự điều chỉnh chiến lược của Ấn Độ đối với CA-TBD được thể hiện qua chính sách “Hành động phía Đơng” được cơng bố chính thức vào năm 2014 trong bản tuyên bố chung sau cuộc gặp cấp cao giữa Thủ tướng Ấn Độ N. Modi và Tổng thống Mỹ B. Obama [33, tr.259]. Chính sách này được đưa ra thay cho chính sách “Hướng Đơng” của Ấn Độ cơng bố năm 1991. Quyết định đổi tên chính sách “Hướng Đơng” thành “Hành động phía Đơng” thể hiện Ấn Độ sẽ chủ động và hành động cĩ mục đích hơn trong khu vực để khẳng định vai trị xứng đáng của Ấn Độ với vị thế của một cường quốc ở khu vực và thế giới.

“Chiến lược Kết nối Á - Âu” vào năm 2018 [20, tr.34]. Đây là lần đầu tiên EU cĩ một chiến lược cụ thể, rõ ràng đối với châu Á và cũng cĩ thể coi là câu trả lời của EU đối với những chiến lược đầy tham vọng của các đối tác khác.

Điều chỉnh chiến lược thực chất là việc các nước lớn thay đổi đường lối, chính sách; phát huy thế mạnh để tìm kiếm và đan xen lợi ích từ bên ngồi; xác lập vị thế vượt trội của các quốc gia trên các diễn đàn quốc tế và khu vực; hướng các quốc gia khác, các khu vực khác đi theo quỹ đạo riêng phục vụ cho lợi ích của mình. Đĩ là sự thay đổi, điều chỉnh chiến lược một cách cơng khai, dễ nhận biết. Tuy nhiên, trong thực tế, các nước lớn cịn tiến hành điều chỉnh ngầm, khĩ nhận diện. Khu vực CA-TBD là trọng tâm của sự cạnh tranh chiến lược gay gắt giữa các nước lớn trong thế kỷ XXI. Trước sự tranh giành chiến lược giữa các nước lớn tại khu vực CA-TBD như vậy, buộc Cộng hịa Pháp cũng phải cĩ sự điều chỉnh chính sách để khơng bị mất đi vị trí cường quốc.

Kết luận chương 2

Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của chính sách xoay trục sang CA- TBD của Cộng hịa Pháp phải được đặt trong tổng thể chính sách đối ngoại của quốc gia này. Luận án sử dụng tổng hợp các lý thuyết và phương pháp để làm rõ sự điều chỉnh chiến lược của Cộng hịa Pháp đối với khu vực CA-TBD. Chính sách đối ngoại Pháp dựa trên những nền tảng căn bản đã được xác định trong nền Cộng hịa thứ V, đồng thời cĩ những điều chỉnh quan trọng để thích ứng với những biến động khĩ lường của thế giới. Truyền thống đối ngoại Pháp qua các thời kỳ là khơng phụ thuộc nhiều vào cá tính nguyên thủ như Mỹ mà xuyên suốt phục vụ quyền lợi quốc gia, phát triển mềm mại qua từng thời kỳ và ít cĩ bước ngoặt. Chính sách xoay trục sang CA-TBD của Cộng hịa Pháp từ năm 2012 đến nay được xây dựng trên cơ sở xác định lợi ích, mục tiêu của nước Pháp theo đúng nguyên tắc chỉ đạo đối ngoại của Cộng hịa

Pháp và phù hợp với những quy luật khách quan của QHQT đương đại. Về cơ bản, nội dung chính sách khá nhất quán, khơng cĩ những thay đổi đột biến tuy nhiên chính sách cĩ tính linh hoạt, thuận theo xu thế chung khi mở rộng phạm vi ảnh hưởng thơng qua Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Luận án phân tích cấu trúc hệ thống quốc tế, sự gia tăng các thách thức tồn cầu, vị trí của CA-TBD, sự điều chỉnh chiến lược của các nước lớn đối với CA-TBD đã tác động lớn đến cục diện QHQT và đặt ra yêu cầu với nước Pháp là phải điều chỉnh chính sách đối với CA-TBD. Các nhân tố chủ quan như lợi ích của Cộng hịa Pháp tại CA-TBD, tham vọng khẳng định vị thế của một cường quốc tác động mạnh mẽ đến việc nước Pháp quyết định xoay trục sang CA-TBD.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Chính sách xoay trục sang châu á thái bình dương của cộng hòa pháp và khuyến nghị đối với chính sách đối ngoại của việt nam (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(189 trang)
w