Bảng 4.7 : Kết quả hồi quy với CAR là ngưỡng
4.3 Thảo luận các nhân tố ảnh hƣởng đến nợ xấu
Cần nhấn mạnh rằng các nhà điều hành Việt Nam không nhất thiết phải hành động khi giá trị ngưỡng bằng 3,11%. Bởi đây chỉ là một giá trị tiềm ẩn xuất phát từ phân tích thực nghiệm của tác giả, cho thấy rằng các nhà quản lý ngân hàng có thể thay đổi hành vi của họ khi tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng nằm trên giá trị ngưỡng này. Kết quả cho thấy rằng hiệu ứng ngưỡng là phù hợp hơn với các NHTMCP, trong khi các NHTM&CP nhà nước thường có một tỷ lệ nợ xấu thấp hơn giá trị ngưỡng này. Ví dụ, chỉ có 10 quan sát ngân hàng – năm đối với các NHTM&CP nhà nước có tỷ lệ nợ xấu cao hơn giá trị ngưỡng, trong khi đó số lượng các NHTMCP là 32. Hệ thống ngân hàng tại Việt Nam thường được xem là một bộ phận chịu ảnh hưởng khá mạnh bởi sở hữu chéo giữa các ngân hàng – ngân hàng và tập đoàn – ngân hàng. Có thể lập luận rằng chính quyền, tập đồn hoặc lãnh đạo cấp cao có thể sử dụng các ngân hàng để gia tăng việc làm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua việc tài trợ vào những dự án, cơng trình, góp vốn chéo. Do đó, các ngân hàng có thể có tỷ lệ nợ xấu cao khi tiếp tục thực hiện các chỉ thị của chính quyền, hoặc lãnh đạo tập đoàn mẹ. Kết quả là, bất kỳ một vấn đề rủi ro đạo đức nào trong các NHTMCP có thể được gây ra bởi nhiều chỉ đạo của chính quyền, lãnh đạo tập đoàn mẹ hoặc các lãnh đạo cấp cao trong ngân hàng hơn là do môt tỷ lệ nợ xấu cao. Điển hình thời gian gần đây là 3 ngân hàng Gpbank, Oceanbank, NH xây dựng Việt Nam (VNCB) bị NHNN mua lại bắt buộc với giá 0 đồng.