2.2. Sai lệch tỷ giá hối đoái thực và tăng trƣởng kinh tế
2.2.3. Mơ hình tăng trƣởng cho Việt Nam
Để đánh giá tác động của sai lệch tỷ giá thực đến tăng trưởng, bài nghiên cứu áp dụng mơ hình tăng trưởng tân cổ điển của Solow (1956) trong đó sản lượng của nền kinh tế là một hàm theo trữ lượng vốn và dân số. Mơ hình này được sử dụng phổ biến trong lý thuyết hiện nay (xem Kormendi & Meguire, 1985; Barro, 1991; Levine & Renelt, 1992; Mankiw et al, 1992). Ngoài hai biến “cổ điển” là vốn và lao động, trong bài nghiên cứu này ta xét thêm các biến sau: (1) xu hướng - do sản lượng kinh tế có xu hướng tăng theo thời gian; (2) độ mở thương mại – trong xu hướng tồn cầu hóa như hiện nay, mức độ mở cửa nền kinh tế có tác động quan trọng đến tăng trưởng kinh tế; (3) mức độ sai lệch tỷ giá thực. Do đó mơ hình tăng trưởng trong trường hợp này như sau:
YI = f (Trend, KA, LA, TO, MIS)
Trong đó:
Y: GDP thực bình quân đầu người
7
Washington Consensus (Williamson, 1994) là quan điểm cho rằng sai lệch tỷ giá thực, cho dù là định giá cao hay định giá thấp, đều có ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng do nó khiến cho nguồn lực khơng được phân bổ một cách tối ưu.
Trend: Xu hướng
KA: Trữ lượng vốn
LA: Số lượng lao động
TO: Độ mở thương mại
MIS: Sai lệch tỷ giá thực
MIS = RER - ERER
Hệ số của biến xu hướng, vốn, lao động và độ mở thương mại được kỳ vọng có dấu dương trong khi hệ số của sai lệch tỷ giá thực được kỳ vọng có dấu âm theo quan điểm của Washingtion Consensus (Williamson, 1994). Mơ hình YI sẽ kiểm định tác động của sai lệch tỷ giá thực nói chung đến tăng trưởng kinh tế. Để làm rõ hơn ảnh hưởng của sai lệch này, trong trường hợp đồng tiền định giá cao cũng như định giá thấp, ta phân tích thêm một mơ hình tăng trưởng như sau:
YII = f (Trend, KA, LA, TO, PO, NE)
Trong đó:
PO: Sai lệch dương – Đồng tiền đang được định giá thấp
NE: Sai lệch âm – Đồng tiền đang được định giá cao
Việc phân tích sai lệch tỷ giá thành hai loại nhằm mục đích xem xét riêng biệt ảnh hưởng của việc định giá cao và định giá thấp đến tăng trưởng kinh tế. Trong khi Rodrik (2008) cho rằng việc đồng tiền định giá thấp có khả năng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (hệ số của PO được kỳ vọng lớn hơn 0) và ngược lại, khi đồng tiền định giá cao lại kìm hãm tăng trưởng (hệ số của NE được kỳ vọng nhỏ hơn 0); thì Williamson (1990) với quan điểm của Washington Consensus cho rằng cả hai loại sai lệch đều ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng (hệ số của cả PO và NE đều nhỏ hơn 0).
Do dữ liệu về trữ lượng vốn khơng có sẵn trong bất cứ cơ sở dữ liệu nào nên chúng ta sẽ xây dựng nó từ dữ liệu về đầu tư (Gross Fixed Capital Formation 8)
bằng phương pháp PIM (Perpetual Inventory Method 9). Theo phương pháp này trữ
lượng vốn K trong kỳ t được tính như sau:
KAt = (1 – δ) KAt-1 + It
Trong đó:
KAt: trữ lượng kỳ t
δ: tốc độ khấu hao của vốn
It: đầu tư trong kỳ t (gross fixed capital formation)
Trữ lượng vốn kỳ đầu tiên được tính dựa trên giả định vốn và sản lượng kinh tế tăng trưởng với cùng tốc độ. Như vậy ta có:
KAt-1 =
Trong đó:
g: tốc độ tăng trưởng của vốn. g được giả định bằng với tốc độ tăng trưởng trung bình của sản lượng kinh tế (GDP) trong thời kỳ mẫu.
Việc chọn đúng tốc độ khấu haoδ khi tính tốn trữ lượng vốn rất quan trọng. Nếu tốc độ này q cao thì việc tích lũy vốn sẽ thấp và tăng trưởng năng suất sẽ bị ước tính quá cao và ngược lại. Trong lý thuyết về tăng trưởng, một tốc độ khấu hao chung thường được áp dụng cho tất cả các quốc gia, dù cho đó là quốc gia phát triển hay đang phát triển. Thông thường tốc độ này là 4% (Nehru & Dhareshwar, 1993), 6% (Hall & Jones, 1999; Bernanke & Gurkaynak, 2001), 7% (Easterly and Rebelo, 1993) hoặc được lấy bằng tỷ lệ lạm phát trung bình trong giai đoạn nghiên cứu
8 Gross Fixed Capital Formation đo lường mức đầu tư vào hạ tầng, từ đó xác định tiềm năng tăng trưởng tương lai của một nền kinh tế. GFCF theo dõi sự đầu tư vào nhà ở và các yếu tố khác như đường sá, dinh thự, cầu cống, đường sắt, mạng lưới điện, trang bị máy móc cho nền kinh tế …
(Richmond, 1993). Tuy nhiên, tỷ lệ khấu hao áp dụng cho các nước đang phát triển nên khác với các nước phát triển vì những dự án đầu tư tại các nước đang phát triển thường không hiệu quả bằng các nước phát triển. Trong bài nghiên cứu này dữ liệu về trữ lượng vốn được xây dựng với tỷ lệ khấu hao bằng với tỷ lệ lạm phát trung bình trong giai đoạn nghiên cứu (khoảng 7.1%).