Kiến nghị đối với ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH xác định lãi suất cho vay tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 82 - 96)

5. Cấu trúc của đề tài

3.5 Kiến nghị đối với ngân hàng

Theo mơ hình nghiên cứu và kết quả hồi quy, chi phí hoạt động/tổng tài sản tương quan dương với IRS, tương ứng với kỳ vọng ban đầu. Chi phí hoạt động/tổng tài sản càng cao thì IRS càng lớn và ngược lại. Kết quả này là hợp lý và phù hợp với nhiều nghiên cứu, chính vì vậy, để giảm IRS cần thiết giảm chi phí hoạt động của các ngân hàng. Ngân hàng có thể giảm chi phí hoạt động bằng nhiều cách, có thể nâng cao hiệu quả làm việc của người

lao động, đưa vào áp dụng công nghệ cao để giảm chi phí và tinh gọn bộ máy quản lý nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong công việc. Các ngân hàng nên hướng đến hệ thống ngân hàng điện tử tốc độ và tính bảo mật cao. Để nâng cao hiệu quả làm việc của người lao động, thúc đẩy người lao động làm việc thì ngân hàng cần áp dụng cơ chế thưởng phạt rõ ràng, làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít. Các ngân hàng hiện nay đang sử dụng hệ thống thẻ điểm cân bằng KPI, lương thưởng và đánh giả nhận xét về quá trình làm việc của người lao động đều được quy ra các con số, chi tiêu mang tính định lượng nhiều hơn nhằm kích thích người lao động làm việc hăng say hơn, cống hiến hơn. Bên cạnh đó, cơng nghệ lạc hậu làm tốn nhiều lao động gia tăng chi phí hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng điện tử là giải pháp mà các ngân hàng đang hướng tới, ngồi tiết kiệm chi phí hoạt động (thuê mướn nhân viên, mặt bằng, điện, nước, …) còn đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng. Khách hàng có thể giao dịch với ngân hàng tại nhà thơng qua mạng internet, điện thoại di động. Với việc ứng dụng ngân hàng điện tử, áp dụng hình thức chấm điểm tính lương, loại bỏ những bộ phận phịng ban thừa thãi kém hiệu quả thì ngân hàng vừa giảm chi phí trả cho những nhân viên hoạt động thiếu hiệu quả lại vừa kích thích người lao động làm việc cống hiến hơn, hiệu quả hơn.

Thu nhập ngoài lãi/tổng tài sản quan hệ ngược chiều với IRS trong mơ hình nghiên

cứu. Kết quả này phù hợp lý thuyết và kỳ vọng đã đề ra ban đầu, đồng thời cũng phù hợp với đồ thị 2.7 đã biểu diễn. Để giảm IRS, các ngân hàng cần tăng thu nhập ngồi lãi, thơng qua tăng thu nhập từ hoạt động dịch vụ, thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối, thu nhập từ hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh, thu nhập từ mua bán chứng khoán đầu tư, thu nhập từ các hoạt động khác, … Cụ thể, để nâng cao thu nhập từ hoạt động dịch vụ, các ngân hàng cần nâng cao chất lượng phục vụ và đa dạng hóa dịch vụ, sản phẩm. Các ngân hàng cần thường xuyên nghiên cứu, khảo sát thái độ của khách hàng đối với những sản phẩm ngân hàng cung cấp nhằm thay đổi, bổ sung, đưa ra những sản phẩm, dịch vụ mới nhất nhằm phục vụ và thỏa mãn cao nhất nhu cầu của khác hàng. Sự cạnh tranh về chất lượng dịch vụ giữa các ngân hàng góp phần khơng nhỏ thúc đẩy ngân hàng khơng ngừng hồn thiện. Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối cũng đóng góp khơng nhỏ vào thu

đồng quyền chọn, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lại, hợp đồng hốn đổi. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng cần tập trung nâng cao thu nhập của các hoạt động khác như hoạt động mua bán chứng khoán,…Các phịng ban chun trách được lập ra nhằm chun mơn hóa đội ngũ này nhằm nâng cao nguồn thu nhập này. Chất lượng phục vụ của nhân viên đối với khách hàng cũng cần bàn đến khi yếu tố này ảnh hưởng nhiều đến nguồn thu nhập này. Ngân hàng thường xuyên tổ chức cho nhân viên tập huấn hay theo học các lớp giao tiếp, có cơ chế thưởng phạt các hành vi của người lao động thông qua phản ánh của khách hàng nhằm góp phần nâng cao chất lượng cạnh tranh với các ngân hàng khác.

Nợ xấu cũng là biến ảnh hưởng nhiều đến IRS. Chính việc nợ xấu cao làm cho ngân hàng mất nhiều chi phí trích lập dự phịng, qua đó phải nâng cao IRS để bù đắp chi phí. Thật vậy, kết quả của mơ hình hồi quy trong bài nghiên cứu cho thấy nợ xấu có tương quan

dương với IRS phù hợp với kỳ vọng ban đầu mặc dù trong đồ thị 2.9 so sánh IRS và tỷ lệ nợ

xấu tại 5 ngân hàng cho thấy xu hướng chưa nhận diện được rõ ràng. Để giảm IRS, ngân hàng cần thiết phải giảm tỷ lệ nợ xấu, thơng qua đó mới giảm IRS. Để làm được điều đó ngân hàng cần phát triển hệ thống đánh giá rủi ro. Do khơng có hệ thống đánh giá rủi ro hiệu quả ngân hàng sẽ áp đặt và duy trì IRS lớn để bù đắp rủi ro. Việc các tổ chức tài chính đầu tư cơng nghệ hiện đại để đánh giá rủi ro đối với khách hàng vay, chia sẻ thông tin tín dụng giữa các tổ chức tài chính là cần thiết để giảm IRS và chi phí của ngân hàng. Nợ xấu xuất phát từ nguyên nhân khách quan và chủ quan của nền kinh tế. Hệ thống quản lý rủi ro tốt và tiên tiến góp phần hạn chế những nguyên nhân dẫn đến nợ xấu. Các ngân hàng cải tiến quy trình, giáo dục ý thức cán bộ, đưa vào hệ thống chấm điểm tín dụng liên thơng giữa các ngân hàng, thành lập Phịng kiểm tra kiểm sốt nội bộ đặt tại các chi nhánh nhưng thuộc về Hội sở chính nhằm tăng tính khách quan, sử dụng mơ hình tín dụng tập trung thay vì phân quyền như trước đây (người quyết định cho vay không phải là người đề xuất cho vay, chi nhánh chỉ phụ trách tìm kiếm khách hàng, thu thập hồ sơ và đề xuất và Phòng ban của hội sở sẽ quyết định xem có cho vay hay khơng).

Biến Rủi ro thanh khoản tương quan ngược chiều với IRS trong mơ hình nghiên cứu

trên tương ứng với kỳ vọng ban đầu. Tỷ lệ nắm giữ loại tài sản trên Bảng cân đối kế toán của ngân hàng cho thấy phương châm hoạt động và kinh doanh của chính ngân hàng đó. Để

giảm IRS thì theo kết quả của mơ hình nghiên cứu, ngân hàng cần giảm rủi ro thanh khoản của chính ngân hàng mình xuống, tức là nâng cao tỷ lệ nắm giữ các tài sản có tính lỏng, dễ dàng chuyển hóa thành tiền. Việc hạ rủi ro thanh khoản của ngân hàng xuống đồng thời giảm IRS và nâng khả năng thanh toán và hạ rủi ro mất khả năng thanh toán của ngân hàng xuống. Để hạn chế rủi ro thanh khoản, các ngân hàng khơng chỉ có vốn điều lệ cao hơn mức vốn pháp định mà còn phải ở mức hợp lý, tăng cường huy động vốn và đa dạng hóa các kỳ hạn, sản phẩm tiền gửi nhằm thu hút và tạo thuận lợi và tiện ích tối đa cho người gửi tiền. Nguồn vốn huy động từ khách hàng cá nhân là nguồn vốn huy động mang tính ổn định cao hơn tiền gửi thanh tốn của khách hàng doanh nghiệp vốn không ổn định và thường xuyên thay đổi nên ngân hàng cần tập trung khai thác nguồn vốn huy động từ các cá nhân. Để thu hút các khách hàng cá nhân gửi tiền, việc thường xuyên đưa ra các sản phẩm, chương trình khuyến mãi mới, tặng quà nhân ngày lễ tết, sinh nhật của khách hàng là cần thiết để cho khách hàng thấy được sự quan tâm chăm sóc của ngân hàng dành cho khách hàng. Khách hàng cá nhân cũng là thị trường tiềm năng mà ngân hàng có thể nâng cao thu nhập từ hoạt động cung cấp dịch vụ và các sản phẩm ngoài sản phẩm tiền gửi.

Mặc dù yếu tố dự trữ bắt buộc không được đưa vào biến khảo sát trong mơ hình nghiên cứu do thiếu số liệu nhưng trên thực tế đây cũng là yếu tố tác động đến IRS của các ngân hàng. Nguồn vốn ngân hàng huy động nhưng không đưa vào cho vay mặc dù ngân hàng vẫn phải trả lãi cho khách hàng, ngân hàng phải tính chi phí này vào chi phí vốn góp phần nâng cao IRS. Dự trữ bắt buộc là một trong những công cụ của Ngân hàng nhà nước dùng để thực thi chính sách tiền tệ. Khi Ngân hàng nhà nước muốn đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng sẽ giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc hay khi cần hạn chế tốc độ tăng trưởng tín dụng thì Ngân hàng nhà nước sẽ yêu cầu nâng cao tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Theo cơng trình nghiên cứu của Chirwa và Mlachila (2004), Barajas và những người khác (2000), Brock và Suarez (2000) và Saunders và Schumacher (2000) thì IRS và dự trữ bắt buộc có mối quan hệ thuận chiều. Để giảm IRS của ngân hàng xuống thì cần giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhưng nếu làm vậy thì rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng sẽ tăng lên. Vì vậy, việc cân đối giữa mục tiêu hạ IRS và bảo đảm an toàn thanh khoản là cần thiết và khó khăn để thực hiện

Nâng cao sự hiệu quả của các tổ chức tài chính để nâng cao sự cạnh tranh, hoạt động ngân hàng hiệu quả, quản lý danh mục đầu tư hiệu quả chất lượng cao và có sự giám sát chặt chẽ… của các cơ quan chức năng.

Kết luận chƣơng 3

Mơ hình nghiên cứu trong chương này được xây dựng dựa trên số liệu thu thập được từ các nguồn dữ liệu quốc tế chính thức đáng tin cậy và tổng hợp từ Báo cáo tài chính chính thức có kiểm tốn của 5 ngân hàng có thị phần lớn tại Việt Nam đã phần nào phản ánh mối quan hệ giữa các biến độc lập vi mơ là: chi phí hoạt động/tổng tài sản, thu nhập ngoài lãi/tổng tài sản, chất lượng nợ, rủi ro thanh khoản và các biến độc lập vĩ mô là: lạm phát, biến động của lãi suất, tốc độ tăng GDP, lãi suất chiết khấu, biến động của tỷ giá tác động như thế nào đến biến phụ thuộc là IRS.

Kết quả cho thấy IRS và các biến: chi phí hoạt động/tổng tài sản, chất lượng nợ, tốc độ tăng GDP, lãi suất chiết khấu và biến động của tỷ giá tương quan thuận chiều với nhau. Đồng thời, các biến: thu nhập ngoài lãi/tổng tài sản, rủi ro thanh khoản, lạm phát và biến động của lãi suất có tương quan ngược chiều với IRS.

Các giải pháp nhằm giảm IRS được đưa ra và kiến nghị với các cơ quan quản lý và ngân hàng thông qua kết quả của mơ hình nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng.

KẾT LUẬN

Mục đích tiên quyết của việc giảm IRS là để giảm lãi suất cho vay, qua đó để kích thích đầu tư và mang lại sự tăng trưởng kinh tế cao hơn. Nhưng hạ lãi suất cho vay thôi chưa đủ nếu các yếu tố vĩ mơ và chính sách liên quan, mong đợi của nhà đầu tư, khuôn khổ pháp luật, chế độ chính trị xã hội khơng được thực hiện để chắc chắn có một mơi trường đầu tư thân thiện. IRS do nhiều yếu tố tác động, vì vậy việc sử dụng những yếu tố tác động đó nhằm giảm IRS cần được nghiên cứu kỹ trước khi thực hiện trong thực tế. Tuy những biến được đưa vào mơ hình nghiên cứu chưa phải là tất cả những yếu tố tác động đến IRS và mẫu được sử dụng trong bài nghiên cứu chỉ là 5 ngân hàng có thị phần lớn tại Việt Nam chứ khơng phải là tồn bộ các ngân hàng tại Việt Nam nhưng cũng phần nào phản ánh được những yếu tố này tác động đến 5 ngân hàng này như thế nào. Bài nghiên cứu góp phần làm rõ những yếu tố tác động đến IRS tại các ngân hàng thương mại của Việt Nam và làm tham khảo khi chúng ta có ý định tác động đến IRS thông qua những biến này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong www.sbv.gov.vn. 2. Ngân hàng phát triển Châu Á trong www.adb.org.

3. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu, Báo cáo tài chính Quý 3/2009 đến Quý 3/2013 trong www.acb.com.vn.

4. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam, Báo cáo tài chính Quý 3/2009 đến Quý 3/2013 trong www.vietinbank.vn.

5. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam, Báo cáo tài chính Quý 3/2009 đến Quý 3/2013 trong www.vietcombank.com.vn.

6. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gịn Thương Tín, Báo cáo tài chính Q 3/2009 đến Quý 3/2013 trong www.sacombank.com.vn.

7. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam, Báo cáo tài chính Quý 3/2009 đến Quý 3/2013 trong www.eximbank.com.vn.

Tài liệu tiếng Anh

1. Akinlo, Owoyemi, 2012. The Determinants of Interest Rate Spreads in Nigeria: An Empirical Investigation. Modern Economy, 3, 837-845.

2. Angbazo, 1997. Commercial bank Net Interest Margins Default Risk, Interest-Rate Risk, and Off-Balance Sheet Banking. Journal of banking and Finance, Vol. 21, No 1, 55-87.

3. Barajas, Steiner and Salazar. Interest Spreads in Banking in Colombia, 1975-96.

Journal of Development Economics, Vol. 88, 192-204.

4. Beck and Hesse, 2006. Bank Efficiency, Ownership and Market Structure: Why Are Interest Spreads So High in Uganda? World Bank Policy Research Working Paper,

5. Brock and Suarez, 2000. Understanding the Behaviour of Bank Spreads in Latin America. Journal of Development Economics, Vol. 63, 113-135.

6. Brock, P. and Franken, 2002. Bank Interest Margins Meet Interest Rate Spreads: How Good is Balance Sheet Data for Analysing the Cost of Financial Intermediation? Central Bank of Chile.

7. Brock, P. and Suárez, L, 2000. Understanding the Behaviour of Bank Spreads in Latin America. Journal of Development Economics, 71(2), 291-299.

8. Chirwa and Mlachila, 2004. Financial Reforms and Interest Rate Spreads in the Commercial Banking System in Malawi. IMF Staff Papers, Vol. 51, No. 1, 96-122. 9. Claessens, S., Kunt, A., Huizinga, H., 2001. How Does Foreign Entry Affect

Domestic Banking Markets? Journal of Banking and Finance, Vol. 25, 891-911. 10. Eastern Caribbean Central Bank, Research Department, 2007, Determinants Of

Commercial Banks Interest Rate Spreads: Some Empirical Evidence From The Eastern Caribbean Currency Union.

11. Enendu, 2003. Determinants of Commercial Bank Interest Rate Spreads in a Liberalized Financial System: Empirical Evidence form Nigeria 1989-2000.

Economic and Financial Review, Vol. 41, No. 1.

12. Espinosa. German Lopez, Antonio Moreno, Fernando Perez de Gracia, 2011. Bank’s net interest margin in the 2000s: Amacro-accounting international perspective.

Journal Of International Money And Finance 30 (2011) 1214-1233

13. International Monetary Fund, IMF Working Paper, Monetary and Capital Markets Department, 2007, Interest Rate Spreads in English-Speaking African Countries. 14. Kunt, A. and Huizinga, 1999. Determinants of Commercial Bank Interest Margins

and Profitability: Some International Evidence. The World Bank Economic Review,

15. Moore, W. and Craigwell, 2000. Market Power and Interest Rate Spreads in the Caribbean. Central Bank of Barbados.

16. Peria, S., Mody, A., 2004. How Foreign Participation and Market Concentration Impact Bank Spreads: Evidence from Latin America. Journal of Money, Credit, and

Banking, 36(3), 511-537.

17. Quaden, 2004. Efficiency and Stability in an Evolving Financial System.

18. Randall, 1998. Interest Rate Spreads in the Eastern Caribbean. IMF Working Paper. 19. Saunders and Schumacher, 2000. The Determinants of Bank Interest Rate Margins:

An International Study. Journal of International Money and Finance, Vol.19, No.6,

813-832.

20. Wong, 1997. On the Determinants of Bank Interest Margins under Credit and Interest Rate Risks. Journal of Banking and Finance, Vol. 21, No. 2, 251-271.

21. World Bank, Policy Research Working Paper 4267, 2007, Financial Intermediation in the Pre-Consolidated Banking Sector in Nigeria.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Chi phí hoạt động của 5 ngân hàng và chi phí hoạt động/tổng tài sản

Đơn vị tính: triệu đồng 2009Q3 2009Q4 2010Q1 2010Q2 2010Q3 2010Q4 2011Q1 2011Q2 2011Q3 2011Q4 2012Q1 2012Q2 2012Q3 2012Q4 2013Q1 2013Q2 2013Q3 ACB 425,190 452,499 442,378 468,347 570,894 556,637 564,881 678,187 747,489 1,007,631 817,552 993,283 993,120 1,240,261 818,570 857,245 925,467 VIETINBANK 1,359,006 2,116,775 1,269,871 1,631,070 1,607,420 2,071,828 1,908,887 3,713,372 3,133,944 830,950 2,140,310 3,157,134 1,635,157 2,330,674 2,526,985 2,047,008 2,122,232 VCB 950,970 1,251,979 692,147 1,419,865 1,012,313 1,285,318 1,266,714 1,145,866 1,280,156 1,862,175 1,392,196 1,031,853 1,583,791 1,895,139 1,323,370 1,264,808 1,552,310 EXIMBANK 227,844 349,314 190,763 222,934 263,167 348,424 310,397 381,603 471,672 741,690 437,001 475,945 585,955 792,436 489,628 479,489 501,335 SACOMBANK 350,763 525,341 427,032 445,327 484,277 587,472 574,855 682,961 924,457 1,212,478 783,488 952,505 979,395 1,376,983 1,059,110 936,767 1,077,635

Nguồn: tổng hợp từ BCTC của 5 ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH xác định lãi suất cho vay tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 82 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)