Các phương pháp kiểm định

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quy mô, giá trị và tính thanh khoản ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của các cổ phiếu trên TTCK việt nam (Trang 41 - 45)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4 Các phương pháp kiểm định

Dữ liệu nghiên cứu được thu thập dưới dạng dữ liệu bảng. Phương pháp hồi quy sai số chuẩn Newey – West với 6 độ trễ. Nhằm xem xét tác động của nhân tố quy mô, nhân tố giá trị sổ sách trên giá thị trường và tính thanh khoản tác động đến TSSL của cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tác giả tiến hành hồi quy dữ liệu 187 cơng ty niêm yết liên tục trên hai sàn chứng khốn trong giai đoạn từ 2008 đến 2013. Quy trình hồi quy được tiến hành như sau:

Bước 1: Thống kê mô tả chuỗi dữ liệu theo từng biến.

Bước 2: Xem xét mối tương quan giữa từng biến bằng cách sử dụng ma trận hệ số

tương quan, đồng thời qua đó kiểm tra vấn đề đa cộng tuyến giữa các biến.

Bước 3: Kiểm định các giả thiết cơ bản của mơ hình hồi quy:

3.4.1 Kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu:

Vì bản chất của hồi quy là xây dựng dự báo cho tương lai. Một chuỗi dữ liệu khơng dừng sẽ khơng có ý nghĩa trong hồi quy tuyến tính vì ta khơng thể sử dụng dữ liệu quá khứ để dự đoán tương lai. Do đó, kiểm định tính dừng là bước đầu tiên để có thể ra quyết định có nên sử dụng dữ liệu quá khứ hay không. Một chuỗi thời gian là dừng khi giá trị trung bình, phương sai, hiệp phương sai (tại các độ trễ khác nhau) giữ nguyên không đổi cho dù chuỗi được xác định vào thời điểm nào đi nữa. Chuỗi dừng có xu hướng trở về giá trị trung bình và những dao động quanh giá trị trung bình sẽ là như nhau. Nói cách khác, một chuỗi thời gian khơng dừng sẽ có giá trị trung bình thay đổi theo thời gian, hoặc giá trị phương sai thay đổi theo thời gian hoặc cả hai. Khi hồi quy theo phương pháp bình phương bé nhất có hiện tượng phương sai thay đổi thì sẽ dẫn đến những hệ quả sau: cho ra kết quả các hệ số ước lượng là không chệch nhưng nó đã khơng cịn thuộc tính BLUE. Điều này có nghĩa là nếu chúng ta vẫn sử dụng hồi quy OLS với sự hiện diện của phương sai thay đổi thì các giá trị sai số chuẩn “standard errors” có được khơng cịn phù hợp và do đó bất kỳ kết luận nào cũng khơng cịn đúng. Dấu hiệu để nhận biết ta xem xét giá trị P-value trong bảng kết quả kiểm định unit roof test của Dickey – Fuller để xem xét có bác bỏ giả thuyết H0, từ đó kết luận mơ hình có xuất hiện hiện tượng phương sai thay đổi hay không theo từng mức ý nghĩa thống kê (với giả thuyết H0 là khơng có hiện tượng phương sai thay đổi xảy ra).

3.4.2 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến trong mơ hình ba nhân tố:

Để sử dụng mơ hình hồi quy tuyến tính điều quan trọng cần thiết phải đảm bảo là các biến trong mơ hình hồi quy khơng có quan hệ tương quan lẫn nhau, mỗi biến Xi chứa một thông tin riêng về Y, thông tin không chứa đựng trong bất kỳ biến Xi khác. Các vấn để nảy sinh khi có hiện tượng đa cộng tuyến nhưng bị bỏ qua: R2 sẽ rất cao nhưng các hệ số ước lượng (individual coefficients) cũng sẽ có sai số chuẩn lớn, kết quả hồi quy sẽ trở nên nhạy cảm với chỉ một thay đổi nhỏ trong phương trình hồi quy ban đầu… Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến nhằm kiểm tra xem các biến có độc lập với nhau trong việc giải thích cho biến phụ thuộc khơng. Dấu hiệu để nhận biết hiện tượng đa cộng tuyến là sử dụng kiểm định VIF (Variance Inflation Factor):

VIF =

: hệ số tương quan giữa hai biến độc lập trong mơ hình

Khi tăng làm cho VIF tăng và làm tăng khả năng đa cộng tuyến. Khi VIF≥10 thì có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mơ hình.

3.4.3 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến trong mơ hình bốn nhân tố:

Tương tự như mơ hình ba nhân tố ban đầu, việc thêm vào nhân tố tính thanh khoản cũng phải xem xét đến hiện tượng đa cộng tuyến như trên để đảm bảo các biến phụ thuộc độc lập với nhau trong việc giải thích biến phụ thuộc. Dấu hiện nhận biết là sử dụng giá trị VIF, nếu giá trị VIF vượt vượt qua ngưỡng giới hạn 10 thì có thể kết luận là có hiện tượng đa cộng tuyến.

Bước 4: Hồi quy hai mơ hình chính (mơ hình 1, 2) bằng phương pháp hồi quy sai số

chuẩn Newey-West với 6 độ trễ để xem xét tác động của nhân tố quy mô, nhân tố giá trị sổ sách trên giá trị thị trường.

Bước 5: Mở rộng phân tích nhân tố tính thanh khoản bằng cách hồi quy các mơ hình

chính (mơ hình 1, 2, 3, 4) bằng phương pháp hồi quy sai số chuẩn Newey-West với 6 độ trễ cho các danh mục được phân loại theo ngũ phân vị của tính thiếu thanh khoản.

Bước 6:Xem xét tác động của nhân tố tính thanh khoản khoản bằng cách so sánh hệ số chặn của mơ hình 3 với mơ hình 1 và mơ hình 4 với mơ hình 2 cho các danh mục được phân loại theo ngũ phân vị của tính thiếu thanh khoản.

Bước 7: Kiểm định chênh lệch giữa hệ số chặn của danh mục có tính thanh khoản yếu nhất và danh mục có tính thanh khoản nhất, để chỉ định rằng có hay khơng phần bù thanh khoản trên thị trường chứng khoán

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quy mô, giá trị và tính thanh khoản ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của các cổ phiếu trên TTCK việt nam (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)