Bài 3 : BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA NẮP MÁY CẠT TE DẦU
1. Bảo dưỡng sửa chữa nắp máy
1.2: Quy trình tháo lắp nắp máy động cơ
tt Các bước cơng việc Hình ảnh minh họa Dụng cụ/phương tiện Yêu cầu kỹ thuật I Quy trình tháo 1 Tháo puly trục khuỷu Cảo chuyên dụng, mỏ lết Không làm rớt, bể puly 2 Tháo các nắp đậy mặt trước cơ cấu truyền động dây đai cam. clê Không làm bể nắp
3 Quay máy cuối nén đầu nổ kiểm tra dấu trên bánh răng cam, bánh răng trục khuỷu clê Đúng dấu 4 Nới lỏng bánh căng đai.
Clê, tuýp Nới đủ lỏng
5 Tháo dây đai cam ra khỏi bánh răng cam, bánh răng cốt máy. Tay Chú ý chiều lắp 6 Tháo bánh răng cam Clê Không làm tuôn răng bu lông đầu bánh răng cam
7 Tháo bánh dẫn động đai đầu trục khuỷu tuốc vít nơ Nhẹ nhàng 8 Tháo bộ chia điện ra khỏi nắp máy. Tay Không làm rơi rớt bộ chia điện 9 Tháo nắp đậy trục cam ở trên nắp máy. clê Không làm rách đệm nắp đậy trục cam 10 Tháo nắp bảo vệ ở trên ống góp thải. Tháo giá đỡ ống góp thải và tách ống góp thải ra khỏi động cơ. Cần tuýp siết, Đúng giá trị đầu tuýp
11 Tháo các chi tiết liên quan đến đường ống nạp và tháo đường ống nạp. Cần siết, tuýp Đúng giá trị đầu tuýp 12 Tháo trục cam ra ngoài Cần siết lực, tuýp Xoay trục cam thải sao cho các cam đội các xú pap ở vị trí bé nhất 13 Tháo các vít lắp ghép giữa nắp máy và thân máy. Cần siết lực, tuýp Theo nguyên tắc nới lỏng đều từ ngoài vào trong
14 Vệ sinh sạch sẽ nắp máy Dầu rửa máy, cọ, chổi cước Sạch sẽ 1.3. Quy trình lắp
Qui trình lắp được thực hiện ngược lại qui trình tháo nhưng cần chú ý : - Lấy đệm phải đúng chiều
- Khi lắp vào phải dùng keo amentíc tráng lên đệm một lớp mỏng - Khi siết nắp máy phải siết từ trong ra ngoài theo dạng đối xứng. - Siết đúng lực và tăng lực siết từ từ ( siết lại nhiều lần ).
Hình 3.2: Quy trình siết nắp máy
a. Siết nắp máy theo thứ tự chéo góc từ trong ra ngoài b. Siết theo thứ tự xoắn ốc từ trong ra ngoài
1.4. Kiểm tra- sửa chữa nắp máy 1.4.1. Kiểm tra độ cong vênh 1.4.1. Kiểm tra độ cong vênh
-Độ phẳng của bề mặt lắp ghép với thân máy. -Bề mặt lắp ghép với ống góp hút
Hình 3.3:Kiểm tra độ phẳng của nắp máy bằng thước thẳng
Giới hạn cho phép: Bề mặt nắp máy: 0,15mm
Bề mặt lắp ghép ống góp nạp: 0,10 mm
Bề mặt lắp ghép ống góp thải: 0,10 mm - Nếu độ cong vênh vượt quá cho phép, thay mới nắp máy.
1.4.2. Kiểm tra vết nứt
Khi nắp máy bị nứt, khí cháy sẽ lọt qua nước làm mát, nhiệt độ nước làm mát tăng nhanh, màng dầu nổi lên trong két nước hoặc nước làm mát vào xy lanh động cơ
Phương pháp kiểm tra sử dụng thông dụng là dùng nam châm thật mạnh kết hợp với bột ôxýt sắt.
- Rải bột ôxýt sắt lên chỗ nghi ngờ là có vết nứt, thường là nơi tiếp giáp giữa hai xy lanh, giữa hai xú pap.
- Đặt hai cực nam châm thật mạnh lên chỗ nghi ngờ đó.
- Nếu bột kim loại xếp thành hàng, sự sắp xếp này biểu thị vị trí và chiều dài vết nứt.
- Để kiểm tra vết nứt bên trong nắp máy, phun bột kim loại vào bên trong và sau đó dùng nam châm kiểm tra như hướng dẫn ở trên.
1.5. Phương pháp kiểm tra thân máy- xy lanh 1.5.1. Làm sạch thân máy 1.5.1. Làm sạch thân máy
Dùng cây cạo, hoá chất, dụng cụ chuyên dùng làm sạch bề mặt nắp máy trước khi kiểm tra. Dùng nhớt bảo quản các bề mặt lắp ghép.
Hình 3.5: Làm sạch thân máy
1.5.2. Kiểm tra bề mặt thân máy
Dùng thước thẳng và căn lá kiểm tra sự cong vênh của bề mặt lắp ghép với nắp máy.
Độ cong vênh tối đa cho phép không quá 0,05mm.
Nếu độ cong vênh vượt quá giới hạn thì thay mới thân máy.
Hình 3.6: Kiểm tra cong vênh thân máy
1.5.3. Kiểm tra tình trạng xy lanh Dùng dụng cụ kiểm tra xy lanh.
Kiểm tra đường kính xy lanh ở vị trí A, B, C và kiểm tra các kích thước vng góc với chúng.
Nếu đường kính xy lanh mịn vượt q 0,20mm, tiến hành xoáy xy lanh và thay mới piston cho phù hợp.
Hình 3.7: Kiểm tra tình trạng của xy lanh
2. Bảo dưỡng–sửa chữa cạt te dầu 2.1 Cấu tạo cạt te dầu 2.1 Cấu tạo cạt te dầu
Các te có thể đúc liền với thân xi lanh hoặc đúc rời. Các te thường có cấu tạo đơn giản. Tuy nhiên, ở một số động cơ do yêu cầu phối hợp làm việc giữa các cơ cấu và hệ thống mà các te có cấu tạo phức tạphơn.kín.
Hình 3.8: Cấu tạo cạt te đầu
Bên trong các te chia làm ba ngăn, ngăn giữa sâu hơn hai ngăn bên, giữa các ngăn có các vách ngăn để khi ơtơ chạy đường dốc, tăng tốc độ, dầu không bị dồn về một phía làm thiếu dầu bơi trơn.
2.2. Tháo lắp cạt te dầu 2.2.1. Quy trình tháo 2.2.1. Quy trình tháo tt Các bước cơng việc Hình ảnh minh họa Dụng cụ/phương tiện Yêu cầu kỹ thuật 1 Tháo tấm che
bảo vệ động cơ Cần siết, tuýp Không làm rơi
2 Xả nhớt động
cơ Cần siết, tuýp Không làm
vương vãi nhớt
3 Tháo các bu
lông cạt te Cần siết, tuýp Không làm rơi rớt
cạt te, hư hỏng bu lông 4 Lấy cạt te ra ngoài, vệ sinh sạch sẽ Tay Sạch sẽ
2.2.2. Quy trình lắp. Thực hiện ngược quy trình tháo, cần lưu ý
Bơi một lớp keo lên cạt-te rồi đặt miếng ron lên, sau đó lại tiếp tục bôi thêm một lớp keo lên miếng ron và lắp các-te vào thân máy.
Gá một vài bulong trước khi bắt tất cả lên các-te.
Siết các bulong lại với lực vừa phải, không được xiết quá mạnh dẫn tới hư ren. Lắp tấm chắn gầm vào và châm lại nhớt động cơ trước khi chạy thử.
2.3. Kiểm tra sửa chữa cạt te dầu
- Kiểm tra độ cong vênh của cạt te bằng thước thằng. Độ cong vênh cho phép tứ 0,01- 0,03 mm
Câu hỏi ơn tập:
1. Trình bày quy trình tháo lắp nắp máy
Bài 4: BẢO DƯỠNG -SỬA CHỮA CƠ CẤUTRỤC KHUỶU- THANH TRUYỀN - THANH TRUYỀN
Giới thiệu: Bài học này hướng dẫn sinh viên phương pháp bảo dưỡng- sửa chữa cơ cấu trục khuỷu- thanh truyền trong động cơ đốt trong. Đây là bài học tương đối quan trong trong môn học
Mục tiêu:
- Trình bày được qui trình tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa piston-xéc măngthanh truyền-trục khuỷu
- Thực hiện được các kỹ năng tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa piston-xéc măng- thanh truyền-trục khuỷu
- Tuân thủ các nguyên tắc đảm bảo an tồn cho người và máy móc, thiết bị
Nội dung chính:
1. Tháo lắp- kiểm tra- sửa chữa Pít tơng - thanh truyền. 1.1. Cơng dụng, cấu tạo piston 1.1. Công dụng, cấu tạo piston
1.1.1. Công dụng
- Phối hợp với nắp máy và xylanh tạo thành buồng đốt động cơ. - Nhận lực khí thể truyền qua thanh truyền đến trục khuỷu động cơ.
- Nhận lực quán tính từ trục khuỷu và thanh truyền thực hiện các q trình hút, nén và xả khí cháy.
- Đối với động cơ 2 kỳ, piston cịn thực hiện nhiệm vụ đóng mở các của nạp và thải khí cháy.
1.1.2. Cấu tạo pit tơng
a. Đỉnh piston. Đỉnh piston có các dạng sau:
- Đỉnh bằng: Có điện tích chịu nhiệt nhỏ, kết cấu đơn giản. Thường được sử dụng trên các động cơ xăng và một sốđộng cơ diesel công suất thấp. - Đỉnh lồi: Có sức bền cơ học lớn, chiều dày đỉnh nhỏnhưng điện tích chịu
nhiệt lớn. Đỉnh piston dạng này thường dùng trên các động cơ xăng 4 kỳ với hệ thống xupap treo. Ngoài ra trên động cơ xăng 2 kỳ piston thường có đỉnh lồi lệch một bên nhằm dể dàng qt khí vịng qua cửa thải. - Đỉnh lỏm: dạng đỉnh này có thể tạo được sự xốy lốc nhẹ, tạo thuận lợi
cho quá trình hình thành hổn hợp cháy. Tuy nhiên sức bền kém, đỉnh piston dày, điện tích chịu nhiệt lớn. Loại đỉnh này được dùng trên một số động cơ xăng cao tốc và một sốđộng cơ diesel công suất thấp.
- Đỉnh chứa buồng cháy: Dùng riêng cho các động cơ Diesel. Kết cấu đỉnh piston dạng này phải thỏa mản các u cầu sau:
+ Có hình dạng phù hợp với hướng của chùm tia nhiên liệu để dể dàng tạo thành hổn hợp tốt nhất.
+ Phải tận dụng được sự xốy lốc của khơng khí nạp trong q trình nén để hịa trộn tốt nhất hổn hợp cháy
Đỉnh bằng Đỉnh lõm Đỉnh lồi Đỉnh chứa buồng cháy
Hình 4.1: Các loại đỉnh piston
b. Đầu Piston.
Là nơi lắp các bạc segment nhằm bao kín buồng đốt, ngăn khí cháy lọt xuống cacte. Về mặt kết cấu đầu piston phải đảm bảo:
Hình 4.2.: Đầu piston
- Có kích thước và hình dạng phù hợp với segment.
- Tản nhiết tốt vìphần lớn nhiệt từpiston truyền qua segment đến xylanh để tới môi chất làm mát. Để tản nhiệt tốt có thể bố trí các kết cấu sau:
+ Phần chuyển tiếp giữa đỉnh và đầu piston có bán kính lớn. + Dùng gân tản nhiệt ở dưới đỉnh piston.
+ Dùng rãnh ngăn nhiệt phía trên segment. + Làm mát đỉnh piston bằng dầu bơi trơn. -Có sức bền cơ học cao: Bố trí các gân trợ lực. c. Thân piston:
Dẫn hướng cho piston chuyển động trong xylanh. Thân piston phải đảm bảo các yêu cầu sau về mặt kết cấu:
- Vị trí tâm chốt piston: Được bố trí sao cho piston và xylanh mòn đều đồng thời giảm va đập cho piston khi đổi chiều. Kết cấu phù hợp của tâm chốt là lệch với tâm xylanh 1 giá trị e nào đó về phía lực ngang N lớn. Yếu tố này sẽ làm cho piston đổi chiều ma sát trước khi đến ĐCT lúc lực ngang N chưa đạtgiá trị tối đa do đó làm giảm va đập piston.
-Chống bó kẹt piston: Có nhiều nguyên nhân gây bó kẹt piston trong xylanh như: Tác dụng của lực ngang N, lực khí thể, kim loại giản nở, bơi trơn kém... Do đó đểngăn ngừa sự bó kẹt của piston trong xylanh nhà chế tạo thường áp dụng các biện pháp sau:
+ Chế tạo thân piston có dạng ovan, trục ngắn trùng với tâm chốt piston. + Tiện vát 2 mặt ở bệ chốt chỉ để lại một cung = 900 - 1000để chịu lực. + Xẻ rảnh giản nở trên thân piston các rảnh chữ T hoặc π. Để đảm bảo độ cứng vững cho piston các rảnh đứng thường xẻ chéo và bề mặt xẻ rảnh ở phía lực ngang của piston nhỏ.
+ Dùng vật liệu chế tạo piston có hệ số giản nở nhỏ. Hình 4.3: Thân piston
1.2. Cơng dụng, cấu tạo chốt piston 1.2.1. Công dụng: 1.2.1. Công dụng:
Là chi tiết nối piston với thanh truyền. Chốt piston nhận lực khí thể từ piston truyền qua thanh truyền đến trục khuỷu và nhận lực quán tính từtrục khuỷu để truyền lại cho piston.
Hình 4.4. Cấu tạo chốt piston
Đa số chốt pit tơng có cấu tạo đơn giản là hình trụ rỗng hoặc ngồi là hình trụ, cịn mặt trong là lỗ thẳng, lỗ bậc, lỗ côn để giảm trọng lượng.
1.2.3. Các kiểu lắp ghép chốt piston.
Hình 4.5: Các kiểu lắp chốt piston
a. Cốđịnh chốt piston trên đầu nhỏ thanh truyền.
Phương pháp này chốt piston được kẹp chặt trên đầu nhỏ thanh truyền, khi đó chốt piston được lắp tự do trên bệ chốt. Phương pháp này không cần giải quyết vấn đề bôi trơn tại mối ghép chốt piston và đầu nhỏ thanh truyền nên có thể thu hẹp bề rộng đầu nhỏ thanh truyền và tăng chiều dài bệ chốt piston để giảm áp suất tiếp xúc gây mài mòn nhanh. Tuy nhiên bề mặc chịu lực của chốt ít thay đổi nên khả năng chịu mỏi kém, chốt piston bị mòn nhanh ở hai đầu.
b. Cố định chốt piston trên bệ chốt.
Chốt piston được cố định trên bệ chốt bằng vít hảm do đó chốt được lắp tự do trên đầu nhỏ thanh truyền. Tương tự như phương pháp trên, do không cần bơi trơn bệ chốt nên có thể giảm chiều dài bệ chốt và tăng chiều rộng đầu nhỏ thanh truyền nhằm giảm áp suất tiếp xúc của mối ghép. Tuy nhiên bề mặt chịu lực của chốt cũng ít thay đổi nên khả năng chịu mỏi cũng không cao, chốt piston bị mòn nhanh ở giữa chốt.
c. Lắp tự do trên các mối ghép.
Tại các mối ghép giữa piston - chốt piston và thanh truyền - chốt piston đều khơng có cơ cấu hảm. Khi lắp ghép, mối ghép giữa chốt và bạc lót đầu nhỏ thanh truyền là mối ghép lỏng còn mối ghép với bệ chốt là mối ghép trung gian có độ dơi khoảng 0,01 - 0,02 mm. Trong quá trình làm việc, do nhiệt độ cao piston thường giản nở nhiều hơn chốt piston nên tạo ra khe hở cho mối ghép này do đó
chốt piston có thể tự xoay. Lúc này mặt phẳng chịu lực thay đổi nên chốt piston mòn đều hơn và chịu mỏi tốt hơn. Tuy nhiên kết cấu này cần phải giải quyết vấn đề bôi trơn ở cả hai mối ghép và phải bố trí kết cấu hạn chế di chuyển dọc trục của chốt. Biện pháp thông thường là dùng khoen chận (phe gài) ở hai đầu. Đây là phương pháp phổ biến trong các kiểu lắp ghép chốt piston.
1.3. Công dụng, cấu tạo thanh truyền
1.3.1. Công dụng
Là chi tiết trung gian nối piston và trục khuỷu. Truyển lực từ piston động cơ trong kỳ nổ để làm quay trục khuỷu và truyền lực quán tính từ trục khuỷu cho piston thực hiện các q trình hút, nén và xả khí.
1.3.2. Cấu tạo thanh truyền a. Đầu nhỏ thanh truyền
Khi chốt piston được lắp tự do với đầu nhỏ thanh truyền.
Với kết cấu lắp ghép này bên trong đầu nhỏ thanh truyền phải có bạc lót bằng đồng thanh hoặc thép có tráng lớp hợp kim chống mài mịn. Bạc lót được lắp ghép có độ dơi vào đầu nhỏ thanh truyền sau đó gia cơng chính xác kích thước lắp ghép với chốt piston.
Bạc lót và chốt piston được bơi trơn bằng rảnh hứng dầu phía trên đầu nhỏ thanh truyền hoặc bôi trơn cưỡng bức bằng đường dầu từ trục khuỷu khoan dọc theo thân thanh truyền.
Trên các động cơ xăng 2 kỳ, do điều kiện bơi trơn khó khăn nên bạc lót đầu nhỏ thanh truyền phải được bố trí các rảnh chứa dầu bơi trơn hoặc dùng ổ bi kim thay cho bạc lót
.
Hình 4.6: Cấu tạo chung thanh truyền
Đầu nhỏ thanh truyền phải bố trí cơ cấu kẹp chặt bằng bulon hoặc vít. Do khơng cần bơi trơn ở mối ghép này nên khơng dùng bạc lót đồng thời chiều rộng đầu nhỏ thanh truyền thường ngắn.
b. Thân thanh truyền
Kích thước tiết điện thân thanh truyền hợp lý là lớn dần từ đầu nhỏ đến đầu to thanh truyền. Tiết điện thân thanh truyền thường có các dạng sau:
- Tiết điện trịn: Có kết cấu đơn giản, tuy nhiên hao tốn vật liệu và trọng lượng lớn. Dạng tiết điện này có khả năng chịu lực không cao, chỉ được dùng trên một số ít động cơ tàu thủy tốc độ thấp.
- Tiết điện chữ nhật hoặc ovan:tiết điện này có ưu điểm là dể chế tạo nhưng trọng lượng lớn và sức bền thấp. Thường chỉ áp dụng trên các động cơ cơng suất nhỏ.
- Tiết điện chữ I: Có khả năng chịu lực cao vì sức bền phân bố theo cả hai