NHẬN DẠNG CÁC SAI HỎNG CỦA CÁC LOẠI CHI TIẾT ĐIỂN HÌNH

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật chung về ô tô và công nghệ sửa chữa (nghề công nghệ ô tô trung cấp) (Trang 56 - 58)

5. NHẬN DẠNG SAI HỎNG VÀ MÀI MÒN CHI TIẾT

5.3 NHẬN DẠNG CÁC SAI HỎNG CỦA CÁC LOẠI CHI TIẾT ĐIỂN HÌNH

Mục tiêu

- Nhận dạng được sai hỏng của các chi tiết điển hình

5.3.1 Chi tiết dạng trục - lỗ

Các trục quay trên các lỗ có bạc có những sai hỏng giống nhau. Trục và bạc bị mài mịn, do thiếu dầu bơi trơn phần bạc nằm ở phía dưới sẽ mài mịn nhiều hơn, và lực tác động vào các vị trí của bạc khơng đều, nên trục và bạc cũng mịn khơng đều làm cho trục và bạc tao thành hình ơvan và cơn. Trục và bạc có thể bị cào sước do trong dầu bơi trơn chữa các tạp chất cứng. Ngồi ra bạc cịn bị hư

hỏng do dính bóc, cháy xám do thiếu dầu bôi trơn. Trục bị cong, gẫy do khe hở

lớn, làm việc quá tải.

Dạng trục - lỗ như piston và xy lanh cũng bị mài mòn tương tự. Ở xy lanh phần trên tiếp xúc với xéc mang 1 và 2

ở đầu kỳ nổ lực tác động lớn và vị trí trên bôi trơn kém hơn nên phần trên mịn nhiều hơn (hình 5.3). Mai bên thành xy lanh tiếp xúc với phần dẫn hướng của piston,

Hình 5.3: Xy lanh mịn trong mặt phẳng dọc và mặt phẳng ngang

chịu lực pháp tuyến nên mòn nhiều hơn, nên khi xy lanh mòn trên mặt phẳng cắt ngang sẽ tạo thành ô van, trên mặt phẳng dọc sẽ tạo thành hình cơn.

Ngồi ra xy lanh cịn hư hỏng do bị cào sước, cháy rỗ. Ở piston do piston khi làm việc chủ yếu phần dẫn hướng (váy piston) tiếp xúc với xy lanh nên piston cũng chủ yếu mòn, sước ở phần dẫn hướng.

5.3.2 Chi tiết dạng thân hộp 5.3.2.1 Mặt máy:

Khi sử dụng mặt máy có các hư hỏng sau: - Mặt máy bị cong vênh

- Mặt máy bị rạn nứt - Mặt máy bị ăn mòn

5.3.2.2 Thân máy:

- Thân máy bị cong, vênh mặt trên - Thân máy bị rạn nứt

- Thân máy bịăn mòn - Hư hỏng các ren

5.3.3 Chi tiết dạng càng:

- Chi tiết sử dụng dạng càng thường có các hư hỏng sau: + Chi tiết bị cong, vênh, xoắn

+ Chi tiết bị gẫy + Chi tiết bị mài mòn

5.3.4 Chi tiết dạng đĩa:

- Chi tiết sử dụng dạng đĩa như: đĩa ma sát ly hợp, đĩa ép ly hợp, bánh đà, v.v thường có các hư hỏng sau:

+ Chi tiết bị cong vênh + Chi tiết bị mòn + Chi tiết bị sước + Chi tiết bị cháy, rỗ

5.3.5 Các chi tiết tiêu chuẩn:

Việc nhận biết các chi tiết tiêu chuẩn thường dùng phương pháp kiểm tra

đo kích thước sau đó so sánh với kích thước chuẩn ta biết được mức hư hỏng. Các chi tiết tiêu chuẩn khi bị hư hỏng sẽ làm cho cặp lắp ghép, ăn khớp, liên kết nhau không chuẩn, gây ảnh hưởng đến hoạt động của cụm chi tiết. Khi sai lệch

quá mức qui định chi tiết làm việc bị giảm chất lượng nhiều và có thể bị phá hỏng, khi đó ta cần phải sửa chữa phục hồi lại kích thước.

Các chi tiết tiêu chuẩn khi hư hỏng ta thường sửa chữa bằng cách thay mới chi tiết đó, loại này có ưu điểm thay thế nhanh, chất lượng làm việc tốt. Ví dụ:

5.4 THỰC HÀNH Mục tiêu Mục tiêu

- Nhận biết được hư hỏng do mài mòn của các chi tiết Nội dung thực hành

Thực hành nhận biết các hư hỏng do mài mòn các chi tiết dạng trục, lỗ, dạng thân hộp, dạng càng, dạng đĩa,...

Câu hỏi ôn tập:

1. Nêu khái niệm về suy giảm chất lượng ô tô? Nêu quá trình hình thành sai hỏng trong quá trình sử dụng?

2. Trình bày hiện tượng và quy luật hao mòn của cặp chi tiết chuyển động tương đối với nhau?

3. Nêu các sai hỏng của các chi tiết dạng trục - lỗ, dạng thân hộp, chi tiết dạng càng, dạng đĩa và dạng tiêu chuẩn?

6. PHƯƠNG PHÁP SỬA CHỮA VÀ CƠNG NGHỆ PHỤC HỒI CHI TIẾT BỊ MÀI MỊN

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật chung về ô tô và công nghệ sửa chữa (nghề công nghệ ô tô trung cấp) (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)