Kết luận và kiến nghị

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu tác động của quản trị vốn luân chuyển đến lợi nhuận của các doanh nghiệp việt nam (Trang 63 - 65)

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN

5.1 Kết luận và kiến nghị

5.1.1 Kết luận

Với mục tiêu là tìm hiểu mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và lợi nhuận của các doanh nghiệp Việt Nam được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh và sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội giai đoạn 2008- 2013. Theo đó trình tự thực hiện của đề tài gồm các bước: Trước hết đề tài thực hiện mô tả lại dữ liệu nghiên cứu nhằm cung cấp một cái nhìn ban đầu về chuỗi dữ liệu nghiên cứu và giải thích các đặc tính của dữ liệu nghiên cứu. Tiếp đến đề tài thực hiện hồi quy các mơ hình nghiên cứu dựa trên 3 mơ hình chính: Pooled OLS, Fixed effect, Random effect. Cuối cùng tiến hành các kiểm định nhằm chọn mơ hình tốt nhất trong các mơ hình hồi quy và khắc phục các khuyết tật của mơ hình để kiểm định các giả thiết nghiên cứu. Kết quả đã khẳng định có mối tương quan âm giữa các biến số thành phần của quản trị vốn luân chuyển như: kỳ thu tiền bình qn, số ngày vịng quay hàng tồn kho, kỳ thanh tốn bình qn, chu kỳ ln chuyển tiền có mối tương quan âm đến lợi nhuận hoạt động ròng của doanh nghiệp. Từ đó, cho thấy quản trị vốn luân chuyển hiệu quả là một cách để các nhà quản lý góp phần gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp mình.

5.1.2 Kiến nghị

Các doanh nghiệp ở Việt Nam có thể gia tăng lợi nhuận bằng cách rút ngắn chu kỳ luân chuyển của tiền bằng cách tác động vào các thành phần của nó cụ thể Thứ nhất, kỳ thu tiền bình quân -theo hướng giảm ngày phải thu theo đó để hạn chế rủi ro, công ty nên theo đuổi một chính sách tín dụng chặt chẽ với kỳ hạn thanh tốn hợp lý để cải thiện dịng tiền hoạt động và khả năng sinh lợi đồng thời không bị mất các khách hàng tốt. Khi quyết định thời hạn bán chịu, nhà quản lý phải cân nhắc các yếu tố như: rủi ro kinh doanh của khách hàng, khối

lượng hàng mua và loại hàng hóa cơng ty bán cho khách hàng. Cơng ty có thể đề nghị một khoản chiết khấu bằng tiền mặt khi khách hàng thanh toán trước thời hạn hoặc chiết khấu theo khối lượng hàng mua cho những khách hàng sẵn sàng ký hợp đồng mua dài hạn. Công việc của bộ phận quản lý tín dụng khơng phải là tối thiểu hóa số nợ xấu mà là tối đa hóa lợi nhuận, do đó, đơi khi cần chấp nhận rủi ro miễn là có cơ hội khách hàng sẽ trở thành một người mua thường xuyên và đáng tin cậy của công ty.

Thứ hai, kỳ thanh tốn bình qn-theo hướng tăng số ngày phải trả, tuy nhiên khi thực hiện việc chiếm dụng vốn của đối tác thương mại thì doanh nghiệp cũng cần cân nhắc đến các khoản chiết khấu mất đi do thanh tốn trễ, uy tín của doanh nghiệp những lợi ích vộ hình đó đáng được cân nhắc trong mối tương quan với việc thực hiện chiếm dụng vốn của đối tác.

Một thành phần khác trong chu kỳ luân chuyển tiền mặt của doanh nghiệp là ngày tồn kho theo đó để giảm được lượng hàng tồn kho “chết”- hàng tồn kho không sinh lãi cho doanh nghiệp, thì các doanh nghiệp có thể thực hiện bằng cách:

- Nắm bắt nhu cầu của thị trường: Thường xuyên theo dõi cả về số lượng lẫn giá trị của mặt hàng bán ra, động thái của thị trường, kế hoạch phát triển sản phẩm mới từ đó có những dự báo cần thiết về nhu cầu sản phẩm và kế hoạch sản xuất từ đó có thể giảm được lượng hàng tồn kho hay nói đúng hơn tồn kho là hợp lý hơn.

- Hoạch định cung ứng: Ngồi việc phân tích và dự đốn nhu cầu tiêu thụ, doanh nghiệp cần đánh giá cơng suất sản xuất, năng lực tài chính và khả năng cung ứng hàng hóa (đầu vào) từ đối tác. Nếu các yếu tố trên đều theo hướng thuận lợi và doanh nghiệp đang kinh doanh trong môi trường khơng có nhiều biến động thì họ chỉ cần duy trì tồn kho ở mức tối thiểu. Tuy nhiên, nếu giá nguyên vật liệu đầu vào thay đổi hay cục diện cung cầu biến chuyển thì việc tồn kho phải được tính tốn kỹ lưỡng.

- Tính tốn lượng đặt hàng: Căn cứ vào tình hình kinh doanh trong quá khứ và dự báo nhu cầu hiện tại để dự báo lượng đặt hàng hợp lý, kế hoạch sản xuất hợp lý bằng cách áp dụng các mơ hình tiên tiến và mang tính thực tế như: Just in time của Toyota,….

Khi doanh nghiệp tối ưu hoá được chu kỳ luân chuyển tiền của doanh nghiệp có thể cải thiện khả năng sinh lợi- Lợi nhuận của chính doanh nghiệp đó.Mặt khác khi doanh nghiệp thực hiện rút ngắn được kỳ thu tiền bình qn, số ngày vịng quay hàng tồn kho, kỳ thanh tốn bình qn sẽ làm tăng khả năng thanh khoản cho doanh nghiệp, nhờ đó tác động tích cực đến vị thế tài chính của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, quản trị vốn luân chuyển tốt có thể giúp phát triển các hình thức tài trợ khác bởi vì các tổ chức tín dụng, những người sẽ xem xét và đánh giá cơ cấu bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp khi đưa ra quyết định tài trợ sẽ đầu tư thêm vào những doanh nghiệp có vị thế tài chính mạnh và rút bớt vốn hoặc giảm cho vay với những doanh nghiệp có vị thế tài chính khơng tốt.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu tác động của quản trị vốn luân chuyển đến lợi nhuận của các doanh nghiệp việt nam (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)