4.4.1 Phỏng vấn chuyên gia
Để tìm ra nguyên nhân sự khác biệt về mức độ tác động của tỷ lệ phụ thuộc lên người Khmer so với người thuộc các dân tộc khác, tác giả đã tiến hành phỏng vấn thực tế một số chuyên gia bao gồm: (1) Ơng Lâm Văn Mẫn, là người Khmer, phó chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, phụ trách mặt văn hóa xã hội, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng. (2) Ơng Nguyễn Thanh Phương, Phó trưởng ban gia đình xã hội, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Sóc Trăng. (3) Ông Phan Chánh Dưỡng, giảng viên Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, trưởng nhóm kinh tế Thứ Sáu, có hiểu biết cực kỳ sâu sắc về ĐBSCL. (Xem bảng câu hỏi phỏng vấn ở Phụ lục 1)
Từ kết quả phỏng vấn những chuyên gia trên, tác giả tổng hợp được hai nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc mức độ tác động của tỷ lệ phụ thuộc đối với tình trạng nghèo ở người Khmer khác với người thuộc dân tộc khác:
Thứ nhất, chi tiêu của người Khmer cho người già và trẻ con là thấp hơn so với người dân tộc khác ở ĐBSCL, mà ở đây là người Kinh và người Hoa. Việc chi tiêu ít cho người già và trẻ con làm cho người Khmer không chịu nhiều gánh nặng về những người phụ thuộc.
Do đó, khi tỷ lệ phụ thuộc tăng lên thì người Kinh – Hoa phải rất vất vả để lo cho gia đình, nhưng ở người Khmer thì mức độ tác động này thấp hơn nhiều. Tuy nhiên đây không phải là một điều đáng mừng. Việc đầu tư ít cho thế hệ tương lai ở người Khmer sẽ dẫn đến tình trạng nghèo ở cộng đồng này trong tương lai. Trẻ em sinh ra khơng được chăm sóc đầy đủ, thiếu thốn cả về dinh dưỡng lẫn giáo dục, thì khó có thể tạo ra thu nhập cao sau khi trưởng thành. Chính sách giảm nghèo do đó cần chú trọng đến điều này để phá vỡ cái vịng lẩn quẩn giữa việc đói nghèo và ít học.
Thứ hai, quan trọng hơn, ở người Khmer tồn tại lối suy nghĩ chỉ làm vừa đủ ăn, và thích đầu tư cho kiếp sau hơn là kiếp sống hiện tại. Một ví dụ là người Khmer được thuê làm đất, tiền cơng mỗi ngày 10,000 đồng thì họ sẽ làm liên tục trong tuần. Nhưng nếu trả họ tiền cơng mỗi ngày 15,000 đồng thì họ chỉ làm 5 ngày mỗi tuần, 2 ngày còn lại họ muốn nghỉ ngơi. Đối với họ, làm việc chỉ cần đủ ăn chứ không cần giàu và cũng không quan trọng việc tích lũy. Người Khmer chỉ cần mẫn và nỗ lực làm việc khi hồn cảnh trở nên khó khăn. Khi hồn cảnh vừa trở nên tốt hơn, thì họ sẽ lựa chọn việc làm an nhàn thay vì cố gắng nỗ lực hơn để gia tăng thu nhập. Một điển hình tương tự chúng ta có thể thấy là ở người Mã Lai tại Malaysia. Mặc dù nhận được rất nhiều sự trợ giúp của chính phủ nhưng người dân tộc Mã Lai vẫn luôn tụt hậu so với người Hoa tại Malaysia. Chính vì lý do văn hóa này, chính sách giảm nghèo cho người Khmer, nếu muốn thành cơng thì cần có sự điều chỉnh để thay đổi nếp nghĩ đó của họ.
Ý kiến của các chuyên gia trên được củng cố bằng các kiểm định trong phần phụ lục 11, 12 và 13. Trong phần phụ lục 11 và 12, ta thấy rằng nếu tính về mặt diện tích đất canh tác hay diện tích đất canh tác trung bình thì người Khmer khơng có sự khác biệt so với các dân tộc khác, thế nhưng số giờ lao động hàng ngày của họ lại thấp hơn các dân tộc khác. Trong phần phụ lục 13, ta cũng thấy rằng tỷ lệ chi tiêu cho giáo dục (trẻ con là người được hưởng) ở hộ Khmer thấp hơn so với dân tộc khác.
4.4.2 Xem xét chính sách giảm nghèo hiện nay
Những chính sách giảm nghèo mà nhà nước ta đang tiến hành hiện nay tập trung vào ba mảng chính: (1) Tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập bằng cách hỗ trợ vốn, đất đai, dạy nghề. (2) Tạo cơ hội để người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội bằng cách cung cấp y tế, giáo dục miễn phí. (3) Nâng cao năng lực, nhận thức bằng
việc nâng cao năng lực cán bộ, hoạt động truyền thơng về xóa đói giảm nghèo, hoạt động giám sát và đánh giá. (Nguyễn Thị Hoa, 2009)
Ta có thể thấy những chính sách trên vẫn tập trung vào những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo chung, mà chưa tác động đến nguyên nhân đặc trưng dẫn đến tình trạng nghèo của người Khmer, nên vẫn chưa đạt được mục tiêu giảm nghèo hiệu quả cho đồng bào Khmer. Kết quả phỏng vấn ơng Lâm Văn Mẫn, phó chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cũng cho thấy biện pháp duy nhất mà chính quyền sử dụng nhằm thay đổi nhận thức ở người Khmer là thông qua tuyên truyền. Và biện pháp này có rất ít hiệu quả trong thực tế. Chính sách giảm nghèo hiện nay ưu tiên cho người dân tộc thiểu số trong việc hỗ trợ vốn và đất đai. Mặc dù những sự hỗ trợ đó là vơ cùng cần thiết, nhưng điều cần tác động nhất để giảm nghèo cho người dân tộc Khmer là tác động đến nhận thức và thay đổi cách suy nghĩ của họ thì lại chưa được chú trọng đúng mức. Một hướng tác động duy nhất của chính sách đối với nhận thức của người Khmer hiện nay chỉ thông qua công tác tuyên truyền. Việc này đã không phát huy được hiệu quả trong thực tế.