Khi giao tiếp người ta không chỉ viện tơí yếu tố ngôn từ mà họ còn giao tiếp thông qua các kênh ngôn ngữ sau:
mặt,…
+ “Ngôn ngữ vật thể” (object language): quần áo, đồ trang sức, túi sách tay,…
+ “Ngôn ngữ môi trường” (environmental language): hệ thống ánh sáng nơi giao tiếp, địa điểm giao tiếp, khoảng cách giao tiếp,…
Tầm quan trọng của “ngôn ngữ” này là không thể bác bỏ khi nghiên cứu giao tiếp. Theo Levine và Adelman (1993) “ một nghiên cứu được tiến hành ở Mỹ đã cho thấy 93% thông điệp được chuyển tải bằng giọng điệu (tone of voice) và diện hiện (facial expressions) của người nói. Chỉ có 7% thái độ của người nói được chuyển tải bằng ngôn từ”.
Theo Albert Maerabian, trao đổi thông tin diễn ra qua các phương tiện bằng lời (chỉ bằng lời) chiếm có 7%, qua các phương tiện âm thanh (bao gồm: giọng nói, ngữ điệu và các âm thanh khác) chiếm 38%, còn các phương tiện không lời khác chiếm 55%.
GS. Berd Wissel thì thống kê rằng trung bình một người nói bằng lời mỗi ngày chỉ trong vòng 10-11 phút, mỗi câu phát ra trung bình không quá 2,5s. Giao tiếp bằng lời trong khi trò chuyện chiếm ít hơn 35%, trong khi thông tin được trao đổi nhờ các phương tiện trao đổi không lời chiếm 65%.
Trong cuộc du hành vòng quanh thế giới, nhà tâm lý học người Anh Michael Archil đã tính được rằng, trong 1 giờ trò chuyện, người Italia sử dụng điệu bộ 80 lần, người Pháp 120 lần, người Mêhicô sử dụng điệu bộ tới 180 lần.
Những con số mà các nhà nghiên cứu đưa ra ở trên khiến ta không thể không lưu tâm tới ngôn ngữ cử chỉ, nó khẳng định một lần nữa vai trò của của các yếu tố phi ngôn ngữ trong giao tiếp.
Trong phạm vi của bài, chúng tôi chỉ xin đưa ra một số đánh giá về vai trò cử chỉ của tay và nét mặt.
3.2.1. Điều chỉnh chiến lược giao tiếp nhờ việc quan sát cử chỉ của tay và nét mặt
Trong quá trình giao tiếp, kể cả người phát tin và người nhận tin đều biểu lộ thái độ tình cảm qua cử chỉ, điệu bộ. Vì thế, con người luôn có xu hướng quan
sát phản ứng của đối tác. Qua phản ứng của người nhận tin, người páht tin có thể hiểu được một phần suy nghĩ của đối tác về lời nói của mình. Trên cơ sở đó, họ có thể thay đổi chiến lược giao tiếp cho phù hợp. Ngược lại, đối với người nhận tin, cùng với việc tiếp thu nội dung thông báo, việc quan sát cử chỉ, điệu bộ của người phát tin sẽ làm cho họ hiểu rõ hơn về những điều mà người kia muốn diễn đạt. Điều này sẽ giúp rất nhiều trong việc giao tiếp, kí kết các giao kèo và giúp cho con người tự theo dõi bản thân để giữ bộ mặt và tâm trạng của mình.
Khi nói chuyện, vận dụng cử chỉ của tay rất nổi bật và có hiệu quả. Diễn thuyết, dạy học, đàm phán, tranh luận và các cuộc nói chuyện hằng ngày đều không thể tách khỏi cử chỉ của tay, có thể nói rằng cử chỉ của tay là chiếc lưỡi của con người. Đây là động tác hỗ trợ để tăng cường sức thuyết phục với người nghe, tuy nhiên không thể thay thế hoàn toàn được lời nói. Khi nói chuyện nên để tay tự nhiên, khi cần thiết thì khuôn mặt nên biểu lộ tình cảm để phối hợp với ngữ điệu, khi muốn nhấn mạnh ngữ khí để hướng dẫn người nghe thì mới cần đến sự giúp sức của đôi tay.
Có thể nói, ngôn ngữ cử chỉ, mà trước hết là của tay và mặt mang ý nghĩa đặc biệt với những người có trọng trách, những người mà công việc đòi hỏi phải trình bày, diễn giảng, thuyết phục, cảm hoá người khác, như các nhà lãnh đạo, các chính khách, diễn viên, giáo viên, nhà kinh doanh,…Ngôn ngữ cử chỉ là công cụ hỗ trợ đắc lực cho họ. Không biết sử dụng cử chỉ, điệu bộ, hoặc là lóng ngóng, cứng đờ, không biết làm gì với cái tay của mình, dễ rơi vào tình trạng “phản xạ tự vệ”, giấu mình sau bục giảng, hoặc vung tay lung tung, gây cảm giác mệt mỏi, khó chịu cho người khác. Người diễn thuyết có ý thức sử dụng ngôn ngữ cử chỉ như một vũ khí chinh phục người nghe sẽ biết chọn lọc cử chỉ điệu bộ như người ta chọn từ, chọn câu, biết thể hiện nhịp nhàng, ăn nhập với nội dung và phù hợp với tâm trạng của người nghe.
Các loại hình nghệ thuật biểu diễn dùng cử chỉ, điệu bộ làm phương tiện biểu đạt như điện ảnh, kịch nói, kịch câm…không thể không nghiên cứu về ngôn ngữ cử chỉ. Trong phim, diễn viên thường thể hiện đạt bằng cách dùng nét mặt. Bởi vì “khuôn mặt chính là tấm màn huỳnh quang phản chiếu tư tưởng, suy
nghĩ”, mọi hoạt động tâm lý dù phức tạp đến đâu cũng đều được thể hiện lên trên “tấm màn” đó: cảm giác nhung nhớ bồi hồi, căm tức, phẫn nộ hay vui vẻ, đau khổ … nhưng những biểu hiện trên nét mặt qua đi rất nhanh do đó trong quá trình giao tiếp với người khác, bạn phải luôn chú ý theo dõi sự biến đổi trên nét mặt của đối phương, đặc biệt là đôi mắt.
Những người tinh tế, nhạy bén thường có một cái nhìn rất chuẩn xác, họ có thể thấy được thế giới nội tâm của người khác qua thái độ, cử chỉ bên ngoài. Điều đó cho chúng ta thấy được khả năng truyền đạt thông điệp của ngôn ngữ cử chỉ. Trên thực tế, ngôn ngữ cử chỉ nói chung, cử chỉ của tay và nét mặt nói riêng là ngôn ngữ diễn tả rất thật thế giới nội tâm dù người đó vô tình hay hữu ý sử dụng nó, đồng thời những thông tin mà nó truyền tải cũng hết sức đặc sắc, phong phú khi lơì nói mâu thuẫn với cử chỉ, điệu bộ ta có thể căn cứ vào ngôn ngữ cử chỉ để điều chỉnh hành vi.
Trong cuộc sống, bất kể bạn đang diễn thuyết, tham gia một buổi thảo luận hoặc bất kỳ trường hợp giao tiếp nào, bạn cũng đã từng vô tình hoặc hữu ý nhờ đến sự giúp đỡ của ngôn ngữ cử chỉ của tay và nét mặt để biểu lộ cảm xúc cá nhân. Mỗi cử chỉ đó lại có một hàm ý riêng trong từng trường hợp, và nó biểu thị được một tình cảm hoặc cảm xúc nhất định nào đó.
Ví dụ: Hai tay chống nạnh thể hiện sự khiêu khích.
Nhăn chán, nhíu mày thể hiện sự nghi ngờ, chưa rõ ràng
3.2.2. Đi kèm lời nói để bổ sung làm rõ ý nghĩa cho sắc thái ngôn từ
Ví dụ: Người cha hỏi: “Hôm nay mấy?”
Trường hợp 1: Người cha nói với giọng nhỏ nhẹ, hơi lên giọng ở cuối câu . Mắt hơi rướn. Ánh mắt khích lệ. Hai tay ông đặt hai bên cạnh sườn đứa bé như thể sắn sàng bế thốc nó lên hay ghì chặt nó vào lòng.
Trường hợp 2: Người cha nói với giọng cứng, đanh, trọng âm dồn vào từ “ mấy”. Ông hất hàm, mắt trợn lên, mặt đanh khô, ngón tay trỏ chỉ vào mặt đứa bé.
Từ ví dụ trên, ta nhận thấy cùng một câu nói nhưng cách thể hiện ngôn ngữ cơ thể khác nhau thì ý nghĩa, sắc thái cũng khác nhau.
3.2.3. Điều tiết chuỗi giao tiếp ngôn từ
Trước một vấn đề, cả hai cùng bàn luận, việc kết thúc lượt nói của mình và mở đầu hay tiếp tục lượt nói của người kia thường phải có một tín hiệu. Người ta ít khi nói “ Tôi đã nói xong. Bây giờ đến anh nói!” mà hay gián tiếp nói.
Ví dụ:…Chuyện thế đấy. Anh thấy sao? …phải không?
… ý kiến anh thế nào?
Theo quan sát, nhiều người thường cho rằng ngôn ngữ cử chỉ đóng vai trò thường xuyên trong điều tiết chuỗi giao tiếp.
Ví dụ: - Một ánh mắt nhìn thẳng vào đối tác giao tiếp là tín hiệu “chuyển lượt” (turn-traking).
- Hạ giọng ở cuối phát ngôn là tín hiệu “kết lượt” (turn-ending) - Hắng giọng là tín hiệu “khởi lượt” (turn-starting), “xen lượt”(turn-jumping), “kết lượt” (turn-ending).
3.2.4. Thay thế cho ngôn từ
Không phải lúc nào người ta cũng có thể dùng lời nói để diễn đạt suy nghĩ của mình. Một chàng trai đã từng viết: “Chỉ cần nắm tay, hai mắt gặp nhau và một nụ hôn nhẹ là đã có ý nghĩa với anh hơn cả ngàn lời nói”.
Chức năng thay lời là chức năng giao tiếp độc lập của cử chỉ, điệu bộ, được thể hiện cả trong trường hợp giao tiếp đặc biệt, cả trong hoàn cảnh bình thường.
Trong hoàn cảnh đặc biệt như giữa những người câm điếc, không có khả năng giao tiếp bằng lời. Họ chỉ có thể dựa vào cử chỉ, điệu bộ để truyền đạt thông tin và biểu lộ tình cảm. Việc nghiên cứu ngôn ngữ cử chỉ đã tạo cho họ có được một hệ thống tín hiệu không lời đủ dùng trong sinh hoạt, không những giữa họ với nhau mà còn giữa họ với cả cộng đồng nữa. Cũng có thể coi trường hợp giao tiếp giữa những người không có chung một ngôn ngữ là hoàn cảnh giao tiếp đặc biệt. Khi đó, không gì tốt hơn là dùng cử chỉ, điệu bộ để ra hiệu và bộc lộ tình cảm, để hiểu nhau hơn.
Trong hoàn cảnh giao tiếp bình thường, nhiều khi người ta cũng dùng cử chỉ, điệu bộ để thay thế lời nói. Thay thế vì không tiện nói, không muốn nói hoặc truyền đạt tốt hơn, có hiệu quả hơn khi nội dung đó được thể hiện bằng lời. Một cái “gật đầu”có thể thay thế cho câu nói “tôi đồng ý”, “tôi chấp thuận” hoặc “tôi bằng lòng”. Nhưng khi một bàn tay nắm lấy một bàn tay thì sức cảm nhận từ cả hai phía đã lớn hơn rất nhiều so với một câu nói. Nó thể hiện tình cảm thương yêu, trìu mến, ân cần, chia sẻ, cảm thông , an ủi, khích lệ…
Giao tiếp bằng cử chỉ của tay và nét mặt mang trong mình rất nhiều thông điệp về các mối quan hệ xã hội. Chẳng hạn, một ánh mắt hay cử chỉ của người vợ hoặc chồng co thể cho ta biết gia đình đó có hạnh phúc hay không.