Hỗ trợ vốn từ nguồn vốn tín dụng ngân hàng

Một phần của tài liệu Đề tài "Tạo lập và sử dụng vốn cho người nghèo, thực trạng - giải pháp" doc (Trang 27 - 79)

2.2. Tình hình tạo lập và sử dụng vốn cho người nghèo ở nước ta trong

2.2.2. Hỗ trợ vốn từ nguồn vốn tín dụng ngân hàng

2.2.2.1. Tín dụng cho hộ nông dân nghèo từ nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.

Ngày 28/6/1991 Hội đồng Bộ trưởng (nay là chính phủ) có quyết định 202/HĐBT, theo đó giao cho ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam thực hiện cho vay chủ yếu đối với hộ sản xuất thiếu vốn. Từ năm 1991 đến 31/12/2000, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đã cho trên 30 triệu lượt hộ vay vốn, với doanh số trên 100 nghìn tỷ đồng trong đó dư nợ cho vay theo chính sách là gần 10 nghìn tỷ đồng bao gồm: hộ nghèo 4400 tỷ đồng, tôn nền làm sàn nhà trên cọc 1300 tỷ đồng, khắc phục hậu quả thiên tai lũ lụt 1200 tỷ đồng, cho vay ưu đãi vùng sâu vùng xa gần 3000 tỷ đồng. Theo số liệu thống kê mới 30% nhu cầu vay vốn của hộ nông dân được đáp ứng, 70% hộ nông dân phải đi vay tư nhân và các nguồn vốn khác.

Đối với hộ nông dân nghèo vay vốn vẫn chịu lãi suất như các hộ nơng dân bình thường. Riêng vùng núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo được miễn giảm lãi suất so với lãi suất cho vay cùng loại. Để tạo điều kiện cho hộ nông dân nghèo khơng có tài sản thế chấp, ngày 30/2/1999 thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 67/1999/QĐ-TTg theo đó các hộ nông dân khi cần vay vốn thì chỉ cần làm đơn có xác nhận của địa phương và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gửi đến ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn. Sau 10 năm cho vay, chương trình tín dụng này đã đạt được kết quả đáng khích lệ nhưng cũng cần đánh giá một số mặt tồn tại là:

Về phương thức cho vay. Mặc dù ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thơn là tổ chức tín dụng thực hiện chính sách cho vay ưu đãi nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp nhưng cơ chế hoạch toán của ngân hàng này theo nguyên tắc ngân hàng thương mại. Sự lẫn lộn giữa chức năng chính sách và chức năng kinh doanh dẫn đến xu hướng cán bộ tín dụng thường ưu tiên các hộ nơng dân khá giả vay lớn hơn là ưu tiên cho các hộ nghèo khó khăn là những người thường vay những món nhỏ. Mặt khác, phương thức cho vay tới tận tay hộ nông dân trong điều kiện Việt Nam hiện nay thường đòi hỏi chi phí cao cho các món vay nhỏ, vay phân tán với nhiều thủ tục phức tạp mà nhiều hộ nơng dân khó đáp ứng được. Do đó có hiện tượng nhiều hộ nông dân hướng đến hệ thống tín dụng phi chính thức để thoả mãn nhu câù thiếu vốn của mình hơn là đến ngân hàng để vay.

Thứ hai: Lãi suất cho vay đối với hộ nông dân nghèo trong thực tế

quá cao - có ngân hàng nơng nghiệp và phát triển nông thôn huyện vẫn cho vay với lãi suất thoả thuận cao hơn lãi suất cho vay bình thường.

Thứ ba: Khả năng rủi ro trong nông nghiệp lớn, là điều trở ngại cho ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quyết định khi cho vay, bởi lẽ nguy cơ mất vốn thường xuyên bị đe doạ.

Thứ tư: Việc cấp vốn tín dụng tới tay người nghèo thường khơng kịp

thời và chưa phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của họ.

Những tồn tại trên đây đã hạn chế việc mở rộng cấp tín dụng cho người nghèo. Thực tiễn này đòi hỏi phải đổi mới, áp dụng phương thức cho người nghèo phù hợp hơn.

2.2.2.2. Tín dụng cho hộ nghèo của ngân hàng phục vụ người nghèo.

Ngày 31/8/1995 Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 525/TTg "về việc thành lập Ngân hàng phục vụ người nghèo". Theo đó ngày 11/9/1995 Ngân hàng phục vụ người nghèo được thành lập theo quyết định số 230/QĐ/NH5 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và được cấp giấy phép hoạt động từ ngày 12/12/1995. Ngân hàng phục vụ nghèo chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/1/1996.

Ngân hàng phục vụ người nghèo là một tổ chức tín dụng của Nhà nước hoạt động trên phạm vi cả nước, có chức năng huy động các nguồn vốn của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước, tiếp nhận các nguồn vốn tín dụng của Nhà nước đối với người nghèo và các nguồn vốn khác được Nhà nước cho phép để lập quỹ cho vay để thực hiện mục tiêu xố đói giảm nghèo.

Các nghiệp vụ của ngân hàng phục vụ người nghèo.

Tổ chức huy động vốn trong và ngoài nước của mọi tổ chức và tầng lớp dân cư bao gồm tiền gửi có kỳ hạn, khơng kỳ hạn.

Phát hành chứng chỉ nợ, vay chiết khấu và tái chiết khấu từ ngân hàng Nhà nước, vay các nguồn vốn khác trong và ngoài nước theo các dự án để cho vay người nghèo, vùng nghèo.

Tổ chức huy động vốn tiết kiệm trong cộng đồng người nghèo để giúp đỡ nhau trong sản xuất, trong việc sử dụng vốn vay và trả nợ ngân hàng.

Nhận làm dịch vụ uỷ thác cho vay từ các tổ chức quốc tế đối với người nghèo.

Được nhận các nguồn tài trợ khơng hồn lại từ các quốc gia, tổ chức quốc tế để bổ sung vốn cho vay vì mục tiêu xố đói giảm nghèo.

Cho vay ngắn hạn, trung hạn phục vụ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đối với người nghèo.

Đối tượng cho vay của ngân hàng phục vụ người nghèo: là các hộ nghèo có sức lao động, có điều kiện tổ chức sản xuất kinh doanh nhưng thiếu vốn sản xuất và có khả năng hoàn trả vốn (cả gốc và lãi) đúng thời hạn đã cam kết.

Ngân hàng phục vụ người nghèo cho hộ nghèo vay vốn theo chuẩn mực phân loại hộ nghèo, vùng nghèo do Bộ lao động thương binh và xã hội phối hợp với các bộ, ngành các cơ quan khác công bố theo từng thời kỳ.

Ban xố đói giảm nghèo ở xã, phường xem xét lựa chọn danh sách hộ nghèo thuộc diện được vay vốn.

Danh sách hộ nghèo có sự xác nhận của uỷ ban nhân dân phường, xã sở tại gửi đến chi nhánh ngân hàng phục vụ người nghèo tại huyện,

Chủ hộ là các đại diện hộ gia đình trong các giao dịch tín dụng với ngân hàng phục vụ người nghèo. Ngân hàng phục vụ người nghèo chỉ cho vay những hộ nghèo khơng có dư nợ vay các tổ chức tài chính, tín dụng khác.

Phương thức cho vay đối với hộ nghèo.

Ngân hàng phục vụ người nghèo tổ chức cho vay trực tiếp đến hộ nghèo. Ngân hàng phục vụ người nghèo phối hợp với các ngân hàng thương mại quốc doanh, tổ vay vốn trong cộng đồng người nghèo và các tổ chức khác, để huy động vốn và truyền tải vốn cho vay trực tiếp đến hộ nghèo.

Nguồn vốn hoạt động của ngân hàng phục vụ người nghèo bao gồm: vốn điều lệ, vốn huy động, vốn đi vay, vốn nhận uỷ thác, vốn khác.

Kết quả hoạt động của ngân hàng phục vụ người nghèo.

Sự ra đời của ngân hàng phục vụ người nghèo đáp ứng cấp thiết vấn đề giải quyết vốn cho người nghèo để thực hiện mục tiêu xố đói giảm nghèo ở nước ta. Do vậy nó tạo nên nhiều thuận lợi, được sự ủng hộ của các cấp, các ngành, các đoàn thể xã hội và cộng đồng người nghèo. Sau gần 5 năm hoạt động Ngân hàng phục vụ người nghèo đã có những đóng góp quan trọng trong cơng cuộc xố đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Kết quả đó thể hiện.

Biểu số 4: Nguồn vốn của ngân hàng phục vụ người nghèo đến ngày 31 /12 /2000

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu về nguồn vốn Số tiền huy động Nguồn vốn điều lệ 700

Nguồn vốn huy động trong cộng đồng dân cư thông qua các ngân hàng thương mại quốc doanh

2903

Nguồn vốn vay của ngân hàng nhà nước

900 Ngồn vốn nhận cho vay uỷ thác từ

ngân sách các tỉnh

338 Nguồn vốn vay từ nước ngoài 139 Nguồn vốn huy động trong cộng

đồng người nghèo

35 Tổng nguồn vốn 5015 Nguồn [11]

Qua bảng số 4 cho ta thấy, tính đến 31/12/2000, Ngân hàng phục vụ người nghèo đã huy động được tổng nguồn vốn là 5.015 tỷ đồng, so với nguồn vốn từ khi thành lập và chuyển giao từ quỹ cho vay ưu đãi hộ nghèo chuyển sang là 521 tỷ đồng thì nguồn vốn đã tăng lên 4494 tỷ đồng. Nguồn vốn được tăng trưởng đều đặn qua các năm: năm 1996 tăng 37,8% so với nguồn vốn nhận bàn giao ban đầu, năm 1997 tăng 19,5% năm 1998 tăng 46,2% năm 1999 tăng 19,4%, năm 2000 tăng 22,8% với

kết cấu nguồn chủ yếu là nguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại quốc doanh 2903 tỷ đồng chiếm 57,8% tổng nguồn vốn.

Vốn điều lệ là 700 tỷ đồng chiếm 14% tổng nguồn vốn.

Đã được ngân hàng Nhà nước áp dụng cơ chế cho vay đặc biệt theo chỉ định từ Chính phủ 900 tỷ đồng chiếm 17,9% tổng nguồn vốn trong đó cho vay trung hạn (thời hạn 5 năm) số tiền 600 tỷ đồng và cho vay ngắn hạn số tiền 300 tỷ đồng.

Được ngân sách các tỉnh trích nguồn vốn chuyển sang ngân hàng phục vụ người nghèo cho vay uỷ thác 338 tỷ đồng, chiếm 6,7% tổng nguồn vốn.

Ngân hàng đã vay nước ngoài 6,1 triệu USD (tương đương với 88 tỷ VNĐ), là khoản vay trong hiệp định vay 10 triệu USD của tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) mà Ngân hàng phục vụ người nghèo đã ký hiệp định vay vốn phụ với Bộ tài chính từ tháng 8/1999; nhận vốn vay tháng 9/2000; vốn dịch vụ từ các tổ chức quốc tế để thực hiện một số dự án là 51 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là dự án IFAD.

Huy động nguồn vốn từ cộng đồng người nghèo là 35 tỷ đồng. Số tiền này tuy nhỏ nhưng cũng đã tạo dựng được ý thức và thói quen tiết kiệm cho người nghèo.

Với tổng nguồn vốn nêu trên, ngân hàng phục vụ người nghèo đã thực hiện cung cấp tín dụng tới phần lớn các hộ nghèo có nhu cầu vay vốn trên phạm vi tồn quốc. Tính đến ngày 31/12/2000 đã có hơn 5 triệu lượt hộ nghèo nhận được vốn tín dụng từ ngân hàng phục vụ người nghèo với tổng số tiền là hơn 9.000 tỷ đồng. Với số vốn vay, hộ nghèo đã đầu tư vào sản xuất kinh doanh, chủ yếu là đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, thâm canh tăng vụ, mở rộng ngành nghề, cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập để trả nợ ngân hàng với doanh số thu nợ đạt 4400 tỷ đồng và đã có gần 500 ngàn hộ nghèo đã thoát nghèo. Như vậy cứ 6,6 hộ vay vốn của ngân hàng phục vụ người nghèo đã có một hộ thoát nghèo, qua số liệu báo cáo của từng chi nhánh cho thấy số hộ thoát nghèo ở miền núi cao hơn đồng bằng, cụ thể: ở miền núi cứ 6 hộ vay vốn có một hộ thốt nghèo và ở đồng bằng cứ 7,5 hộ vay vốn có một hộ thoát nghèo. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn 2,5 triệu hộ thuộc 208 ngàn tổ vay vốn còn dư nợ ngân hàng với số tiền 4704 tỷ đồng. Dư nợ bình quân mỗi hộ 1,88 triệu đồng.

Trong doanh số cho vay trên ngân hàng đã thực hiện cung cấp tín dụng tới tất cả những hộ nghèo ở vùng III, dư nự hộ nghèo ở khu vực III là 487 tỷ đồng với 280 ngàn hộ cịn dư nợ, trong đó cho vay hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa theo Quyết định 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ là 324 tỷ đồng với 183 ngàn hộ dư nợ.

Nhiều hộ nghèo là người dân tộc thiếu số cũng đã được vay vốn, vốn dư nợ là 733 tỷ đồng, chủ yếu là người dân tộc Tày, Nùng, Thái, Mường, Khơ Me, H'Mông...

Dư nợ cho vay chủ yếu là các hộ nghèo ở vùng nơng thơn, có đến 88% vốn vay đầu tư vào lĩnh vực trồng chọt, chăn nuôi; 2,4% là nông nghiệp; 3,2% là ngành nghề thủ công và buôn bán nhỏ; nghề khác là 6,4%.

Biểu số 5: Tốc độ tăng trưởng dư nợ theo vùng kinh tế tính đến ngày 31/12/2000.

Đơn vị tính: %

Vùng với 1996 1997 so với 1997 1998 so với 1998 1999 so với 1999 2000 so Bình quân 5 năm

Vùng Trung du miền núi phía Bắc 37 39 33 22 33,2 Vùng Đồng bằng Sông Hồng 46 62 25 21 38,5 Vùng khu 4 cũ 16 43 24 26 27,2 Vùng Duyên Hải miền

Trung 34 23 21 24 25,5 Vùng Tây Nguyên 14 17 16 8 13,7 Vùng Đông Nam Bộ 23 20 22 10 18,7 Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long 13 29 23 18 20,7 Cả nước 27 37 26 21 27,7 Nguồn [11]

Qua biểu số 5 ta thấy tốc độ tăng trưởng dư nợ bình qn chung của tồn quốc 5 năm qua là 27,7%. Như vậy có hai vùng tăng trưởng cao hơn bình quân trung của tồn quốc đó là: Vùng Đồng bằng Sông Hồng 38,5%, vùng Trung du miền núi phía Bắc 33,2%, trong đó vùng miền núi Trung du phía Bắc là vùng mặc dù có số hộ nghèo ở vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn chiếm tỷ trọng lớn nhất (trên 40% số hộ thuộc khu vực III của tồn quốc) nhưng có tốc độ tăng trưởng dư nợ bình qn 5 năm đứng thứ hai tồn quốc. Vùng có tốc độ tăng trưởng dư nợ thấp nhất là Tây Nguyên 13,7%. Điển hình một số chi nhánh có dư nợ lớn như Thanh Hoá 237 tỷ, Nghệ An 172 tỷ, Hà Tây 138 tỷ, Nam Định 130 tỷ, Bắc Giang 129 tỷ, Thừa Thiên Huế 122 tỷ, Phú Thọ 120 tỷ, Hà Tĩnh 111 tỷ. Một số chi nhánh có dư nợ thấp là Bình Dương 21 tỷ, TP Hồ Chí Minh 23 tỷ, Vĩnh Long 36 tỷ, Bình Định 38 tỷ, Cần Thơ 40 tỷ....

Đến 31/12/2000 dư nợ bình qn/hộ tồn quốc là 1,88 triệu đồng. Có bốn vùng dư nợ bình quân/ hộ lớn hơn dư nợ bình qn / hộ tồn quốc là Vùng Đồng bằng Nam Bộ 2,28 Triệu/hộ, Vùng duyên hải Miền Trung 2,09 triệu/hộ, Vùng Tây Nguyên 2,02 triệu/hộ, Vùng Trung du miền núi phía Bắc 1,99 triệu/hộ và các vùng cịn lại dư nợ bình qn /hộ thấp, vùng Đồng bằng Sông Cửu Long 1,72 triệu/ hộ, vùng khu IV cũ 1,72 triệu/hộ, vùng Đồng bằng Sông Hồng 1,76 triệu/ hộ. Chi nhánh có dư nợ bình quân /hộ lớn: Bình Phước 2,99 triệu/hộ, TP Hồ Chí Minh 2,48 Triệu /hộ, Yên Bái 2,47 triệu /hộ. Chi nhánh có dư nợ bình qn/hộ thấp là Sóc Trăng 1,31 triệu/hộ, Tuyên Quang 1,48 triệu/hộ, Thái Bình 1,51 triệu/ hộ.

Nhìn nhận lại kết quả của chương tình tín dụng xố đói giảm nghèo từ Ngân hàng phục vụ người nghèo, cơ thể đánh giá khái quát những mặt tích cực:

Một là: Ngân hàng phục vụ người nghèo được tổ chức và hoạt

động theo Quyết định 525/TTg của Thủ tướng Chính phủ thực thi một thể chế chính sách được nơng dân đồng tình hưởng ứng, thể hiện đường lối đúng đắn của Đảng, Chính phủ. Đây là giải pháp rất cụ thể, góp phần ổn định kinh tế xã hội, thực hiện mục tiêu xã hội công bằng văn minh.

Trong điều kiện hiện nay mơ hình được tổ chức và thiết lập bằng việc sử dụng hệ thống mạng lưới của các ngân hàng thương mại quốc doanh làm dịch vụ huy động vốn và cho vay đã tiết kiệm được chi phí xã hơị, tận dụng được nhân lực, công nghệ, tập trung được vốn, kỹ thuật... chuyển trực tiếp đến hộ nghèo người nghèo (không phải chi phí tuyển nhân lực, không tăng thêm các chi phí mua sắm, xây dựng cơ sở vật chất...). Do đó triển khai được nhanh trên phạm vi toàn quốc về hoạt động của Ngân hàng phục vụ người nghèo, có cơ chế quản lý, hạch tốn theo hệ thống riêng, thống nhất, phân định rõ nguồn vốn, sử dụng vốn của Ngân hàng phục vụ người nghèo.

Cũng với mơ hình đặc thù có Hội đồng quản trị và ban đại diện hội đồng quản trị các cấp đã tập hợp được sức mạnh tổng hợp của các ngành

Một phần của tài liệu Đề tài "Tạo lập và sử dụng vốn cho người nghèo, thực trạng - giải pháp" doc (Trang 27 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)