AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH NHÀ MÁY

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt khu dân cư 150000 dân (Trang 90 - 95)

- Diện tích ngang của vật liệu F:

AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH NHÀ MÁY

10.1. An toàn lao động

Việc đảm bảo an toàn lao động trong nhà máy là rất quan trọng. Do đặc thù của nhà máy xử lý rác, các chất độc phát sinh, các yếu tố gây bệnh từ rác thải có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của công nhân vì rác thải chưa được phân loại tại nguồn nên có nhiều phế thải có thể làm hư hại và làm giảm tuổi thọ của máy móc. Khi vấn đề an toàn lao động được kiểm soát chặt chẽ sẽ giúp nhanh chóng khắc phục được sự cố, đảm bảo sức khỏe cho công nhân, tránh hư hỏng máy móc thiết bị. Từ đó đảm bảo được quá trình sản xuất của nhà máy ổn định và đảm bảo được chất lượng sản phẩm. Do đó chúng ta cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề an toàn lao động trong nhà máy, phải có những quy định chặt chẽ về an toàn lao động và phổ biến rộng rãi những quy định về an toàn lao động trong nhà máy. An toàn lao động bao gồm:

- An toàn về người.

- An toàn về máy móc thiết bị.

- An toàn về nguyên vật liệu và sản phẩm.

10.1.1. Những nguyên nhân gây ra tai nạn

- Các thiết bị bảo hộ không đảm bảo yêu cầu

- Vận hành máy móc không đúng quy định, không nắm vững thao tác kỹ thuật. - Không thường xuyên kiểm tra máy móc thiết bị.

- Ý thức chấp hành kỷ luật của công nhân chưa cao. - Do thiếu các phương tiện bảo hộ lao động.

- Không có bảng hướng dẫn sử dụng máy móc thiết bị và các quy định về an toàn lao động.

10.1.2. Những biện pháp hạn chế và yêu cầu cụ thể về an toàn

Để hạn chế tai nạn lao động trong nhà máy, cần phải thực hiện đúng các yêu cầu sau:

- Đối với công nhân mới tuyển dụng, phải được đào tạo và hướng dẫn cụ thể tại nơi làm việc bởi cán bộ kỹ thuật, trong một thời gian nhất định.

- Bố trí vị trí làm việc hợp lý cho công nhân. - Kiểm tra máy móc thiết bị trước khi vận hành.

- Thường xuyên kiểm tra máy móc thiết bị trong khi vận hành để phát hiện kịp thời những hư hỏng.

- Phải có bảng hướng dẫn cụ thể về cách vận hành máy móc thiết bị, tại nơi đặt máy.

- Phải có các bảng hướng dẫn về an toàn lao động trong nhà máy, tại mỗi phân xưởng.

- Thường xuyên phổ biến kỹ thuật lao động trong nhà máy.

- Đưa ra những quy định cụ thể về an toàn lao động và phải thường xuyên kiểm tra việc thực hiện an toàn lao động trong nhà máy.

10.1.3. An toàn về điện

Để đảm bảo an toàn về điện, cần thực hiện những yêu cầu sau:

- Đường dây cao thế phải có khoảng cách an toàn và có hệ thống bảo vệ để tránh hiện tượng phóng tia lửa điện.

- Đường dây điện trong nhà máy phải bố trí hợp lý và phải bọc cách điện hoàn toàn.

- Các thiết bị an toàn điện như astomat, cầu chì, cầu dao phải được lắp đặt đầy đủ, thuận tiện cho sử dụng và sửa chữa.

- Phải thường xuyên kiểm tra an toàn hệ thống điện tại các phân xưởng sản xuất. - Khi có sự cố về điện cần báo cáo ngay cho tổ quản lý để sửa chữa.

- Công nhân không có trách nhiệm không được tự ý sử dụng hay sửa chữa hệ thống và thiết bị điện.

- Công nhân làm việc với hệ thống và thiết bị điện phải có bảo hộ lao động về an toàn điện.

- Công nhân trong nhà máy phải được phổ biến kiến thức về an toàn điện và sơ cứu người khi gặp tai nạn về điện.

- Khu vực máy biến áp và các khu vực nguy hiểm dễ xảy ra tai nạn cần có biển báo.

10.1.4. An toàn về thiết bị

Việc vận hành thiết bị đúng kỹ thuật là rất quan trọng, nhờ đó mà làm giảm được những hư hại và hao mòn không đáng có của thiết bị, tránh được những tai nạn đối với người lao động. Để đảm bảo an toàn thiết bị cần thực hiện những yêu cầu sau:

- Máy móc phải được sử dụng đúng chức năng, đúng nguyên tắc hoạt động. - Mỗi thiết bị máy móc cần có bảng hướng dẫn sử dụng.

- Phải kiểm tra máy móc thiết bị trước khi vận hành.

- Thường xuyên kiểm tra để phát hiện hư hỏng và sửa chữa kịp thời.

10.1.5. Chiếu sáng, thông gió

* Chiếu sáng:

Xây dựng nhà máy sao cho có thể tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên, nhờ việc bố trí hệ thống cửa hợp lý.

Hệ thống đèn chiếu sáng trong nhà máy phải bố trí hợp lý, đủ công suất chiếu sáng, nhằm đảm bảo đủ độ sáng trong phân xưởng.

* Thông gió:

Do đặc điểm riêng của nhà máy xử lý rác là rác thải tuy đã được xử lý sơ bộ nhưng vẫn có thể có mùi hôi khó chịu, do đó phân xưởng sản xuất cần có sự thông thoáng cao. Ngoài việc tận dụng không gian rộng của nhà máy và hệ thống thông gió tự nhiên, thì cần có quạt thông gió.

10.1.6. Phòng chống cháy nổ

Đối với nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt thì việc phòng chống cháy nổ là rất quan trọng, vì nguyên liệu sản xuất và sản phẩm đều rất dễ phát sinh cháy nổ. Để phòng chống cháy nổ cần thực hiện các yêu cầu sau:

- Theo dõi chặt chẽ tình hình môi trường không khí nơi sản xuất. - Kiểm tra thường xuyên động cơ, hệ thống điện trong nhà máy.

- Lắp đặt các hệ thống phòng chống cháy nổ tại phân xưởng đế xử lý kịp thời sự cố xảy ra.

- Công nhân không được hút thuốc trong nhà máy. - Những nơi dễ xảy ra cháy nổ cần có biển báo. - Tập huấn cho công nhân về phòng chống cháy nổ.

10.2. Vệ sinh nhà máy

Nguyên lệu sản suất là rác thải sinh hoạt chưa phân loại, do vậy trong rác có thể chứa những chất độc hại, những chất độc mới phát sinh trong quá trình xử lý và chứa các yếu tố gây bệnh. Cần phải phun hóa chất xử lý định kỳ tại phân xưởng sản xuất để đảm bảo sức khỏe cho công nhân làm việc trong phân xưởng.

Trong rác thải chưa phân loại có thể có chứa những chất gây ăn mòn thiết bị, do đó thiết bị cũng cần được vệ sinh định kỳ.

Cần trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà máy.

10.3. Xử lý nước thải

Do lượng nước thải của nhà máy không lớn, chủ yếu là nước thải sinh hoạt và nước thải không chứa các yếu tố độc hại cần phải xử lý riêng. Vì vậy, nước thải của nhà máy có thể thải trực tiếp vào hệ thống xử lý nước thải chung của thành phố.

KẾT LUẬN

Sau khi hoàn thành việc thiết kế nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt khu dân cư em thấy việc thiết kế một nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt cho một thành phố là cần thiết. Nó không những làm giảm thiểu được lượng rác thải, cải thiện môi trường mà còn cung cấp cho người dân một lượng đáng kể phân hữu cơ cải thiện đất, phát triển nông nghiệp.

Quá trình thực hiện việc thiết kế đã giúp em có nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý rác thải sinh hoạt, cũng như việc phân tích các đặc điểm và tính chất của rác thải sinh hoạt, các tập đoàn vi sinh vật có trong rác thải, cũng như các quá trình sinh học xảy ra trong quá trình ủ rác thải.

Trong quá trình thực hiện em đã tiếp xúc được nhiều công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt của một số nước và phân tích các ưu nhược điểm của từng công nghệ để chon ra công nghệ xử lý phù hợp với đặc điểm của rác thải cũng như điều kiện tự nhiên nơi dặt nhà máy.

Tuy nhiên vẫn còn nhiều thiếu xót trong việc thiết kế như việc lựa chọn thiết bị chưa tối ưu, chưa có những cải tiến công nghệ.

Với sự hướng dẫn tận tình của cô Đoàn Thị Hoài Nam cùng với sự góp ý của bạn bè em đã hoàn thành đồ án đúng thời hạn. Tuy đã rất cố gắng nhưng do hiểu biết về đề tài này còn hạn chế và kinh nghiệm thực tế chưa có, tài liệu tham khảo còn hạn chế do vậy không thể tránh khỏi những sai sót và nhiều vấn đề chưa hợp lý với thực tế, rất mong thầy cô và các bạn góp ý để đồ án được hoàn thiện hơn.

Đà Nẵng, ngày 15 tháng 5 năm 2009

Sinh viên thực hiện

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt khu dân cư 150000 dân (Trang 90 - 95)