2.1 .Cơ sở lý luận
2.4. Hiệu quả của sáng kiến
Qua q trình thực nghiệm, tơi đã sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học theo phương án trên vào dạy học bài 24 “Thực hành: Lên men êtilic và lactic – Sinh học 10”.
Tôi đã dạy song song cùng thời gian và chéo nhau với 2 loại giáo án ở 2 nhóm lớp có sĩ số và lực học tương đương (căn cứ kết quả học tập học kỳ I) - Giáo án thực nghiệm có sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học vào soạn bài và giảng dạy.
- Giáo án đối chứng không sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học mà sử dụng phương pháp thông thường.
Sau khi dạy xong bài một thời gian, để kiểm tra kiến thức, tôi tiến hành kiểm tra khả năng lĩnh hội kiến thức của HS bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm (qua đề kiểm tra 15 phút). Bước đầu thu được kết quả cụ thể như sau:
2.4.1. Kết quả định lượng
- Lớp đối chứng (ĐC) : 10A4, 10A8 - Lớp thực nghiệm (TN): 10A3, 10A7
Bảng 2: Bảng tần suất Lớp Lớp 10A4 ĐC 10A8 Lớp 10A7 TN 10A3 Lớp Lớp ĐC Lớp TN 16
Hình 2: Đồ thị thể hiện tương quan giữa điểm lớp ĐC và lớp TN
Qua kết quả trên, ta thấy rằng: ở 2 lớp thực nghiệm tỷ lệ đạt điểm khá giỏi đều cao hơn 2 lớp đối chứng. Ngược lại, tỷ lệ điểm trung bình và dưới trung bình của lớp đối chứng lại cao hơn. Điều đó phần nào cho thấy HS 2 lớp thực nghiệm tiếp thu kiến thức nhiều hơn và tốt hơn. Một trong những nguyên nhân đó là: Ở lớp thực nghiệm, HS hứng thú học tập, tích cực, chủ động thực hành theo nhiều hướng, tìm tịi để hình thành cơng thức tốt nhất, khơng những vậy các em còn phải tự giảng giải nội dung kiến thức mà mình nắm được làm cho khơng khí lớp học sơi nổi kích, thích sự sáng tạo, chủ động từ đó làm cho khả năng hiểu và nhớ bài của các em được tốt hơn, sâu hơn.
Còn ở lớp đối chứng, lớp học vẫn diễn ra nghiêm túc, HS vẫn chăm chú tiếp thu bài giảng, nhưng các em tiếp thu thụ động làm theo hướng dẫn của GV nên quá trình làm việc thường nghiêng về giáo viên.
2.4.2. Kết quả định tính
Qua q trình phân tích bài kiểm tra ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng và theo dõi trong suốt q trình giảng dạy, tơi có những nhận xét sau:
- Ở lớp đối chứng:
+ Phần lớn học sinh chỉ dừng lại ở mức độ nhớ và tái hiện kiến thức. Tính độc lập nhận thức khơng thể hiện rõ, cách trình bày rập khn trong SGK hoặc vở ghi của giáo viên.
+ Việc vận dụng trí thức đối với đa số các em cịn khó khăn, khả năng khái quát hóa và hệ thống hóa bài học chưa cao.
+ Giờ học trầm lắng, kém hứng thú, các em vẫn trả lời câu hỏi nhưng rụt rè chưa nhiệt tình, chưa mạnh dạn, chỉ vào kiến thức SGK để trả lời mà chưa có sự đầu tư thời gian để mở rộng thêm.
- Ở 2 lớp thực nghiệm:
+ Phần lớn học sinh hiểu bài tương đối chính xác và đầy đủ và độ bền kiến thức tốt hơn.
+ Biết cách phối hợp làm việc trong nhóm tốt, biết quản lí thời gian + Độc lập nhận thức, có khả năng trình bày vấn đề một cách chủ động theo quan điểm riêng từng nhóm, khơng theo nguyên mẫu SGK hoặc của GV. + Các em tham gia học tập với tinh thần say mê, hào hứng, khơng khí giờ học thoải mái.
+ Tuy nhiên, vẫn cịn một số ít học sinh chưa nắm vững nội dung bài học, khả năng phân tích, tổng hợp, khái qt hóa và vận dụng kiến thức chưa tốt, việc thảo luận cịn chiếu lệ, trình bày phần thi hời hợt.
2.4.3. Kết luận chung về thực nghiệm
Với kết quả thực nghiệm này, chúng tơi có thêm cơ sở thực tiễn để tin tưởng vào khả năng ứng dụng phương pháp nghiên cứu khoa học vào quá trình dạy học đặc biệt là các bài thực hành.
17
Qua thực nghiệm dạy học có sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học, tôi nhận thấy:
- Hứng thú học tập của học sinh cao hơn, hoạt động thảo luận sôi nổi hơn và hiệu quả cao hơn, kiến thức thu được của các em do có đầu tư nên sâu hơn, HS được “học đi đôi với hành”.
- Tăng cường thêm một số kỹ năng hoạt động học tập cho HS như quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng trình bày một vấn đề trước tập thể.
- Phát triển được năng lực của học sinh ở cả 2 nhóm: Năng lực chuyên biệt đó là Tri thức sinh học và năng lực nghiên cứu; Năng lực chung như: Làm việc nhóm, giao tiếp, làm chủ ngôn ngữ, tư duy lôgic, giải quyết vấn đề.
- Hoạt động của giáo viên nhẹ nhàng, thuận lợi hơn để có thể tập trung vào việc đưa HS vào trung tâm của hoạt động dạy học. Thông qua phương pháp dạy học có sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học, HS trong nhóm và giữa các nhóm phát biểu ý kiến, tranh luận, bổ sung cho nhau tạo khơng khí học tập rất tích cực, nâng cao hiệu quả tiếp thu, lĩnh hội tri thức của HS.
Mặc dù vậy, qua thời gian giảng dạy, tôi nhận thấy rằng, việc sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học vào dạy học Sinh học là điều rất cần thiết ở một số bài, góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy, tạo nên sự đa dạng trong phương pháp, đặc biệt là phát triển được năng lực của HS, đáp ứng được yêu cầu đổi mới về nội dung và phương pháp trong dạy học hiện nay.
3.Kết luận và kiến nghị: 3.1. Kết luận
Từ những kết quả nghiên cứu chúng tơi rút ra những kết luận chính sau: - Bước đầu hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học trong dạy học “Thực hành: Lên men êtilic và lactic- Sinh học 10”. Nhằm phát triển năng lực tư duy sáng tạo, tự chủ, tính tích cực, năng lực làm việc nhóm, năng lực thực hành của HS đây là những năng lực chung trong hệ thống năng lực cần phát triển cho HS khi đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực của người học.
- Hệ thống, phân tích được khái niệm, vai trị, ưu nhược điểm và một số lưu ý khi sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học trong tổ chức dạy học bài 24 “Thực hành: Lên men êtilic và lactic”.
- Có thể xây dựng thiết kế quy trình và sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học cho nhiều bài khác nhau trong chương trình Sinh học 10 nói riêng và chương trình Sinh học THPT nói chung.
3.2. Kiến nghị
Qua nghiên cứu đề tài này, chúng tôi rút ra một số kiến nghị sau:
- Cần nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học trong dạy học đặc biệt các bài thực hành.
18
- Do trình độ HS nơi nghiên cứu đề tài thấp nên hiệu quả cịn hạn chế vì vậy cần nghiên cứu thêm ở những nơi có trình độ HS khá, giỏi để so sánh hiệu quả chính xác hơn.
- Khi sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học cần trong thực hành cần trang bị tốt các thiết bị thí nghiệm, phịng thí nghiệm để học sinh có điều kiện tốt cho tập dượt nghiên cứu khoa học.
- Để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học trong dạy học Sinh học 10, địi hỏi giáo viên phải có sự đầu tư thiết kế, chuẩn bị thực hành trước khi lên lớp để tạo cho HS hứng thú và học tập tốt hơn. - Do thời gian có hạn nên tơi mới đi sâu thiết kế, sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học vào một số bài học và mới chỉ tiến hành thực nghiệm (có đối chứng, có kiểm nghiệm) ở một bài. Vì vậy, có thể nghiên cứu áp dụng kỹ thuật này vào dạy học ở nhiều bài học khác trong chương trình sinh học THPT.
Do khả năng và thời gian có hạn nên kết quả nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở những kết luận ban đầu và nhiều vấn đề chưa đi sâu. Vì vậy khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, do đó tơi kính mong nhận được sự góp ý của quý vị để đề tài dần hoàn thiện hơn.
XÁC NHẬN Thanh Hóa, ngày 15 tháng 5 năm 2021
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, khơng sao chép nội dung của người khác.
Người viết:
Nguyễn Thị Lương
19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Sách giáo khoa Sinh học 10 cơ bản - Nguyễn Thành Đạt (chủ biên) - Nhà xuất bản giáo dục – năm 2006.
[2]. Sách bài tập Sinh học 10 – Ngô Văn Hưng, Trần Văn Kiên – Nhà xuất bản giáo dục - 2007
[3]. Tham khảo một số tài liệu trên mạng internet về phương pháp nghiên cứu khoa học- Nguồn: Tailieu: text.123doc.org
- Nguồn: http://tailieu.vn
[4]. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức và chuẩn kĩ năng Sinh học 10 - Ngô Văn Hưng (chủ biên) - Nhà xuất bản giáo dục - 2009.
[5]. Tài liệu Module 2 “Sử dụng phương pháp dạy học, giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực HS THPT” – Bộ Giáo dục và Đào tạo
[6]. Tài liệu tập huấn: Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh năm 2014 của Bộ Giáo dục và đào tạo
[7]. Tài liệu tập huấn: Bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông về dạy học tích cực năm 2018 của Bộ Giáo dục và đào tạo
DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN
XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: NGUYỄN THỊ LƯƠNG Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên
TT Tên đề tài SKKN
“Xây dựng và sử dụng sơ đồ
1. trong dạy học Sinh học”(Chương III và IV của môn Sinh học lớp 11 chương trình chuẩn)
2.
“Xây dựng giáo án ngoại khóa bảo vệ mơi trường”
“Làm tăng hứng thú học sinh
3. bằng sử dụng ca dao, tục ngữ,
thành ngữ trong dạy Sinh học THPT”
PHỤ LỤC ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP Phiếu học tập số 1- Sản phẩm tổ 1,2,3 Bước 2: Làm sữa chua Cơng thức 1: (1 hộp sữa bị cho 2 hộp nước sôi, 1 hộp nước lạnh), 1 hộp sữa chua. Công thức 2: (2 phần sữa tươi vừa thanh trùng, 1 phần sữa tươi để mát) và cho thêm ít đường, 1 hộp sữa chua. Bước 2: Muối dưa cải Công thức 1: rau cải, hành lá, nước muối 5-6%,
Công thức 2: rau cải, hành lá, nước muối 5-6%, thêm 2% đường Công thức 3:
rau cải, hành lá, nước muối 5-6%, thêm nước muối dưa chua Bước 2: Muối cà Công thức 1: quả cà, thêm tỏi, riềng, nước muối 5- 6%, Công thức 2: quả cà, thêm tỏi, riềng, nước muối 5- 6%, và 2% đường Công thức 3: quả cà, thêm tỏi, riềng, nước muối 5- 6%; thêm nước muối cà chua