KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) sử dụng altat địa lí việt nam trong dạy học chủ đề đất nước nhiều đồi núi địa lí 12 theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh (Trang 25 - 30)

18

3.1. Kết luận

Đặc trưng cơ bản của bộ môn địa lí là q trình dạy và học ln gắn với việc khai thác có hiệu quả các loại bản đồ. Đặc biệt đối với phần địa lí lớp 12, việc học tập và giảng dạy địa lí được hổ trợ bởi hệ thống bản đồ rất đa dạng trong tập Atlat ĐLVN. Đó là cuốn sách giáo khoa thứ hai, khai thác Atlat không chỉ hiểu được kiến thức mà cịn là hình ảnh trực quan giúp GVvà HS trong giảng dạy và học tập rất hiệu quả. Mặt khác trong các kỳ thi trung học phổ thông quốc gia hiện nay, Atlat là phương tiện quang trọng để HS có thể trả lời các câu hỏi trắc nghiệm chính xác nhất.

Trong xu thế đổi mới dạy học theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh, bộ việc sử dụng Atlat ĐLVN trong xây dựng các chủ đề dạy học có ý nghĩa rất quan trọng. Nếu giáo viên biết khai thác, biết sử dụng Atlat ĐLVN một cách hiệu quả sẽ là yếu tố quyết định đến chất lượng bài dạy, có vai trị chủ yếu trong việc hình thành những năng lực và phẩm chất cần thiết cho học sinh, đặc biệt là các năng lực địa lí quan trọng.

Đối với HS nói chung và HS khối 12 nói riêng, kĩ năng sử dụng bản đồ địa lí là một kĩ năng khơng thể thiếu trong q trình học tập mơn địa lí và đời sống thường ngày. Từ thực tiễn việc áp dụng sáng kiến trong giảng dạy, tôi đã thu được những kết quả tích cực. Đối với các lớp được thực nghiệm, các em đã hình thành cho mình các năng lực và phẩm chất cơ bản, từ đó mà các em tự tin hơn, chủ động hơn trong việc lĩnh hội kiến thức và thực hiện các nhiệm vụ học tập khác. Trên cơ sở đó cũng trang bị cho các em những năng lực, phẩm chất cơ bản của người công dân trước khi rời mái trường trung học phổ thông.

Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu áp dụng trong xây dựng kế hoạch bài dạy cho chủ đề “Đất nước nhiều đồi núi” trong chương trình địa lí 12 THPT, vì vậy chưa đánh giá hết được tính khả thi khi áp dụng vào các phần khác trong chương trình.

Qua việc thực hiện đề tài số lượng HS hứng thú, tích cực học tập và kết quả kiểm tra năng lực được nâng cao rõ rệt. Vì vậy, cần phải xây dựng phương án dạy học cụ thể ở mỗi chủ đề, mỗi bộ môn để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển tồn diện HS đáp ứng được nhu cầu nhân lực của thời đại công nghiệp 4.0 hiện nay. Với hiệu quả đã đạt được của đề tài, trong những năm sắp tới, tôi sẽ tiếp tục áp dụng phổ biến và mở rộng để xây dựng các chủ đề khác trong chương trình Địa lí 12.

3.2. Kiến nghị

- Đối với giáo viên giảng dạy địa lí cần dành nhiều thời gian nghiên cứu về cách thức tổ chức các hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh. Việc nắm vững kiến thức sẽ góp phần quan trọng trong việc xây dựng các chủ đề để thực hiện trên lớp có hiệu quả.

- Đối với tổ chuyên môn: Tổ chức triển khai và quán triệt việc chủ động xây dựng các chủ đề dạy học theo phát triển năng lực và phẩm chất học sinh đến toàn bộ các thành viên trong tổ để đạt được kết quả cao hơn.

19

- Đối với Sở GD&ĐT cần tha mưu và đóng góp ý kiến để Bộ GD&ĐT xây dựng những tài liệu chi tiết hơn, cụ thể hơn cho mỗi môn học để đảm bảo sự thống nhất, sự đồng bộ trong việc xây dựng các chủ đề học tập gắn với việc hình thành năng lực và phẩm chất học sinh được nâng cao.

Đây là sáng kiến của bản thân, trong quá trình nghiên cứu và trình bày sáng kiến của mình tác giả khơng tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp, của ban giám khảo để đề tài được hồn thiện hơn.

Tơi xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA Thanh Hóa, ngày 10 tháng 5 năm 2021

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Tôi xin cam đoan đây là SKKN của

mình viết, khơng sao chép nội dung của người khác.

Phạm Văn Sáng

20

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực người học ở trường phổ thơng, Lê Đình Trung- Phan Thị Thanh Hội, NXB Đại học sư phạm, 2020.

2. Tài liệu tham khảo trong các module bồi dưỡng thường xuyên của Bộ GD&ĐT.

3. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng mơn Địa lí lớp 12, Phạm Thị Sen, NXB GD, 2010.

4. Tài liệu tập huấn giáo viên: Dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thơng mơn Địa lí.

5. Sách giáo khoa Địa lí 12, Lê Thơng, NXB GD, 2010. 6. Atlat Địa lí Việt Nam, NXB GD, 2018.

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) sử dụng altat địa lí việt nam trong dạy học chủ đề đất nước nhiều đồi núi địa lí 12 theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh (Trang 25 - 30)