Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, đối vớ

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) nâng cao năng lực đọc hiểu của học sinh thông qua việc đổi mới kĩ thuật đặt câu hỏi trong các giờ dạy học tác phẩm văn chương (Trang 25 - 28)

2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, đối vớ

với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường

2.4.1. Đối với giáo viên

Sau khi áp dụng việc đổi mới kĩ thuật đặt câu hỏi trong giờ dạy học tác phẩm văn chương, người viết nhận thấy các giờ học thành công hơn. Việc tổ chức hoạt động học tập trở nên khoa học hơn. Các hoạt dộng dạy học trở nên lôi cuốn, hấp dẫn học sinh hơn. Khi giáo viên giao nhiệm vụ học tập, học sinh hào hứng đón nhận và hợp tác. Các em tỏ ra hứng thú với các nhiệm vụ của mình. Từ đó đối thoại giữa giáo viên và học sinh khơng cịn một chiều mà đã có sự tương tác tốt…Bên cạnh đó, người viết nhận thấy, mình cũng thêm hướng thú sau mỗi hoạt động dạy học, bớt đi sự mệt mỏi, chán nản vì những giờ học độc thoại một chiều như trước đây. Tình yêu nghề và trách nhiệm trước học sinh vì thế cũng được bồi đắp thêm.

2.4.2. Đối với học sinh a, Đánh giá định tính

-Khi cịn sử dụng kĩ thuật đặt câu hỏi theo kiểu truyền thống, đa số học sinh đều

thụ động trong việc lĩnh hội kiến thức. Ở những lớp khơng có nhân tố tích cực, các em rất nhiều em chống chế việc chuẩn bị bài mới bằng cách chép lại phần trả lời theo sách để học tốt, mà không đọc văn bản nên thường không chủ động suy nghĩ và tìm hiểu văn bản. Ở những lớp có nhân tố tích cự thì khi giáo viên đặt câu hỏi, học sinh sẽ trả lời bằng cách nhìn vào vở soạn đã chép để đọc lại…

- Sau khi áp dụng việc đổi mới kĩ thuật đặt câu hỏi:

+Học sinh hứng thú hơn, tích cực phát biểu hơn, kể cả những học sinh trước đó

rất trầm, ít nói. Giờ học sôi nổi, hứng thú theo hướng đối thoại.

+Học sinh nhớ bài lâu hơn bởi đó là khám phá, phát hiện của chính các em. Có

những ý kiến rất sáng tạo, độc đáo. Từ đó, giờ văn khơng cịn nặng nề, mệt mỏi và nhàm chán. Kết quả học tập của học sinh dần tiến bộ.

+Các bài kiểm của các em không cịn lệ thuộc các tài liệu tham khảo, tình trạng

chép bài, làm việc chống đối giảm dần. Đặc biệt điểm kiểm tra miệng trên lớp của các em đều khá cao. Đây thực sự là điều khiến người viết cảm thấy rất vui mừng.

b, Đánh giá định định lượng

+ Ví dụ: Sau bài học về tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao.

* Giáo viên đã làm một thăm dò nhanh để khảo sát độ hứng thú với giờ học của

học sinh.

*Đồng thời khảo sát độ hiểu bài của học qua bài kiển tra thường xuyên số 3.

*Trong đó, lớp thực nghiệm là 11B11, lớp đối chứng là lớp 11B8. Kết quả như sau:

18

Mức độ Đối tượng Nhóm nghiệm(11B11) Nhóm chứng(11B8)

Bảng 2: Mức độ hiểu bài (Qua bài kiểm tra thường xuyên số 3 – học kì 1)

Mức độ Đối tượng Nhóm thực nghiệm (11B11- 38 hs) Nhóm đối (11B8 - 41 hs)

Bảng 3: Kết quả điều tra chất lượng học sinh trước khi thực nghiệm ở 2 lớp

Lớp

10B8: Sĩ số 41 10B11:Sĩ số: 38

Bảng 4: Kết quả thống kê chất lượng học sinh sau khi thực nghiệm (điểm tổng kết môn Ngữ văn năm học 2020-2021)

Lớp

11B8: Sĩ số 41 11B11: Sĩ số: 38

3.Kết luận, kiến nghị 3.1. Kết luận

Trong khi dạy học và áp dụng đề tài, người viết nhận thấy tình trạng học sinh không hứng thú với môn văn đang diễn ra rất phổ biến, có rất nhiều ngun nhân nhưng khơng phải là không thể khắc phục. Đặc biệt người giáo viên phải không được bi quan, buông xuôi mà phải tin tưởng vào học sinh của mình.

Hệ thống câu hỏi là vấn đề phức tạp và tùy theo thực tiễn, giáo viên phải căn cứ vào từng lớp học, tùy từng đối tượng học sinh để thay đổi cho phù hợp. Giáo viên nên có những hình thức khuyến khích các em. Cho điểm thưởng, cộng điểm vào các bài kiểm tra với những câu hỏi khó, mang tính sáng tạo. Một lưu ý nữa là giáo viên phải khéo léo khi điều khiển thảo luận, tránh tình trạng lan man hoặc tranh cãi căng thẳng. Sau mỗi câu hỏi đã có câu trả lời, giáo viên chốt lại để học sinh đễ nắm bài, nhưng không áp đặt theo ý kiến chủ quan của cá nhân.

Đề tài chỉ là một cố gắng nhỏ bé của người viết với mong muốn góp phần làm cho cơng việc dạy học văn trong nhà trường phổ thông trở nên thú vị hơn. Tất nhiên đây là một công việc vô cùng phức tạp và khó khăn. Hệ thống câu hỏi cũng là một vấn đề lớn cần được nghiên cứu và chú ý nhiều hơn.

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) nâng cao năng lực đọc hiểu của học sinh thông qua việc đổi mới kĩ thuật đặt câu hỏi trong các giờ dạy học tác phẩm văn chương (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(32 trang)
w